Thông tư 94-TTg năm 1962 về việc thống nhất tổ chức văn hóa, thông tin các cấp do Phủ thủ tướng ban hành

Số hiệu 94-TTg
Ngày ban hành 20/09/1962
Ngày có hiệu lực 05/10/1962
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Phủ Thủ tướng
Người ký Tố Hữu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

PHỦ THỦ TƯỚNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 94-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 1962 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC THỐNG NHẤT TỔ CHỨC VĂN HÓA, THÔNG TIN CÁC CẤP

Trong Chỉ thị số 45-TTg ngày 09/4/1962 về công tác và tổ chức văn hóa quần chúng ở nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về việc thống nhất tổ chức văn hóa, thông tin các cấp từ khu, thành, tỉnh, trở xuống. Để thực hiện tốt chủ trương ấy, bảo đảm mọi mặt công tác văn hóa và thông tin đều phát triển, Thủ tướng ra thông tư này quy định thêm một số vấn đề cụ thể như sau:

I. VỀ NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC CỤ THỂ CỦA CÁC CẤP.

1. Ở cấp khu, thành, tỉnh.

Từ nay các Sở và Ty Văn hóa đổi thành Sở hoặc Ty văn hóa – thông tin. Sở  hoặc Ty Văn hóa – thông tin là cơ quan của Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh có trách nhiệm giúp Uỷ ban quản lý công tác văn hóa, thông tin, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa và thông tin trong phạm vi khu, thành, tỉnh.

Sở hoặc Ty Văn hóa – thông tin có nhiệm vụ về mặt thông tin như sau:

- Tổ chức hướng dẫn công tác thông báo tin tức, khẩu hiệu, áp phích, biểu ngữ, phát thanh lưu động…

- Hướng dẫn việc tổ chức quần chúng nghe đài phát thanh.

- Hướng dẫn việc xây dựng tổ chức và lực lượng thông tin ở huyện, châu, thị xã, khu phố và cơ sở. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông tin cơ sở.

Để thực hiện nhiệm vụ công tác văn hóa, thông tin nói trên ngoài các tổ chức sẵn có của các Sở, Ty Văn hóa trước đây, các Sở hoặc Ty Văn hoá – thông tin cần tổ chức một bộ phận thông tin riêng trực thuộc Sở, Ty có từ ba đến bốn cán bộ chuyên trách.

Nơi nào sự nghiệp truyền thanh đã phát triển, bộ phận biên tập và phát thanh của Đài truyền thanh địa phương có nhiều cán bộ, nhân viên (Hà Nội, Hải Phòng v.v …) thì bộ phận này tổ chức thành một cơ quan trực thuộc Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh. Nơi nào sự nghiệp truyền thanh chưa phát triển, bộ phận biên tập và phát thanh của Đài Truyền thanh địa phương có ít cán bộ, nhân viên thì bộ phận này hoặc thống nhất vào bộ phận thông tin hoặc tổ chức thành một bộ phận riêng trực thuộc Sở, Ty Văn hóa – thông tin. Trong trường hợp này, cơ quan Văn hóa – thông tin có cả trách nhiệm chỉ đạo công tác biên tập và phát thanh của Đài Truyền thanh địa phương.

2. Ở cấp huyện, châu, thị xã và khu phố thuộc Hà Nội, Hải Phòng.

Ở huyện, châu, thị xã và khu phố (thuộc Hà Nội) tổ chức một bộ phận văn hóa – thông tin do một cán bộ có năng lực tuyên truyền phụ trách. Bộ phận văn hóa – thông tin huyện, châu, thị xã, khu phố, là cơ quan sự nghiệp của Ủy ban hành chính huyện, châu, thị xã, khu phố, có trách nhiệm giúp Ủy ban thực hiện nhiệm vụ công tác văn hóa, thông tin như cơ quan văn hóa – thông tin khu, thành, tỉnh trong phạm vi huyện, châu, thị xã, khu phố.

Để thực hiện nhiệm vụ nói trên, bộ phận văn hóa – thông tin cần có ba hoặc bốn cán bộ chuyên trách và phân công như sau:

Một hoặc hai chuyên trách công tác thông tin

Một chuyên trách công tác câu lạc bộ và thư viện.

Một chuyên trách công tác văn nghệ.

Nơi nào có đài truyền thanh thì cán bộ, nhân viên biên tập và phát thanh của đài cũng thống nhất vào bộ phận văn hóa – thông tin và bộ phận văn hóa – thông tin phụ trách cả công tác biên tập và phát thanh của đài truyền thanh. Nơi nào có đội chiếu bóng, đèn chiếu, cơ quan phát hành sách thì những đồng chí phụ trách các công tác này cũng tham gia bộ phận văn hóa – thông tin.

3. Ở cấp xã:

Ở xã, thành lập Ban Văn hóa – thông tin (xí nghiệp, công nông trường có quy định riêng). Ban Văn hóa – thông tin xã là cơ quan của Ủy ban hành chính xã có trách nhiệm giúp Ủy ban thực hiện các nhiệm vụ công tác văn hóa, thông tin trong phạm vi xã. Cụ thể là:

- Hướng dẫn và sử dụng các lực lượng văn hóa, thông tin thường xuyên tuyên truyền phục vụ đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ và các nhiệm vụ công tác của địa phương.

- Xây dựng lực lượng và cơ sở văn hóa, thông tin ở xã, hợp tác xã, tổ và đội sản xuất.

- Tổ chức và hướng dẫn quần chúng nghe đài phát thanh và phổ biến những tin tức nghe đài (kể cả việc hướng dẫn quần chúng sử dụng phương tiện nghe đài theo sự hướng dẫn của cơ quan bưu điện - truyền thanh).

Để thực hiện nhiệm vụ nói trên, Ban văn hóa – thông tin xã cần có một số cán bộ phân công phụ trách các mặt công tác văn hóa và thông tin. Số người nhiều hay ít là do yêu cầu công tác và khả năng của từng địa phương.

Trưởng Ban văn hóa – thông tin xã phải là một cán bộ có năng lực tuyên truyền phụ trách.

II. VỀ NGÂN SÁCH

Trong Ngân sách chung của ngành văn hóa – thông tin, từ trung ương đến cơ sở, nhất là ở cấp huyện, xã và tương đương, cần có tỷ lệ thích đáng cho công tác văn hóa quần chúng và thông tin. Trước mắt cần phải:

[...]