THÔNG
TƯ
QUY ĐỊNH
CHI TIẾT VỀ XÂY DỰNG, ĐIỀU CHỈNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG BẢNG GIÁ ĐẤT ĐẾN TỪNG THỬA
ĐẤT TRÊN CƠ SỞ VÙNG GIÁ TRỊ, THỬA ĐẤT CHUẨN
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số
27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật các tổ chức
tín dụng số 32/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số
71/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2024 của
Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số
68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của
Cục trưởng Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất và Vụ trưởng
Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định chi tiết về xây dựng, điều
chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị,
thửa đất chuẩn.
Chương
I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết về xây dựng, điều
chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị,
thửa đất chuẩn.
Điều 2.
Đối tượng áp dụng
1. Cơ
quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; cơ quan có chức năng xây
dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, thẩm định, quyết định bảng giá đất.
2. Tổ
chức tư vấn xác định giá đất, cá nhân hành nghề tư vấn xác định giá đất.
3. Tổ
chức, cá nhân khác có liên quan.
Chương II
XÂY DỰNG, ĐIỀU CHỈNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG BẢNG GIÁ ĐẤT ĐẾN TỪNG
THỬA ĐẤT TRÊN CƠ SỞ VÙNG GIÁ TRỊ, THỬA ĐẤT CHUẨN
Điều 3. Đánh giá điều kiện khu vực xây dựng bảng giá đất đến từng
thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn
1.
Thu thập thông tin, dữ liệu để đánh giá điều kiện khu vực xây dựng bảng giá đất
đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn, gồm:
a)
Bản đồ địa chính số;
b)
Không gian thửa đất và không gian đất đai nền trong cơ sở dữ liệu đất đai;
c)
Thông tin đăng ký quyền sử dụng đất trong cơ sở dữ liệu đất đai;
d) Dữ
liệu giá đất của các mục đích sử dụng đất cần xây dựng bảng giá đất gồm các văn bản pháp lý ở định dạng *.
pdf đính kèm đối với các thửa đất đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu
giá quyền sử dụng đất từ cơ quan thuế trong thời gian 24 tháng tính từ thời
điểm khảo sát trở về trước;
đ) Dữ
liệu về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt;
e)
Các thông tin, dữ liệu khác có liên quan.
2.
Tổng hợp, đánh giá việc chỉnh lý, cập nhật bản đồ địa chính số và công tác cập
nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
a)
Thực hiện tổng hợp cơ sở dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01 của Phụ lục kèm theo
Thông tư này;
b)
Thực hiện tổng hợp cơ sở dữ liệu đất đai chồng xếp bản đồ địa chính với lớp thửa đất và không gian đất
đai nền để đánh giá mức độ cập nhật chỉnh lý theo Mẫu số 02 của Phụ lục kèm theo Thông tư này;
3.
Đánh giá chất lượng số liệu bản đồ địa chính.
Điều 4.
Thu thập, tổng
hợp thông tin về đặc tính thửa đất
1. Việc thu thập các
thông tin về đặc tính thửa đất thực hiện theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành
kèm theo Thông tư này.
2. Việc xác định các
tiêu chí về đặc tính thửa đất thực hiện theo Mẫu số 04 của Phụ lục ban hành kèm
theo Thông tư này.
3. Ngoài các thông tin
về đặc tính thửa đất, tiêu chí về đặc tính thửa đất theo Mẫu số 03 và Mẫu số 04
của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể
điều chỉnh, bổ sung các đặc tính, các tiêu chí về đặc tính thửa đất phù hợp với
điều kiện thực tế, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương để
đáp ứng yêu cầu xây dựng bảng giá đất tại địa phương.
4. Việc tổng hợp thông
tin về đặc tính của tất cả các thửa đất, tổng hợp thông tin giá đất đầu vào để
định giá đất thực hiện theo Mẫu số 05 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư
này.
5. Xây dựng lớp đặc
tính thửa đất trên bản đồ địa chính số
Tạo lớp
ThuaDat_DacTinhThua với cấu trúc bao gồm thông tin: không gian thửa được sao
chép hoàn toàn từ lớp ThuaDat và thuộc tính là gộp các trường thông tin từ lớp
ThuaDat kèm các thuộc tính đặc tính thửa đất được tổng hợp từ khoản 4 Điều này.
Điều 5. Xác định
vùng giá trị
1. Căn cứ vào kết quả
tổng hợp thông tin về đặc tính của tất cả các thửa đất, bổ sung lớp dữ liệu về
giao thông lên bản đồ địa chính số; xác định các điểm trung tâm hành chính,
trung tâm thương mại, chợ, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, cơ sở thể dục, thể thao,
cơ sở ý tế, công viên, khu vui chơi giải trí trên bản đồ địa chính số.
2. Việc thiết lập vùng
giá trị thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 71/2024/NĐ-CP.
3. Vùng giá trị được
xác định ranh giới, đánh số thứ tự và biểu thị trên bản
đồ địa chính số, cụ thể như sau:
a) Ranh giới vùng giá
trị thể hiện bằng nét liền, màu đỏ;
b) Sử dụng mã ký hiệu
các loại đất và đánh số vùng giá trị đất;
c) Màu sắc vùng giá
trị đất sau khi xác định được khoảng giá: các vùng giá trị có cùng khoảng giá
thì cùng màu, vùng có khoảng giá cao màu đậm hơn vùng có khoảng giá thấp.
Điều 6. Căn cứ lựa
chọn thửa đất chuẩn
1. Thống kê
tần suất xuất hiện các đặc tính về diện tích, hình thể, kích thước của các thửa
đất chuẩn trong từng vùng giá trị.
2. Căn cứ lựa
chọn thửa đất chuẩn
a) Thửa đất có
tần suất xuất hiện các đặc tính về diện tích, hình thể, kích thước trong vùng
giá trị nhiều nhất.
Trường hợp các
thửa đất trong vùng giá trị có nhiều loại diện tích với tần suất như nhau thì
chọn thửa đất theo thứ tự ưu tiên thửa đất có diện tích gần nhất với diện tích
bình quân của các thửa đất trong vùng giá trị.
Trường hợp các
thửa đất trong vùng giá trị có nhiều hình dạng phức tạp, xuất hiện với tần suất
như nhau thì lựa chọn thửa đất theo thứ tự ưu tiên thửa đất tương đối giống
hình chữ nhật, hình vuông làm thửa đất chuẩn.
b) Thửa đất ít
có biến động về vị trí, mục đích, hình dáng, quy hoạch.
c) Thửa đất có
ranh giới rõ ràng, đầy đủ pháp lý về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, tài
sản gắn liền với đất (nếu có), không bị tranh chấp về quyền sử dụng đất và
quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Điều 7. Lập bảng tỷ
lệ so sánh
1. Tổ chức thực hiện
định giá đất căn cứ dữ liệu tổng hợp thông tin về đặc tính của tất cả các thửa
đất, tổng hợp thông tin giá đất đầu vào tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này, sử
dụng phân tích thống kê để xác đinh cách thức điều chỉnh đối với từng mức độ
chênh lệch của từng yếu tố ảnh hưởng đến giá đất.
2. Căn cứ tỉnh hình cụ
thể tại địa phương, kết quả xác đinh cách thức điều chỉnh đối với từng mức độ
chênh lệch của từng yếu tố ảnh hưởng đến giá đất bằng phân tích thống kê quy
định tại khoản 1 Điều này, tổ chức thực hiện định giá đất phân tích, đánh giá
và dự thảo bảng tỷ lệ so sánh.
3. Tổ chức thực hiện
định giá đất khảo sát ý kiến chuyên gia về dự thảo bảng tỷ lệ so sánh bằng hình
thức phỏng vấn trực tiếp hoặc tổ chức hội thảo lấy ý kiến; tổng hợp ý kiến và
đề xuất bảng tỷ lệ so sánh trong Báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất.
Điều 8. Rà soát, kiểm tra, hiệu chỉnh kết
quả xác định giá của thửa đất cụ thể
1. Trên cơ sở kết quả
định giá các thửa đất trong từng vùng giá trị, tổ chức thực hiện định giá đất
xác định mức chênh lệch giá đất của các thửa liền kề có cùng mục đích sử dụng
trong từng vùng giá trị, mức chênh lệch giá đất của các thửa đất liền kề có
cùng mục đích sử dụng giữa các vùng giá trị.
2. Tổ chức thực hiện
định giá đất khảo sát, lấy ý kiến người sử dụng đất, chuyên gia về sự phù hợp
của kết quả định giá các thửa đất trong từng vùng giá trị so với các thửa đất
tương đồng nhất định đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử
dụng đất trong thời gian 24 tháng tính từ thời điểm khảo sát trở về trước; sự
phù hợp của các mức các mức chênh lệch giá quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức thực hiện
định giá đất tổng hợp ý kiến, rà soát, hiệu chỉnh giá của thửa đất cụ thể.
Chương III
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Trách nhiệm
thi hành
1. Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Cục Quy hoạch và
Phát triển tài nguyên đất có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thực hiện Thông tư
này.
3. Sở Tài nguyên và
Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương tổ chức thực hiện Thông tư này tại địa phương.
Điều 10. Hiệu
lực thi hành
1. Thông tư
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định số 71/2024/QH15 có hiệu lực thi
hành.
2. Các thông tư sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành
a) Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày
30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết
phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ
thể và tư vấn xác định giá đất;
b) Điều 10 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT
ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi
tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa
đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
Trong quá trình thực
hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp
thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ
tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
Cổng TTĐT Chính phủ;
- Các đơn vị trực thuộc BTNMT; Cổng TTĐT BTNMT;
- Lưu: VT, PC, QHPTTNĐ.
|
BỘ TRƯỞNG
|
PHỤ LỤC
Mẫu số
01: Bảng tổng hợp cơ sở dữ liệu đất đai
Tổng số
thửa đất không gian
|
Dữ liệu
thuộc tính (dữ liệu về đăng ký, cấp giấy chứng nhận)
|
Tổng số
thửa đất thuộc tính
|
Tổng số
thửa đất đã cấp giấy
|
Tổng số
thửa đất có đầy đủ 3 khối thông tin
|
Tổng số
thưả chưa đăng ký, cấp giấy
|
Tổng số
biến động trên địa bàn trong 24 tháng
|
Tổng số
biến động chuyển nhượng (đã có thông báo thuế)
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu số
02: Bảng tổng hợp chồng xếp Bản đồ địa chính với lớp thửa đất và không gian đất
đai nền để đánh giá mức độ cập nhật chỉnh lý
Tổng số
thửa đất trên bản đồ địa chính
|
Dữ liệu
thuộc tính (dữ liệu về đăng ký, cấp giấy chứng nhận)
|
Tổng số
thửa đất trong CSDL đất đai
|
Thửa có
thông tin đồng nhất không gian thuộc tính và hồ sơ quét
|
Thửa có
diện tích chênh lệch lớn giữa không gian và thuộc tính
|
Thửa có
thông tin trên thuộc tính nhưng không có trên không gian
|
Thửa có
thông tin không gian nhưng không có trên thuộc tính
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu số
03: Phiếu thu thập thông tin về đặc tính thửa đất
PHIẾU
THU THẬP THÔNG TIN VỀ ĐẶC TÍNH THỬA ĐẤT
1. Số thứ tự
thửa đất
2. Mục đích sử
dụng đất
Ghi mục đích sử dụng
đất trong hồ sơ địa chính.
3. Vị trí
3.1. Tên đường
3.2. Xác định vị
trí thửa đất theo loại đường tiếp giáp
- Tiếp giáp đường: …
- Tiếp giáp ngõ/hẻm
cấp 2: …
- Tiếp giáp ngách/hẻm
cấp 3: …
- Tiếp giáp ngách/hẻm
cấp 4: …
- Đường đâm vào nhà: …
3.3. Xác định
khoảng cách đến
- Trung tâm hành
chính: …
- Trung tâm thương
mại, chợ: …
- Cơ sở y tế: …
- Cơ sở giáo dục và
đào tạo: …
- Cơ sở thể dục thể
thao: …
- Công viên, khu vui
chơi giải trí: …
- Nghĩa trang, nhà
tang lễ, cơ sở hỏa táng: …
4. Giao thông
4.1. Độ rộng đường:
…
4.2. Xác định kết
cấu mặt đường: …
4.3. Xác định số
mặt tiếp giáp với đường: …
- Thửa đất ở góc 2 mặt
đường: …
- Thửa đất có 2 măt
đường tiếp giáp trước và sau: …
5. Điều kiện về
cấp thoát nước, cấp điện
- Ổn định: …
- Không ổn định: …
6. Diện tích,
kích thước, hình thể của thửa đất, khu đất
6.1. Diện tích thửa
đất: …
6.2. Chiều rộng mặt tiền: …
6.3. Chiều sâu thửa
đất: …
6.4. Hình dạng thửa
đất: …
7. Các yếu tố
liên quan đến quy hoạch xây dựng
- Hệ số sử dụng đất: …
- Mật độ xây dựng: …
- Chỉ giới xây dựng: …
- Giới hạn về chiều
cao công trình xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt (nếu có): …
- Giới hạn số tầng hầm
được xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt (nếu có): …
1.8. Hiện trạng
môi trường, an ninh
- Tốt: …
- Không tốt: …
1.9. Thời hạn sử
dụng đất
2. Đối với đất nông
nghiệp
2.1. Vị trí, đặc
điểm thửa đất, khu đất
Khoảng cách gần nhất
của thửa đất đến nơi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: …
2.2. Điều kiện
giao thông phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
2.2.1. Xác định độ
rộng đường
2.2.2. Xác định kết
cấu mặt đường
- Đường bê tông nhựa:…
- Đường đất: …
2.2.3. Xác định địa
hình
2.3. Thời hạn sử
dụng đất
Ghi thời hạn sử dụng
đất trong hồ sơ địa chính.
|
…,
ngày ..... tháng ..... năm .......
Người điều
tra
(Ký và
ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số
04: Các tiêu chí về đặc tính thửa đất
1. Đối với đất phi
nông nghiệp
1.1. Số thứ tự
thửa đất
Số thứ tự thửa đất gồm
13 ký tự, được ghi theo thứ tự:
Mã xã (05 ký tự) - Số
tờ bản đồ (04 ký tự) - Số thửa đất (04 ký tự).
1.2. Mục đích sử
dụng đất
Ghi mục đích sử dụng
đất trong hồ sơ địa chính.
1.3. Vị trí
1.3.1. Xác định tên
đường
Ghi tên đường có
khoảng cách gần nhất với thửa đất.
1.3.2. Xác định vị
trí thửa đất theo loại đường tiếp giáp
- Tiếp giáp đường: ghi
1
- Tiếp giáp ngõ/hẻm
cấp 2: ghi 2
- Tiếp giáp ngách/hẻm
cấp 3: ghi 3
- Tiếp giáp ngách/hẻm
cấp 4: ghi 4
- Đối với trường hợp
thửa đất có đường đâm vào nhà thì ghi bổ sung “đường đâm”.
1.3.3. Xác định
khoảng cách đến trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, chợ, cơ sở y tế,
giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, công viên, khu vui chơi giải trí, nghĩa
trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng,…
Khoảng cách được xác
định bằng khoảng cách theo giao thông đường bộ.
1.4. Giao thông
1.4.1. Xác định độ
rộng đường
- Độ rộng đường được
xác định bao gồm cả vỉa hè;
- Thửa đất tiếp giáp 2
mặt đường thì ghi độ rộng của đường lớn hơn.
1.4.2. Xác định kết
cấu mặt đường
- Đường bê tông nhựa:
ghi 1
- Đường đất: ghi 2
1.4.3. Xác định số
mặt tiếp giáp với đường
- Ghi số mặt đường mà
thửa đất tiếp giáp
- Trường hợp thửa đất
ở góc 2 mặt đường thì ghi “góc”, trường hợp thửa đất có 2 măt đường tiếp giáp
trước và sau thì ghi “song song”
1.5. Điều kiện
về cấp thoát nước, cấp điện
Xác định sự ổn định
của cấp thoát nước, cấp điện
- Ổn định: ghi 1
- Không ổn định: ghi 0
1.6. Diện tích,
kích thước, hình thể của thửa đất, khu đất
1.6.1. Xác định
diện tích thửa đất
Diện tích thửa đất
được xác định bằng diện tích trong hồ sơ địa chính
1.6.2. Xác định chiều rộng mặt tiền
Chiều rộng mặt tiền
được xác định bằng chiều rộng mặt tiếp giáp với đường. Trường hợp thửa đất có 2
mặt tiếp giáp đường thì ghi chiều rộng mặt tiền tiếp giáp với đường lớn hơn.
1.6.3. Xác định
chiều sâu thửa đất
Chiều sâu thửa đất
được xác định từ mặt tiếp giáp mặt đường đến điểm xa nhất của thửa đất.
Trong trường hợp khó
xác định chiều sâu của thửa đất do hình dáng bất định hình của thửa đất, chiều
sâu sẽ được tính gấp đôi khoảng cách từ mặt tiếp giáp với đường chính cho đến
giữa tâm của thửa đất.
1.6.4. Xác định
hình dạng thửa đất
- Hình dạng của thửa
đất sẽ được ghi với hình dạng gần giống nhất trong số các loại hình dạng đất
được phân biệt dưới đây:
- Đối với các hình
dạng có chiều rộng mặt sau nhỏ hơn chiều rộng mặt tiền thì ghi thêm thông tin
“thoát hậu”.
1.7. Các yếu tố
liên quan đến quy hoạch xây dựng
Xác đinh hệ số sử dụng
đất, mật độ xây dựng, chỉ giới xây dựng, giới hạn về chiều cao công trình xây
dựng, giới hạn số tầng hầm được xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);
1.8. Hiện trạng
môi trường, an ninh
Môi trường, an ninh
tốt, ghi: 1
Môi trường, an ninh
không tốt, ghi: 0
1.9. Thời hạn sử
dụng đất
Ghi thời hạn sử dụng
đất trong hồ sơ địa chính.
2. Đối với đất nông
nghiệp
2.1. Vị trí, đặc
điểm thửa đất, khu đất
Xác định khoảng cách
gần nhất của thửa đất đến nơi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
2.2. Điều kiện
giao thông phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
2.2.1. Xác định độ
rộng đường
- Độ rộng đường được
xác định bao gồm cả vỉa hè;
- Thửa đất tiếp giáp 2
mặt đường thì ghi độ rộng của đường lớn hơn.
2.2.2. Xác định kết
cấu mặt đường
- Đường bê tông nhựa:
ghi 1
- Đường đất: ghi 2
2.2.3. Xác định địa
hình
- Địa hình được xác
định thông qua độ dốc của thửa đất so với đường giao thông trong khu vực hoặc
khu vực lân cận.
- Cách xác định địa
hình:
Phân
loại
|
Cách
ghi
|
Cách
xác định
|
Thấp
|
1
|
Thửa đất có độ cao mặt nền tương đối
thấp so với đường giao thông trong khu vực hoặc khu vực lân cận.
|
Bằng phẳng
|
2
|
Thửa đất
có độ cao mặt nền tương tự độ cao so với đường giao thông trong khu vực hoặc
khu vực lân cận.
|
Dốc
|
3
|
Thửa đất
cao hơn so với đường giao thông trong khu vực hoặc khu vực lân cận.
|
2.3. Thời hạn sử
dụng đất
Ghi thời hạn sử dụng
đất trong hồ sơ địa chính.
Mẫu số
05: Bảng tổng hợp thông tin về đặc tính của tất cả các thửa đất, thông tin giá
đất đầu vào để định giá đất
1. Đất phi nông
nghiệp
STT
|
Số thứ
tự thửa đất
|
Mục
đích sử dụng đất
|
Tên
đường
|
Vị trí
thửa đất
|
Đường
đâm
|
Khoảng
cách đến
|
Độ
rộng đường
|
Kết
cấu mặt đường
|
Số
mặt tiếp giáp với đường
|
Thửa
góc/
song song
|
Điều
kiện về cấp thoát nước, cấp điện
|
Diện
tích
|
Chiều
rộng mặt tiền
|
Chiều
sâu thửa đất
|
Hình
dạng thửa đất
|
Thoát
hậu
|
Các
yếu tố liên quan đến quy hoạch XD
|
Môi
trường, an ninh
|
Thời
hạn sử dụng đất
|
Các
yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất phù hợp với điều kiện thực tế địa phương
|
Trung
tâm hành chính
|
Trung
tâm thương mại
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.
Đất nông nghiệp
STT
|
Năng
suất cây trồng, vật nuôi
|
Khoảng
cách gần nhất của thửa đất đến nơi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
|
Điều
kiện giao thông phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
|
Địa
hình
|
Thời
hạn sử dụng đất
|
Các
yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất phù hợp với thực tế địa phương
|
|
|
|
Độ rộng
|
|
|
|
|
|
|
Cấp
đường, kết cấu mặt đường
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|