Thông tư 83-VHTT/VP-1978 về viêc nộp lưu chiểu văn hóa phẩm để hướng dẫn thi hành các luật lệ về lưu chiểu văn hóa phẩm do Bộ Văn hóa thông tin ban hành

Số hiệu 83-VHTT/VP
Ngày ban hành 29/06/1978
Ngày có hiệu lực 14/07/1978
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá và Thông tin
Người ký Nguyễn Văn Hiếu
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ VĂN HÓA

*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*******

Số: 83-VHTT/VP

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 1978

HƯỚNG DẪN THI HÀNH CÁC LUẬT LỆ VỀ NỘP LƯU CHIỂU VĂN HÓA PHẨM

Chế độ lưu chiểu văn hóa phẩm hiện hành được quy định bằng các văn bản sau đây:

- Sắc lệnh số 18-SL ngày 31-01-1946 đặt thể lệ lưu chiểu văn hóa phẩm ở Việt nam ;

- Nghị định của Bộ Quốc gia giáo dục số 76-GDKD ngày 12-02-1946 ;

- Luật số 002-SL/L02 ngày 20-5-1957 và nghị định của Thủ tướng chính phủ số 298-TTg ngày 09-07-1957 quy định chế độ báo chí ;

- Luật số 003-SLT ngày 18-06-1957 và nghị định của Thủ tướng Chính phủ số 275-TTg ngày 24-06-1957 quy định chế độ xuất bản.

Riêng Bộ Văn hóa còn ban hành các chỉ thị số 599-VH/CT ngày 11-06-1957 về lưu chiểu văn hóa phẩm, quyết định số 570-VH/QĐ ngày 24-10-1961 và thông tư số 67-VH/TT ngày 11-03-1963 quy định chi tiết và hướng dẫn việc thi hành chế độ nộp lưu chiểu xuất bản phẩm.

Vì các luật lệ đều đã được ban hành từ lâu, số lượng lại nhiều, phần lớn các cơ quan không nắm được đầy đủ các văn bản nên đã có nhiều thiếu sót trong việc thi hành.

Vì vậy, Bộ Văn hóa và thông tin thấy cần phải trình bày một cách tổng hợp nội dung các luật lệ hiện hành về lưu chiểu văn hóa phẩm, giải thích và hướng dẫn thi hành việc nộp lưu chiểu văn hóa phẩm như sau để các cơ quan văn hóa, các cơ quan in, xí nghiệp in, xuất bản và báo chí thuộc các ngành khác chấp hành cho đúng.

I. MỤC ĐÍCH CÔNG TÁC LƯU CHIỂU VĂN HÓA PHẨM

Công tác lưu chiểu văn hóa phẩm nhằm 4 mục đích:

1.Thu nhận, đăng ký, thống kê và tàng trữ mọi loại hình ấn phẩm đã xuất bản và lưu hành trong cả nước để xây dựng một kho tàng văn hóa dân tộc phục vụ cho việc nghiên cứu tìm hiểu lịch sử dân tộc trước mắt và lâu dài ;

2.Kiểm tra tình hình xuất bản trong nước và quản lý sự nghiệp xuất bản ;

3. Kiểm tra kỹ thuật và tình hình sản xuất công nghiệp in ;

4. Góp phần bảo vệ bản quyền tác giả.

II. CÁC CƠ QUAN NHẬN LƯU CHIỂU

A. Ở trung ương :

1.Thư viện quốc gia Việt Nam là nơi có trách nhiệm thu nhận, đăng ký, thống kê và tàng trữ mọi văn hóa phẩm, biên soạn các loại hình thư mục quốc gia, làm công tác thông tin thư mục phục vụ việc nghiên cứu và khai thác kho văn hóa dân tộc ;

2.Cục xuất bản và báo chí, Viện phim quốc gia thuộc Bộ Văn hóa và thông tin ;

3.Tổng cục khí tượng thủy văn (riêng về lịch).

B. Ở địa phương :

1.Ủy ban nhân dân và tòa án nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương ;

2.Các Sở, Ty văn hóa và thông tin, các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương ;

3.Đài khí tượng thủy văn tỉnh (riêng về lịch).

III. VĂN HÓA PHẨM PHẢI NỘP LƯU CHIỂU

1. Ấn phẩm được in ra bằng mọi phương tiện như in typô, rônéô, in ốp xét, in lõm, in xê-len (hoặc in tĩnh điện) in lưới, v.v…để bán, cho thuê, phát không trong nhân dân hoặc phân phối trong nội bộ các cơ quan, đoàn thể như:

- Sách, báo, tạp chí… ;

- Thông cáo, áp phích, truyền đon, hiệu triệu (bản, lời thư), khẩu hiệu, câu đối, cuốn thư, các bản tin ;

- Tranh ảnh, ảnh bưu ảnh, tranh, ảnh in, phác họa, sách ảnh, sách tranh, tranh dân gian in hàng loạt, v.v… ;

[...]