Thông tư 88/TT-ĐT-1995 hướng dẫn chế độ làm việc của Cán bộ giảng dạy nghệ thuật trong các trường văn hóa nghệ thuật do Bộ Văn hoá-Thông tin ban hành

Số hiệu 88/TT-ĐT
Ngày ban hành 16/12/1995
Ngày có hiệu lực 01/01/1996
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá-Thông tin
Người ký Nguyễn Trung Kiên
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 88/TT-ĐT

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 1995

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN SỐ 88/TT-ĐT NGÀY 16 THÁNG 12 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ GIẢNG DẠY NGHỆ THUẬT TRONG CÁC TRƯỜNG VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT

Ngày 20/4/1986 Bộ Văn hoá đã ban hành quy chế 101A/VH-ĐT quy định chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy nghệ thuật. Nay để phù hợp với tình hình đổi mới trong hệ thống chức danh cán bộ giảng dạy bậc Trung học và Dạy nghề, Đại học và trên Đại học. Bộ Văn hoá Thông tin hướng dẫn một số điểm cụ thể về chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy nghệ thuật trong các trường VHNT Trung ương và địa phương như sau:

I- MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG:

1- Trong các trường VHNT có nhiều loại hình cán bộ giảng dạy. Đối tượng được áp dụng thông tư này chỉ bao gồm cán bộ giảng dạy nghệ thuật, còn các loại hình cán bộ giảng dạy khác áp dụng theo quy định chung của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

2- Trong giảng dạy nghệ thuật, đại bộ phận giảng viên không tách bạch dạy lý thuyết và dạy thực hành mà gọi chung là giờ giảng.

3- Công tác trong năm học của cán bộ giảng dạy được phân ra nhiều nội dung và những nội dung này được phép chuyển đổi theo quy định chung.

II- ĐỊNH MỨC THỜI GIAN CHO TỪNG LOẠI CÔNG VIỆC

1- Khối lượng thời gian làm việc của cán bộ giảng dạy trong một năm là 52 tuần được phân bổ như sau:

- Nghỉ hè, lễ, tết: 10 tuần

- Lao động nghĩa vụ: 2 tuần

- Luyện tập quân sự: 2 tuần

- Dự phòng: 2 tuần Tổng 16 tuần

Số tuần thực học (thực dạy)/năm:

52 tuần - 16 tuần = 36 tuần

Quy đổi ra giờ hành chính:

36 tuần x 6 ngày x 8 giờ = 1.728 giờ.

2- Khối lượng thời gian theo giờ hành chính phân bổ cho các nhiệm vụ của cán bộ giảng dạy được tính theo các nhiệm vụ của người cán bộ giảng dạy:

ĐỐI VỚI ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG:

Nhiệm vụ Chức danh

Số giờ giảng dạy

Số giờ hoạt động nghệ thuật NCKH

Số giờ bồi dưỡng chuyên môn

Sinh hoạt Hội họp chung

Tổng số giờ

Giáo sư

1.200

350

58

120

1.728

Phó Giáo sư

1.200

300

108

120

1.728

Giảng viên chính

1.200

200

208

120

1.728

Giảng viên

1.200

100

308

120

1.728

Đối với cán bộ giảng dạy có những nhiệm vụ như quy định ở bảng trên nhưng tuỳ theo kế hoạch từng năm Hiệu trưởng có quyền điều tiết các nhiệm vụ lẫn cho nhau miễn sao vẫn đảm bảo đủ nhiệm vụ và quyền lợi của mỗi cán bộ giảng dạy trong nhà trường.

3- Định mức cho nhiệm vụ giảng dạy được quy đổi theo hệ số như sau:

Giảng viên: 1 tiết giảng cần = 6 giờ hành chính để chuẩn bị

Giảng viên chính: 1 tiết giảng cần = 5 giờ hành chính để chuẩn bị

Phó giáo sư: 1 tiết giảng cần = 4,5 giờ hành chính để chuẩn bị

Giáo sư: 1 tiết giảng cần = 4 giờ hành chính để chuẩn bị

a) Đối với cán bộ giảng dạy đại học:

Chức danh

Định mức giờ chuẩn/năm

Giáo sư

300 giờ chuẩn

Phó Giáo sư

260 giờ chuẩn

Giảng viên chính

240 giờ chuẩn

Giảng viên

200 giờ chuẩn

[...]