Thông tư liên bộ 44/TT/LB/TL nă, 1987 về cấp phát, quản lý và sử dụng các khoản kinh phí chi đột xuất cho phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt do Bộ Thuỷ lợi - Bộ tài chính ban hành

Số hiệu 44-TT/LB/TC/TL
Ngày ban hành 16/09/1987
Ngày có hiệu lực 16/09/1987
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính,Bộ Thuỷ lợi
Người ký Hồ Tế,Trần Nhơn
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ THUỶ LỢI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 44-TT/LB/TC/TL

Hà Nội , ngày 16 tháng 9 năm 1987

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ THUỶ LỢI - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 44-TT/LB/TC/TL NGÀY 16-9-1987 QUY ĐỊNH VIỆC CẤP PHÁT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN KINH PHÍ CHI ĐỘT XUẤT CHO PHÒNG, CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BÃO, LỤT

Để sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả khoản kinh phí phát sinh đột xuất trong việc phòng chống và khắc phục hậu quả do bão lụt gây ra nhằm nhanh chóng ổn định đời sống của nhân dân và hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong vùng bị bão lụt tàn phá, liên Bộ Tài chính - Thuỷ lợi quy định việc cấp phát, quản lý và sử dụng khoản kinh phí này như sau:

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

. Phòng chóng lụt bão và khắc phục hậu quả bão lụt là nhiệm vụ thường xuyên của mọi ngành, mọi cấp, kể cả các địa phương không có đê. Hàng năm các cơ quan, đơn vị phải dành một phần trong số kinh phí đã được cấp phát hoặc từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, từ vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản, từ quỹ thuỷ nông tỉnh, từ quỹ dự phòng của các xí nghiệp thuỷ nông..., để chủ động chi cho việc phòng chống lụt bão và khắc phục hậu quả khi có bão lụt xảy ra. Việc huy động vật tư và nhân lực để phòng chống bão, ứng cứu đê điều cũng phải dựa vào lực lượng tại chỗ, sẵn có của các cơ quan, đơn vị và nhân dân là chính. Trường hợp bão lụt xảy ra nghiêm trọng mà yêu cầu kinh phí phòng chống và khắc phục hậu quả vượt quá khả năng của đơn vị, ngân sách Nhà nước sẽ trợ giúp một phần để tạm thời ổn định đời sống của nhân dân và hoạt động của cơ quan đơn vị.

2. Kinh phí chi đột xuất cho phòng chống và khắc phục hậu quả bão lụt do ngân sách Nhà nước cấp phát phải sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và các quy định trong thông tư này.

3. Các khoản tiền hay hiện vật ủng hộ, viện trợ của các ngành, các địa phương, các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước, đều phải được tập trung quản lý thống nhất qua hệ thống ngân sách Nhà nước.

II. NỘI DUNG CHI CHO PHÒNG CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BÃO LỤT

1. Chi xử lý đột xuất các sự cố về đê, kè, cống (sau đây gọi chung là đê) dùng cho việc đối phó với lũ bão như mua bao tải, rọ thép, vật tư các loại... để chống tràn đê, hàn khẩu đê vỡ, xử lý các hố sùi, sạt lở đê...

2. Chi trợ giúp đồng bào vùng có phân lũ.

3. Chi cứu tế xã hội như trợ cấp chôn cất người chết, cứu chữa người bị nạn, thuốc phòng dịch, vệ sinh môi trường... ở những vùng bị bão lụt tàn phá nghiêm trọng.

4. Chi tu sửa tài sản cố định, nhà cửa kho tàng, công trình và xử lý các tổn thất ở các đơn vị, cơ quan Nhà nước.

III. CẤP PHÁT VÀ QUẢN LÝ KINH PHÍ

1. Nguồn kinh phí:

a) Ngân sách Nhà nước (Trung ương và địa phương) cấp phát để chi cho các trường hợp:

- Xử lý các sự cố đê điều.

- Trợ giúp đồng bào trong vùng có phân lũ theo Chỉ thị số 139-CT ngày 14-8-1973 của Hội đồng Chính phủ.

- Cứu tế xã hội ở vùng bão lụt tàn phá nghiêm trọng.

- Khắc phục hậu quả bão, lụt ở các đơn vị hành chính sự nghiệp chưa hạch toán kinh tế.

- Khắc phục hậu quả bão lụt ở các công trình thuỷ nông khi đã sử dụng hết quỹ dự phòng ở các xí nghiệp thuỷ nông và quỹ thuỷ nông tỉnh mà chưa đủ.

Việc phân biệt nguồn kinh phí giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương căn cứ theo chế độ phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

Cơ quan tài chính các cấp cần dành một tỷ lệ ngân sách thích đáng để dự phòng chi cho việc phòng chống lụt bão. Trường hợp thiên tai xảy ra nghiêm trọng mà quỹ dự phòng ở các địa phương không đủ chi, thì ngân sách Trung ương sẽ xem xét và hỗ trợ thêm.

b) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi để khắc phục hậu quả đối với các công trình xây dựng cơ bản chưa bàn giao.

c) Quỹ dự phòng của các xí nghiệp thuỷ nông và quỹ thuỷ nông tỉnh để khắc phục hậu quả bão lụt ở các công trình thuỷ nông.

đ) Kinh phí khắc phục và xử lý hậu quả bão lụt ở các đơn vị hạch toán kinh tế (theo quy định tại công văn số 217-TC/CNKT ngày 10-12-1968 của Bộ Tài chính).

2. Căn cứ để cấp phát:

a) Xử lý sự cố đê điều:

Khi có sự cố vỡ đê hoặc đe doạ vỡ đê, ngoài việc huy động vật tư dự trữ hộ đê phòng lụt quy định trong thông tư liên Bộ Tài chính - Thuỷ lợi số 13- TT/LB ngày 18-5-1973, Ban chỉ huy chống lụt chống bão tỉnh, thành phố có thể huy động vật tư, nhân lực, phương tiện của các cơ quan Nhà nước, của nhân dân để ứng cứu kịp thời (trường hợp khẩn cấp Ban chỉ huy chống lụt chống bão huyện có thể ra lệnh huy động, nhưng sau đó phải được Ban chỉ huy chống lụt chống bão tỉnh, thành phố chấp thuận).

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ