Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Dự thảo Thông tư quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Y tế

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 28/09/2015
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Thanh Long
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /2015/TT-BYT

Hà Nội, ngày     tháng    năm 2015

DỰ THẢO

 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ THỦ TỤC CHỈ ĐỊNH CƠ SỞ KIỂM NGHIỆM KIỂM CHỨNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

Căn cứ Luật chất lượng, sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng, sản phẩm hàng hoá;

Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định các điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Cơ sở kiểm nghiệm đăng ký kiểm nghiệm kiểm chứng;

b) Cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng được Cục An toàn thực phẩm chỉ định;

c) Các cơ quan quản lý liên quan đến hoạt động đánh giá, chỉ định.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đánh giá cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng là hoạt động xem xét sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng và năng lực phân tích đáp ứng yêu cầu kiểm nghiệm kiểm chứng đối với từng chỉ tiêu cụ thể về chất lượng, an toàn thực phẩm.

2. Kiểm nghiệm kiểm chứng là việc xác định lại các giá trị được ghi trong phiếu kết quả kiểm nghiệm khi có dấu hiệu sai, khiếu nại, tranh chấp để khẳng định hoặc phủ nhận các giá trị này.

3. So sánh đối chứng là việc đánh giá chất lượng kết quả kiểm nghiệm kiểm chứng của cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng với một cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng khác.

Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Bộ Y tế giao Cục An toàn thực phẩm thực hiện việc tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký, đánh giá, thẩm định, chỉ định, kiểm tra, giám sát cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng thuộc phạm vi quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.

Trong trường hợp cần thiết, để phục vụ công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm căn cứ năng lực thực tế của cơ sở kiểm nghiệm tiến hành xem xét, chỉ định tạm thời cơ sở kiểm chứng đối với một số chỉ tiêu kiểm nghiệm nhất định. Sau khi chỉ định, Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm báo cáo Bộ Y tế về năng lực kèm theo quyết định chỉ định tạm thời.

2. Nguyên tắc hoạt động của cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng

a) Cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng (sau đây gọi tắt là cơ sở kiểm chứng) thực hiện kiểm nghiệm kiểm chứng đối với các sản phẩm, hàng hóa về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế khi có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến kết quả kiểm nghiệm hoặc trong trường hợp Bộ Y tế yêu cầu.

b) Cơ sở kiểm chứng chịu trách nhiệm trước pháp luật, đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan về kết quả kiểm nghiệm kiểm chứng.

c) Cơ sở kiểm chứng không tiếp nhận kiểm nghiệm kiểm chứng một trong những trường hợp sau:

[...]