BỘ
NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
01/2007/TTLT-BNV-BTC
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2007
|
THÔNG
TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC, VIÊN CHỨC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định
số 162/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về chế độ tiền lương,
chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán Nhà nước và chế
độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số
162/2006/NĐ-CP), Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ tiền
lương đối với cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán Nhà nước như sau:
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
Thông tư này hướng dẫn việc thực
hiện chế độ tiền lương gồm: áp dụng mức lương tối thiểu chung, chuyển xếp
lương, phụ cấp chức vụ, nâng bậc lương, các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ,
công chức, viên chức Kiểm toán Nhà nước quy định tại Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11
ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương và
phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước; bảng lương, phụ cấp,
trang phục đối với cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước; chế độ ưu tiên đối với
kiểm toán viên nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị quyết số
1003/2006/NQ-UBTVQH11); Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng
vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) và Nghị định số
162/2006/NĐ-CP.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Các chức danh lãnh
đạo Kiểm toán Nhà nước và các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Kiểm toán
nhà nước quy định tại Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11, gồm:
1.1. Tổng Kiểm toán
Nhà nước;
1.2. Phó Tổng Kiểm
toán Nhà nước;
1.3. Công chức giữ chức
vụ lãnh đạo cấp Vụ, cấp phòng của Kiểm toán Nhà nước, gồm:
a. Vụ trưởng, kiểm toán trưởng
và tương đương;
b. Phó Vụ trưởng, phó kiểm toán
trưởng và tương đương;
c. Trưởng phòng và tương đương;
d. Phó trưởng phòng và tương
đương;
1.4. Kiểm toán viên
nhà nước, gồm:
a. Kiểm toán viên cao cấp (mã số
06.041);
b. Kiểm toán viên chính (mã số
06.042);
c. Kiểm toán viên (mã số
06.043);
d. Kiểm toán viên dự bị: Chức
danh Kiểm toán viên dự bị là ngạch công chức mới bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Kiểm toán Nhà nước, được ghi theo
mã số bổ sung là 06.233.
1.5. Công chức thuộc
Kiểm toán Nhà nước xếp lương theo bảng các nhóm chức danh (loại A1, loại A2 và
loại A3) ban hành kèm theo Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11.
2. Cán bộ, công chức,
viên chức ngoài quy định tại khoản 1 mục II này trong biên chế trả lương (bao gồm
cả viên chức các đơn vị sự nghiệp) thuộc Kiểm toán Nhà nước.
III. THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG
1. Áp dụng mức lương tối
thiểu chung:
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc
Kiểm toán Nhà nước quy định tại mục II Thông tư này được áp dụng các quy định về
mức lương tối thiểu chung từng thời kỳ theo Nghị định của Chính phủ và các
Thông tư hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
2. Xếp lương, phụ cấp
chức vụ lãnh đạo, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung:
2.1. Nguyên tắc xếp
lương:
a. Cán bộ, công chức, viên chức
thuộc Kiểm toán Nhà nước quy định tại mục II Thông tư này thực hiện nguyên tắc
xếp lương theo quy định tại mục II Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10 tháng 8
năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức,
viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực
lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước làm việc trong các cơ quan nhà nước
và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (sau đây viết tắt là Thông tư số
79/2005/TT-BNV).
b. Công chức (bao gồm cả chức
danh Phó Tổng kiểm toán Nhà nước) được bổ nhiệm vào ngạch kiểm toán viên nhà nước
thì được xếp lương theo ngạch kiểm toán viên nhà nước tương ứng với mã số ngạch
quy định tại khoản 1.4 mục II Thông tư này, trong đó ngạch kiểm toán viên dự bị
(mã số 06.233) được xếp lương theo công chức loại A1. Khi thôi làm nhiệm vụ kiểm
toán để làm công việc khác theo quyết định của cơ uan có thẩm quyền thì phải
chuyển xếp lại ngạch theo hướng dẫn tại khoản 5 mục III Thông tư số
79/2005/TT-BNV.
2.2. Thực hiện xếp
lương, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt
khung:
a. Tổng Kiểm toán Nhà nước thực
hiện xếp lương theo nhiệm kỳ, bậc 1 hệ số lương 9,70 và bậc 2 hệ số lương 10,30
quy định tại bảng lương Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết số
1003/2006/NQ-UBTVQH11. Việc xếp bậc lương đối với chức danh Tổng Kiểm toán nhà
nước hoặc khi thôi giữ chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước do cấp có thẩm quyền
quản lý chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định.
b. Phó Tổng kiểm toán Nhà nước
thực hiện xếp lương, nâng bậc lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu
có) theo ngạch, bậc công chức (loại A3) và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hệ số
1,30.
Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch
kiểm toán viên cao cấp thì xếp lương vào ngạch kiểm toán viên cao cấp (mã số
06.041). Trường hợp chưa được bổ nhiệm vào ngạch kiểm toán viên cao cấp thì xếp
lương vào ngạch chuyên viên cao cấp (mã số 01.001).
c. Cán bộ, công chức, viên chức
thuộc Kiểm toán Nhà nước ngoài quy định tại điểm a và điểm b khoản 2.2 này thực
hiện xếp lương, nâng bậc lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) theo
ngạch, bạc công chức, viên chức được bổ nhiệm. Trường hợp được bổ nhiệm chức vụ
lãnh đạo thì được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:
STT
|
Chức
danh
|
Hệ
số phụ cấp chức vụ lãnh đạo
|
1
|
Vụ trưởng, Kiểm toán trưởng và
tương đương
|
1,00
|
2
|
Phó Vụ trưởng, Phó kiểm toán
trưởng và tương đương
|
0,80
|
3
|
Trưởng phòng và tương đương
|
0,60
|
4
|
Phó trưởng phòng và tương
đương
|
0,40
|
Chức danh lãnh đạo tương đương
quy định tại điểm c này là chức danh lãnh đạo ở cùng cấp tổ chức do cùng cấp có
thẩm quyền ký quyết định bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
d. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối
với các chức danh lãnh đạo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2.2 này thực hiện
theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ
Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công
chức, viên chức và Thông tư số 83/2005/TT-BNV ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ Nội
vụ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương và các chế độ phụ cấp lương
đối với cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Thông tư số
83/2005/TT-BNV).
đ. Chế độ nâng bậc lương thường
xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, phụ cấp thâm niên vượt khung đối với các
đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2.2 này thực hiện theo hướng dẫn
tại các Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn
đối với cán bộ, công chức, viên chức; Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05 tháng
01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt
khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và Thông tư số 83/2005/TT-BNV.
2.3. Chuyển xếp lương
khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác vào làm việc tại
Kiểm toán Nhà nước:
a. Cán bộ, công chức, viên chức
thuộc Kiểm toán Nhà nước khi được nâng ngạch, chuyển ngạch theo quyết định của
cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện chuyển xếp ngạch, bậc lương theo hướng dẫn
tại khoản 4 và khoản 5 mục III Thông tư số 79/2005/TT-BNV.
b. Các trường hợp được tiếp nhận,
tuyển dụng, điều động, luân chuyển (sau đây gọi chung là chuyển công tác) vào
làm nghiệp vụ kiểm toán thuộc Kiểm toán Nhà nước thì thực hiện xếp lương như
sau:
Nếu đủ điều kiện và được cấp có
thẩm quyền bổ nhiệm vào các ngạch kiểm toán viên nhà nước thì thực hiện việc xếp
lương vào ngạch kiểm toán viên tương ứng với mã số ngạch quy định tại khoản 1.4
Mục II Thông tư này. Bậc và hệ số lương của các ngạch kiểm toán viên nhà nước
được xếp căn cứ vào công việc và hệ số lương hiện giữ (kể cả phụ cấp thâm niên
vượt khung, nếu có) của cán bộ, công chức, viên chức trước khi thay đổi công việc
để chuyển xếp vào các ngạch kiểm toán viên nhà nước được bổ nhiệm theo hướng dẫn
tại các khoản 6, 7, 8, 9 và 10 mục III Thông tư số
79/2005/TT-BNV.
Nếu chưa được cấp có thẩm quyền
bổ nhiệm vào các ngạch kiểm toán viên nhà nước thì thực hiện việc xếp lương vào
ngạch công chức hành chính theo hướng dẫn tại các khoản 6, 7, 8,
9 và 10 mục III Thông tư số 79/2005/TT-BNV. Khi đủ điều kiện để bổ nhiệm
vào ngạch kiểm toán viên nhà nước thì thực hiện chuyển ngạch theo hướng dẫn tại
khoản 5 mục III Thông tư số 79/2005/TT-BNV.
Việc bổ nhiệm vào các ngạch kiểm
toán viên nhà nước đối với các trường hợp quy định tại điểm b này thực hiện
theo quy định tại Điều 28 Luật Kiểm toán Nhà nước.
3. Chế độ phụ cấp ưu
đãi theo nghề từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 đối với kiểm toán viên nhà nước gồm
3 mức: 15%, 20% và 25% được tính trên mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ
lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), thực hiện như sau:
3.1. Đối tượng và mức hưởng
phụ cấp ưu đãi theo nghề:
STT
|
Đối
tượng hưởng
|
Mức
phụ cấp ưu đãi theo nghề
|
1
|
Tổng Kiểm toán Nhà nước, Phó Tổng
Kiểm toán Nhà nước và kiểm toán viên cao cấp
|
15%
|
2
|
Kiểm toán viên chính
|
20%
|
3
|
Kiểm toán viên, kiểm toán viên
dự bị
|
25%
|
3.2. Đối tượng quy định
tại khoản 3.1 nêu trên không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề trong các trường
hợp sau:
a. Miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc,
nghỉ việc hoặc được thuyên chuyển, điều động sang cơ quan khác không thuộc cơ
quan Kiểm toán Nhà nước;
b. Thời gian đi công tác, làm việc,
học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản
4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
c. Thời gian đi học tập trung
trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;
d. Thời gian nghị việc riêng
không hưởng lương từ 01 tháng liên tục trở lên;
đ. Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản
vượt quá thời hạn theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội;
e. Thời gian bị đình chỉ công
tác.
3.3. Trường hợp được bổ
nhiệm vào ngạch kiểm toán viên cao hơn (nâng ngạch) mà tổng mức tiền lương cộng
phụ cấp ưu đãi theo nghề ở ngạch mới được bổ nhiệm thấp hơn tổng mức tiền lương
cộng phụ cấp ưu đãi theo nghề đã hưởng ở ngạch cũ thì được bảo lưu phần chênh lệch
giữa tổng mức tiền lương cộng phụ cấp ưu đãi theo nghề đã hưởng ở ngạch cũ so với
tổng mức tiền lương cộng phụ cấp ưu đãi theo nghề ở ngạch mới cho đến khi được
nâng bậc lương liền kề ở ngạch bổ nhiệm hoặc được hưởng phụ cấp thâm niên vượt
khung.
3.4. Kinh phí để thực
hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với kiểm toán viên nhà nước được bố
trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Kiểm toán Nhà nước.
4. Ngoài các chế độ
quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Mục III này, tùy từng đối tượng cụ thể,
cán bộ, công chức, viên chức thuộc Kiểm toán Nhà nước còn được áp dụng các quy
định về chế độ phụ cấp lương, chế độ trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập
tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn của cơ quan có thẩm
quyền.
IV. HIỆU LỰC THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu
lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Chế độ tiền lương đối
với cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ
ngày Nghị định số 162/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Nội vụ để phối hợp với Bộ Tài chính nghiên
cứu, giải quyết.
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Tá
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Tuấn
|