Dự thảo Thông tư Quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 14/08/2024
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Hoàng Minh Sơn
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /2024/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày        tháng 8 năm 2024

DỰ THẢO
xin
ý kiến trên TTTĐT của Bộ GDĐT 14/8/2024

 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC TRÌNH ĐỘ CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, bao gồm bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng; quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo. Việc kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo các trình độ giáo dục đại học do nước ngoài cấp bằng tốt nghiệp, áp dụng theo quy định của Chính phủ và quy định liên quan tại thông tư này.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ đào tạo các trình độ giáo dục đại học, các viện hàn lâm và viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo); các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động (sau đây gọi là tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước); các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài); các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thôngnày, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện để đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học ở trình độ cụ thể cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm chương trình dạy học với: mục tiêu, khối lượng học tập, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với học phần, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

2. Chất lượng của chương trình đào tạo là sự đáp ứng mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ở trình độ cụ thể, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Luật Giáo dục đại học và Khung trình độ quốc gia Việt Nam, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.

3. Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.

4. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạocác yêu cầu vnội dung và điều kiện chương trình đào tạo phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn ứng với một lĩnh vực cần đánh giá của chương trình đào tạo, có nhiều tiêu chí và có tối thiểu một tiêu chí điều kiện.

5Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là việc thu thập, xử lý thông tin, đưa ra những nhận định về hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn, hướng dẫn và kiểm soát toàn bộ nội dung, các thành phần và các hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo, bao gồm: mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo; hoạt động dạy và học; đánh giá kết quả học tập; đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên (nếu có); các dịch vụ hỗ trợ người học; cơ sở hạ tầng và trang thiết bị; đầu ra và kết quả đầu ra.

6. Tự đánh giá chương trình đào tạo là quá trình cơ sở đào tạo tự xem xét để báo cáo về thực trạng xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong về các vấn đề liên quan thuộc chương trình đào tạo để cơ sở đào tạo làm căn cứ tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

7. Đánh giá ngoài chương trình đào tạo là quá trình khảo sát, đánh giá của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo để xác định mức độ chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

8. Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo là hoạt động đánh giá, công nhận mức độ chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo.

9. Thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác. Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để bảo đảm tính chính xác, được sử dụng để hỗ trợ và minh họa cho các nhận định trong báo cáo tự đánh giá và báo cáo đánh giá ngoài.

10. Minh chứng là các tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, ý kiến của nhân chứng được dẫn ra để xác nhận một hoạt động, sự việc làm căn cứ để xác định mức độ đạt được của tiêu chí.

11Đối sánh là hoạt động đối chiếu và so sánh các yếu tố/hoạt động của một cơ sở đào tạo/một chương trình đào tạo với các cơ sở đào tạo/chương trình đào tạo khác được lựa chọn nhằm cải tiến chất lượng.

12. Mục tiêu đào tạo là các tuyên bố tổng quát mô tả những gì người tốt nghiệp có thể đạt được sau khi tốt nghiệp. Các mục tiêu đào tạo được xây dựng theo nhu cầu của các bên liên quan đối với chương trình đào tạo và được hỗ trợ bởi kết quả học tập của người học (chuẩn đầu ra).

13. Bản mô tả chương trình đào tạo là tài liệu cung cấp thông tin về chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo/chương trình đào tạo. Bản mô tả chương trình đào tạo bao gồm các nội dung chính sau: Tóm tắt mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, cấu trúc chương trình đào tạo, ma trận thể hiện sự đóng góp của các học phần vào việc đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, tóm tắt nội dung chính của các học phần, tóm tắt phương pháp dạy và học, tóm tắt phuơng pháp đánh giá kết quả học tập, điều kiện tốt nghiệp, ngày tháng ban hành/điều chỉnh bản mô tả chương trình đào tạo.

[...]