Thông tư liên bộ 5-LB/TC/LĐTBXH 1996 hướng dẫn chế độ tài chính về đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo Nghị định số 07/cp ngày 20/1/1995 của chính phủ do Bộ Tài chính- Lao động Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 05-LB/TC/LĐTBXH
Ngày ban hành 16/01/1996
Ngày có hiệu lực 01/01/1996
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,Bộ Tài chính
Người ký Nguyễn Lương Trào,Phạm Văn Trọng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05-LB/TC/LĐTBXH

Hà Nội , ngày 16 tháng 1 năm 1996

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH- LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 05-LB/TC/ĐTBXH NGÀY 16 THÁNG 1 NĂM 1996. HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH VỀ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI THEO NĐ SỐ 07/CP NGÀY 20/1/1995 CỦA CHÍNH PHỦ.

Căn cứ Nghị định số 07/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, liên Bộ Tài chính - Lao động và Xã hội hướng dẫn cụ thể một số chế độ tài chinh như sau: 

A- CÁC QUI ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM, QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC KINH TẾ

I- TIỀN ĐẶT CỌC:

1/ Đối với người lao động:

Người lao động phải nộp cho tổ chức kinh tế đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài một khoản tiền đặt cọc nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng.

2/ Đối với tổ chức kinh tế:

Thu và quản lý tiền đặt cọc của người lao động, có thể thực hiện một lần hoặc trích dần từ tiền lương hàng tháng và được hạch toán là khoản "phải trả" để đảm bảo hoàn trả đúng hạn.

Mức và thể thức đặt cọc do tổ chức kinh tế và người lao động thoả thuận, nhưng không quán tiền một lượt vé máy bay đưa người lao động từ Việt Nam đến nơi làm việc ở nước ngoài và phải được ghi rõ trong hợp đồng lao động đi làm việc ở nước ngoài mà người lao động ký với tổ chức kinh tế đưa đi.

Trong vòng 1 tháng kể từ ngày người lao động hoàn thành hợp đồng về nước hoặc do chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà không gây thiệt hại về kinh tế cho tổ chức kinh tế thì tổ chức kinh tế phải hoàn trả lại cho người lao động khoảng tiền đặt cọc cộng với lãi tiền gửi không kỳ hạn theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng lao động, gây thiệt hại về kinh tế cho tổ chức kinh tế thì tổ chức kinh tế được quyền khấu trừ tiền đặt cọc và lãi tiền gửi (nếu có) của người lao động theo đúng chế độ bồi thường vật chất, nhưng phải thông báo công khai cho người lao động biết rõ lý do và mức phải trừ.

Sau khi kết thúc hợp đồng lao động, nếu người lao động chưa về nước thì chưa được nhận lại tiền đặt cọc, tổ chức kinh tế có trách nhiệm tiếp tục quản lý khoản tiền này theo quy định tại phần A, mục I, điểm 2 để chờ xử lý theo pháp luật hiện hành của Nhà nước.

II- BẢO HIỂM XÃ HỘI

1. Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (sau đây viết tắt là BHXH) của nước đến làm việc theo thoả thuận cụ thể ghi trong hợp đồng, đây là một trong những điều kiện mà tổ chức kinh tế khi ký kết hợp đồng với bên sử dụng lao động nước ngoài phải đạt được nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động từ khi họ làm thủ tục xuất cảnh rời khỏi Việt Nam đến khi họ hoàn thành hợp đồng trở về nước.

2. Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội cho bảo hiểm xã hội Việt Nam để được hưởng các chế độ hưu trí, tử tuất.

Mức BHXH tạm thời thực hiện hàng tháng bằng 15% của 2 lần tiền lương tối thiểu do Chính phủ Việt Nam quy định cho từng thời kỳ.

3. Tổ chức kinh tế có trách nhiệm khi trả lương hàng tháng cho người lao động thì trích lại tiền bảo hiểm xã hội và hạch toán riêng khoản đóng bảo hiểm xã hội của từng người lao động để có cơ sở ghi vào sổ bảo hiểm xã hội theo quy định của cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trường hợp người lao động không lĩnh lương hàng tháng, hoặc việc chi trả lương không thông qua tổ chức kinh tế thì việc thu BHXH thực hiện với các hình thức thích hợp theo thoả thuận giữa người lao động và tổ chức kinh tế cho cả hợp đồng.

III. PHÍ DỊCH VỤ

1/ Đối với tổ chức kinh tế:

Phí dịch vụ là doanh thu để tính thuế dịch vụ công ích của tổ chức kinh tế và dùng để chi phí cho bộ máy hoạt động cung ứng lao động; chi phí tuyển chọn; khám sức khoẻ; bồi dưỡng và kiểm tra tay nghề, bồi dưỡng ngoại ngữ; giáo dục tập huấn trước khi đi; quản lý lao động ở trong và ngoài nước; làm các thủ tục hồ sơ từ cấp huyện (quận) trở lên có liên quan đến xuất cảnh và nhập cảnh, chuyển trả người lao động về cơ sở trước khi đi.

Tổ chức kinh tế đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được phép thu của người lao động một khoản phí dịch vụ tối đa không quá 12% thu nhập theo hợp đồng mà bên sử dụng lao động trả cho người lao dộng không bao gồm tiền ăn, ở và tiền bảo hiểm tại chỗ trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Trong từng hợp đồng cụ thể, nếu thu nhập có tính cả chi phí ăn, ở và tiền bảo hiểm trong thời gian làm việc ở nước ngoài thì phí dịch vụ mà tổ chức kinh tế được phép thu tối đa không quá 8% thu nhập đó.

Tỷ lệ thu phí dịch vụ của tổ chức kinh tế được trích sau khi trừ khỏi thu nhập hàng tháng các khoản sau đây:

- Tiền vé máy bay 1 lượt hoặc khứ hồi từ Việt nam đến nước làm việc mà hợp đồng ghi rõ là người lao động phải chịu, giá vé được xác định theo giá đã mua với hành trình hợp lý( không bao gồm cước hành lý).

- Các khoản phải nộp cho nước đến làm việc theo luật nước đó(nếu có ).

Các khoản được tính trừ khỏi thu nhập hàng tháng để thu phí dịch vụ nói trên được xác định bằng cách lấy tổng giá trị tính trừ chia đều cho số tháng của cả thời gian làm việc ghi trong hợp đồng.

Ngoài khoản phí dịch vụ nói trên, tổ chức kinh tế không được thu thêm bất kỳ một khoản phí nào khác của người lao động.

Nhằm tăng cường trách nhiệm của người lao động, khi đến đăng ký xin đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức kinh tế được phép tạm thu trước một khoản chi phí bảo đảm vừa đủ cho các nội dung công việc sau đây (mức thu không quá 1 triệu đồng Việt nam ):

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ