Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Thông tư 89/2013/TT-BTC sửa đổi Thông tư 228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 89/2013/TT-BTC
Ngày ban hành 28/06/2013
Ngày có hiệu lực 26/07/2013
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trần Văn Hiếu
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Kế toán - Kiểm toán

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 89/2013/TT-BTC

Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2013

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 228/2009/TT-BTC NGÀY 7/12/2009 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO, TỔN THẤT CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH, NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI VÀ BẢO HÀNH SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ, CÔNG TRÌNH XÂY LẮP TẠI DOANH NGHIỆP

Căn cứ Luật chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp (gọi tắt là Thông tư số 228/2009/TT-BTC) như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Thông tư số 228/2009/TT-BTC như sau:

a) Đối tượng: là các khoản vốn doanh nghiệp đang đầu tư vào tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật (bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không đủ điều kiện để trích lập dự phòng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính, công ty liên doanh, công ty hợp danh) và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư).

Việc trích lập dự phòng đầu tư dài hạn được thực hiện đối với các khoản đầu tư được trình bày theo phương pháp giá gốc, không áp dụng cho các khoản đầu tư trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

b) Điều kiện: Doanh nghiệp chỉ thực hiện trích lập dự phòng khi tổng số vốn đầu tư thực tế của chủ sở hữu cao hơn tổng giá trị vốn chủ sở hữu thực có của tổ chức kinh tế được đầu tư.

c) Phương pháp trích lập dự phòng:

Mức trích cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư và tính theo công thức sau:

Mức trích dự phòng cho mỗi khoản đầu tư tài chính

=

Tổng vốn đầu tư thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế

-

Vốn chủ sở hữu thực có của tổ chức kinh tế

x

Số vốn đầu tư của mỗi bên

Tổng vốn đầu tư thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế

Trong đó:

- Tổng vốn đầu tư thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế được xác định trên Bảng cân đối kế toán năm của tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng (mã số 411 và 412 Bảng cân đối kế toán - ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

- Vốn chủ sở hữu thực có của tổ chức kinh tế được xác định trên Bảng cân đối kế toán năm của tổ chức kinh tế tại thời điểm trích lập dự phòng (mã số 410 Bảng cân đối kế toán - ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

Ví dụ: Công ty A là công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có mức vốn điều lệ là 50 tỷ đồng, với cơ cấu 3 cổ đông góp vốn là: Công ty B nắm giữ 50% vốn điều lệ tương ứng 25 tỷ đồng; Công ty C nắm giữ 30% vốn điều lệ tương ứng 15 tỷ đồng, Công ty D nắm giữ 20% vốn điều lệ tương ứng 10 tỷ đồng. Các công ty đã đầu tư đủ vốn theo tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ, vì vậy tổng vốn đầu tư của 3 Công ty B, C, D tại Công ty A là 50 tỷ đồng.

Năm 2012, do suy thoái kinh tế nên kết quả hoạt động SXKD của công ty A bị lỗ 6 tỷ đồng, dẫn đến vốn chủ sở hữu (mã số 410 của Bảng cân đối kế toán) của Công ty A còn lại 44 tỷ đồng.

Như vậy, năm 2012 khi Công ty B, Công ty C, Công ty D thực hiện trích lập dự phòng khoản đầu tư tài chính tại Công ty A phải căn cứ vào báo cáo tài chính năm 2012 của Công ty A, mức trích lập dự phòng tổn thất khoản đầu tư tài chính tại Công ty cổ phần A của các Công ty như sau:

Mức trích lập dự phòng đầu tư tài chính của Công ty B:

(50 tỷ đồng - 44 tỷ đồng) x 25/50 = 3 tỷ đồng.

Mức trích lập dự phòng đầu tư tài chính của Công ty C:

(50 tỷ đồng - 44 tỷ đồng) x 15/50 = 1,8 tỷ đồng

Mức trích lập dự phòng đầu tư tài chính của Công ty D:

(50 tỷ đồng - 44 tỷ đồng) x 10/50 = 1,2 tỷ đồng

d. Xử lý khoản dự phòng:

[...]