Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư liên bộ 04 TTLB/NN-TM-1995 điều hành nhập khẩu và cung ứng phân bón năm 1995 do Bộ Thương mại - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng ban hành

Số hiệu 04TTLB/NN-TM
Ngày ban hành 10/02/1995
Ngày có hiệu lực 25/02/1995
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Thương mại
Người ký
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04TTLB/NN-TM

Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 1995

 

THÔNG TƯ

LIÊN BỘ THƯƠNG MẠI - BỘ NN VÀ CNPT SỐ 04 TTLB/NN-TM NGÀY 10 THÁNG 2 NĂM 1995 ĐIỀU HÀNH NHẬP KHẨU VÀ CUNG ỨNG PHÂN BÓN NĂM 1995 

Căn cứ Quyết định số 752/TTg ngày 10/12/1994 của Thủ tướng Chính phủ về " Chính sách mặt hàng và điều hành công tác xuất nhập khẩu năm 1995", và Công văn số 6842/KTTH ngày 6/12/1994 của Chính phủ về "Điều hành bảo đảm nhu cầu và ổn định giá phân bón", Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm thống nhất hướng dẫn việc nhập khẩu phân bón trong năn 1995 như sau:

1- Số lượng phân bón uréa nhập khẩu trong năm 1995 là khoảng 1 triệu 300 ngàn tấn.

Các loại phân bón khác (DAP, NPK, Kali, SA...) do bộ nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Bộ Thương mại xem xét số lượng và chỉ định doanh nghiệp nhập khẩu đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Việc nhập khẩu phân bón trước khi có văn bản này được điều hành theo các qui định tại Quyết định 78/TTg ngày 28/2/1994.

2- Căn cứ khả năng nhập khẩu trong năm 1993 - 1994 của các doanh nghiệp, năm 1995 chỉ định 26 doanh nghiệp nhập khẩu toàn bộ số phân bón nêu tại Điểm 1 theo nguyên tắc:

- Các tỉnh là thành việc của Câu lạc bộ 1 triệu tấn thóc và các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long có sản lượng lúa hàng hoá lớn: mỗi tỉnh 1 (một) doanh gnhiệp (chọn trong số doanh nghiệp liên tục trong 2 năm 1993 - 1994 có nhập khẩu uréa).

- Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh: mỗi nơi 1 (một) doanh nghiệp (chọn trong số doanh nghiệp liên tục trong 2 năm 1993 - 1994 có nhập khẩu uréa và đạt số lượng cao nhất trong địa phương). Nếu UBND tỉnh, thành phố có văn bản giới thiệu doanh nghiệp Bộ Thương mại sẽ tham khảo ý kiến của lãnh đạo tỉnh, thành phố.

- Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm: ngoài Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp Trung ương (Vigecam) còn thêm 3 doanh nghiệp liên tục trong 2 năm 1993 - 1994 có nhập khẩu uréa và đạt số lượng cao nhất trong Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.

- Bộ Thương mại: 3 doanh nghiệp liên tục trong 2 năm 1993 - 1994 có nhập khẩu uréa và đạt số lượng cao nhất trong Bộ Thương mại.

3- Giao chỉ tiêu nhập khẩu phân bón:

Bộ Thương mại giao chỉ tiêu nhập khẩu phân bón (bằng văn bản) cho từng doanh nghiệp, một lần vào đầu năm 1995 (theo mẫu A đính kèm), cụ thể:

+ Vigecam 780 ngàn tấm tương đương 40%.

+ 25 doanh nghiệp khác 520 ngàm tấn tương đương 40%.

Số lượng do Vigecam đảm nhiệm và số lượng do các doanh nghiệp khác đảm nhiệm đủ đáp ứng nhu cầu trong từng vụ của từng miền mà Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm đã xác định.

Các doanh nghiệp không được nhượng bán chỉ tiêu được phân giao kể cả trường hợp dùng danh nghĩa liên doanh, liên kết.

4- Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Nhà nước về vấn đề nhập khẩu và cung ứng phân bón theo phân công dưới đây:

4.1 Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm có trách nhiệm:

Xây dựng kế hoạch, cân đối cung cầu phân bón trong từng vụ của từng miền trong cả nước. Cùng Bộ Thương mại theo dõi và kiểm tra tiến độ hàng về, tình hình cung ứng và giá cả phân bón trong cả nước. Đề xuất ý kiến điều chuyển kịp thời lượng phân nhập khẩu.

4.2 - Bộ Thương mại có trách nhiệm:

Điều hành nhập khẩu phân bón theo kế hoạch chung và cân đối của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Chỉ định doanh nghiệp nhập khẩu phân bón. Thông báo chỉ tiêu nhập khẩu phân bón cho từng doanh nghiệp và gửi cho Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm các thông báo này.

5- Các Sở Nông nghiệp có trách nhiệm:

Quản lý Nhà nước về phân bón sử dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố. Xác nhận lượng phân bón do các doanh nghiệp thuộc địa phương nhập về và giúp các doanh nghiệp này tổ chức màng lưới tiêu thụ phân bón trên địa bàn.

6- Tổng công ty vật tư nông nghiệp có trách nhiệm:

Ngoài việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm như các doanh nghiệp khác còn phải:

Từng bước tổ chức lại màng lưới bán buôn, đại lý bán phân bón trực tiếp đến nông dân; quản lý chặt chẽ quỹ dự trữ lưu thông bằng ngoại tệ và bằng hiện vật ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, theo qui định. Khi xảy ra đột biến giá và mất cân đối trong quan hệ cung cầu, phải kịp thời đưa lực lượng dự trữ lưu thông can thiệp thị trường theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Bộ Thương mại, nhằm ổn định cung cấp và giá bán phân bón trong cả nước.

7- Các doanh nghiệp có trách nhiệm, vào ngày 20 hàng tháng, gửi tới Bộ Thương mại (Vụ Xuất nhập khẩu), Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (Vụ Kế hoạch) báo cáo nhanh tình hình thực hiện, trong đó có tình hình giao dịch, ký kết hợp đồng ngoại thương, mở L/C, tình hình xếp hàng ở bến đi, lịch trình của tầu, dự kiến hàng đến cửa khẩu Việt Nam (theo mẫu 3 đính kèm).

[...]