BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
75-TC/CTN
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 12 năm 1987
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 75-TC/CTN NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 1987 HƯỚNG
DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 222-HĐBT NGÀY 5 THÁNH 12 NĂM 1987 CỦA HĐBT VỀ LỆ PHÍ
TRƯỚC BẠ VÀ LỆ PHÍ CHỨNG THƯ
Thi hành Nghị định số 222-HĐBT
ngày 5 tháng 12 năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng về lệ phí trước bạ và lệ phí chứng
thư. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể như sau:
A. LỆ PHÍ
TRƯỚC BẠ:
I. ĐỐI TƯỢNG CHỊU
LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ, NGƯỜI NỘP LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ
1. Đối tượng chịu lệ phí trước
bạ.
Điều 1. Nghị định của
HĐBT đã nêu "Mọi trường hợp chuyển dịch quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng về
nhà đất, xe ôtô, xe gắn máy, tàu thuyền v.v... (dưới đây gọi chung là tài sản)
bao gồm mua bán, nhượng đổi, cho không, hay thừa kế đều phải làm thủ tục khai
báo và nộp lệ phí trước bạ cho cơ quan thuế. Bộ Tài chính hướng dẫn và giải
thích rõ những loại tài sản phải trước bạ và những trường hợp chuyển dịch tài sản
phải nộp lệ phí trước bạ như sau:
a. Những loại
tài sản phải nộp lệ phí trước bạ.
Theo quy định của Điều 1 Nghị định
số 222-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng thì mọi sự chuyển dịch các loại tài sản thuộc
diện phải đăng ký quản lý với các cơ quan chức năng của Nhà nước đều phải nộp lệ
phí trước bạ.
Cụ thể là:
- Nhà đất, bao gồm quyền sở hữu
hoặc quản lý nhà, quyền sử dụng đất.
- Xe ôtô các loại
- Xe gắn máy bao gồm: xe hai
bánh, xe ba bánh, xe lam, xe xích lô máy.
- Tàu thuyền bao gồm cả ca nô,
xà lan, thuyền dùng để vận tải hàng hoá, hành khách hoặc đánh cá trên sông biển.
Các tài sản hoặc phương tiện khác bao gồm: xe xích lô, xe lôi, xe ba gác, video
cát sét, camêra, súng hơi.
b. Các trường hợp chuyển dịch
tài sản sau đây phải nộp lệ phí trước bạ:
- Chuyển dịch tài sản giữa cá
nhân, tập thể, tổ chức đoàn thể xã hội, các cơ quan ngoại giao nước ngoài, các
tổ chức quốc tế, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam với nhau.
- Chuyển dịch tài sản giữa cá
nhân, tập thể, tổ chức đoàn thể xã hội, các cơ quan ngoại giao nước ngoài, các
tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài với các tổ chức kinh tế quốc doanh,
công tư hợp doanh, đoàn thể, cơ quan Nhà nước hoặc ngược lại.
- Trường hợp nhận tài sản của cá
nhân hay tổ chức từ nước ngoài gửi về, khi đăng ký sử dụng hoặc sở hữu cũng phải
nộp lệ phí trước bạ.
c. Những trường
hợp chuyển dịch tài sản sau đây không phải nộp lệ phí trước bạ.
- Những tài sản là hàng hoá do
mua của các cơ sở chuyên sản xuất kinh doanh những mặt hàng thuộc diện nộp lệ
phí trước bạ.
Ví dụ:
+ Mua xe máy của cửa hàng mậu dịch
quốc doanh
+ Mua thuyền của HTX đóng thuyền
- Nhà, đất được các cơ quan Nhà
nước phân phối sử dụng
- Đổi nhà, đất với cơ quan Nhà
nước theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước.
d. Các trường hợp chuyển dịch
tài sản giữa các tổ chức kinh tế quốc doanh, công tư hợp doanh, đoàn thể cơ
quan Nhà nước với nhau có chế độ riêng.
2. Người
nộp lệ phí trước bạ.
- Trường hợp mua bán, nhượng,
cho không hay thừa kế thì người nhận tài sản phải nộp lệ phí trước bạ.
- Trường hợp đổi tài sản thì các
bên tham gia đổi tài sản đều phải nộp lệ phí trước bạ trên trị giá tài sản mỗi
bên nhận được.
II. CĂN CỨ TÍNH
LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ
1. Trị giá tài sản chuyển dịch
được tính theo giá thị trường lúc trước bạ.
Đối với các tài sản bán cho các
tổ chức kinh tế quốc doanh, công tư hợp doanh, đoàn thể, cơ quan Nhà nước thì
trị giá tài sản là giá thực tế thanh toán.
2. Tỷ lệ 3% trị giá tài sản
áp dụng đối với các trường hợp chuyển dịch tài sản sau đây:
- Thừa kế tài sản.Thừa kế tài sản
là sự chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo luật và
theo di chúc, quy định tại Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1982 "về việc
hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế" của Toà án nhân dân tối cao.
- Phân chia tài sản giữa các cộng
đồng sở hữu chung về tài sản để mỗi người được công nhận quyền sở hữu hoặc quyền
sử dụng thì nộp lệ phí trước bạ trên phần tài sản được chia.
- Việc phân chia tài sản chung của
hai vợ chồng khi ly hôn, mỗi người phải nộp lệ phí trước bạ trên giá trị tài sản
được chia.
III. TRÁCH NHIỆM
CỦÂ NGƯỜI NỘP VÀ CƠ QUAN THUẾ
1. Trách nhiệm của người nộp
lệ phí trước bạ
Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày
làm giấy tờ chuyển dịch tài sản giữa hai bên (giấy mua, bán, nhượng, đổi, cho,
di chúc, giao kèo, hợp đồng) người nộp lệ phí trước bạ phải đến cơ quan thuế
công thương nghiệp nơi bên nhận tài sản cư trú làm tờ khai chuyển dịch tài sản
(theo mẫu quy định), xuất trình các chứng từ cần thiết và nộp lệ phí trước bạ
trước khi được các cơ quan quản lý chức năng cấp giấy phép sử dụng hoặc giấy chứng
nhận sở hữu.
- Riêng các tài sản chuyển dịch
từ năm 1987 trở về trước, chưa được cấp giấy phép sử dụng hoặc giấy chứng nhận
sở hữu thì chậm nhất là ngày 30/3/1988 phải đến cơ quan thuế công thương nghiệp
nơi người sở hữu sử dụng tài sản cư trú để làm thủ tục và nộp lệ phí trước bạ.
2. Trách nhiệm của cơ quan
thuế:
a. Nhận được tờ khai, cơ quan
thuế phải kiểm tra thực trạng tài sản, trị giá tài sản, và các chứng từ về chuyển
dịch tài sản trước bạ.
b. Tính và thu đúng mức lệ phí, ghi
sổ trước bạ, đóng dấu "đã nộp lệ phí trước bạ" vào tờ khai chuyển dịch
tài sản và cấp biên lai thu tiền giao 1 bản tờ khai cho người nộp lệ phí.
c. Hồ sơ trước bạ của từng tài sản
đã trước bạ, cơ quan thuế phải tổ chức lưu giữ và bảo quản cẩn thận để kiểm tra
đối chiếu khi cần thiết.
d. Thường xuyên tổ chức phối hợp
với cơ quan chức năng công an, nhà đất, giao thông, toà án, văn hoá... để đảm bảo
quản lý chặt chẽ mọi trường hợp chuyển dịch tài sản và thu đủ lệ phí trước bạ
theo qui định, đồng thời tránh những thủ tục phức tạp gây phiền hà cho người nộp
lệ phí.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
- Tổ chức bộ máy thu lệ phí
trước bạ.
- Nội thành các thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Hải Phòng thành lập phòng thu lệ phí trước bạ trực thuộc Chi cục
thế công thương nghiệp.
- Các nơi khác do phòng thuế
công thương nghiệp quận, huyện tổ chức thu lệ phí trước bạ.
2. Giải quyết khiếu nại:
Những khiếu nại về thu nộp lệ
phí trước bạ do cơ quan thuế các cấp giải quyết, nếu vẫn còn khiếu nại thì UBND
tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương giải quyết. Quyết định của
UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương là quyết định cuối cùng.
3. Khen thưởng:
Người có công phát hiện các trường
hợp trốn lậu về lệ phí trước bạ và giúp cơ quan thuế thu được số lệ phí gian lận
thì sẽ được hưởng 10% số tiền phạt về gian lận, mỗi vụ thưởng tối đa không quá
50.000 đ.
4. Hàng ngày cơ quan thuế phải nộp
toàn bộ số tiền lệ phí thu được vào ngân sách, nộp vào các chương tương ứng, loại
14 khoản 01 hạng 9 mục 24 của mục lục Ngân sách Nhà nước.
B. LỆ PHÍ CHỨNG
THƯ
I. ĐỐI TƯỢNG VỀ
MỨC NỘP LỆ PHÍ CHỨNG THƯ
1. Chứng thư về hành chính
bao gồm:
Bản sao văn bằng, bản sao lý lịch,
bản sao học bạ, bản sao giấy khai sinh, các loại bản sao khác là UBND các cấp
thực hiện thì mỗi lần sao nộp 50 đồng.
2. Các chứng thư về pháp lý gồm:
- Giấy khai sinh, chứng nhận kết
hôn mỗi chứng thư nộp 100 đồng.
- Các đơn kiện, phán quyết của
toà án mỗi chứng thư nộp 200 đồng.
- Mỗi chứng thư ly hôn nộp 500 đồng,
do người chủ động xin ly hôn nộp.
- Các chứng thư pháp lý khác, mỗi
chứng thư nộp 200 đồng.
3. Chứng thư về kinh tế gồm:
Các hợp đồng kinh tế, các giấy
chứng nhận nhãn hiệu, phẩm chất, các biên bản thanh lý hợp đồng mỗi chứng thư nộp
500 đồng.
II. TỔ CHỨC
THU NỘP VÀ QUẢN LÝ LỆ PHÍ CHỨNG THƯ
1. Cơ quan chức năng thực hiện
loại chứng thư gì thì trực tiếp thu lệ phí chứng thư đó.
2 Phát hành và quản lý tem chứng
thư:
- Mỗi chứng thư phải dán tem do
Sở Tài chính tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương thống nhất, quản lý
phát hành trên địa bàn.
- Trước mắt nếu địa phương nào
chưa in kịp tem thì báo cáo UBND tỉnh, thành phố, đặc khu cho phép dùng biên
lai thu tiền thay tem chứng thư.
- Sở Tài chính hướng dẫn việc
giao nhận, thanh quyết toán tem chứng thư (hoặc biên lai thu tiền) cho từng đơn
vị thu lệ phí chứng thư.
3. Số tiền lệ phí chứng thư
phải nộp vào ngân sách hàng ngày hoặc định kỳ theo quy định của Ngân hàng
cơ quan thu lệ phí thuộc cấp nào thu, thì nộp vào ngân sách của cấp đó, theo
chương tương ứng, loại 15 khoản 00, hạng 1, mục 47 của mục lục ngân sách Nhà nước.
4. Cơ quan thu lệ phía chứng
thư được hưởng 20% số tiền thu được để chi phí cho việc chứng thư, và thưởng
cho những người làm tốt công tác chứng thư.
Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/01/1988. Tất cả các quy định trước đây của các địa phương,
các ngành trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng
mắc hoặc chưa phù hợp đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời xem xét giải
quyết.