Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Thông tư 69-TC/TCT năm 1991 hướng dẫn chuyển chế độ thu tiền nuôi rừng sang thu thuế tài nguyên đối với khai thác sản phẩm rừng tự nhiên do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 69-TC/TCT
Ngày ban hành 27/11/1991
Ngày có hiệu lực 01/01/1992
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Phan Văn Dĩnh
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thuế - Phí - Lệ Phí,Tài nguyên - Môi trường

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 69-TC/TCT

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 1991

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 69-TC/TCT NGÀY 27-11-1991 HƯỚNG DẪN VIỆC CHUYỂN CHẾ ĐỘ THU TIỀN NUÔI RỪNG SANG THU THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI KHAI THÁC SẢN PHẨM RỪNG TỰ NHIÊN

Căn cứ Pháp lệnh thuế tài nguyên do Hội đồng Nhà nước ban hành kèm theo lệnh số 34-LCT/HĐNN 8 ngày 9 tháng 4 năm 1990 và Nghị định số 06-HĐBT ngày 7 tháng 1 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên.
Căn cứ Quyết định số 232-CT ngày 30 tháng 7 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc chuyển chế độ thu tiền nuôi rừng sang thu thuế tài nguyên.
Sau khi trao đổi với Bộ Lâm nghiệp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện thu thuế tài nguyên đối với khai thác sản phẩm rừng tự nhiên như sau:

I- PHẠM VI ÁP DỤNG:

1- Đối tượng nộp thuế tài nguyên, bao gồm: tất cả các hoạt động khai thác sản phẩm rừng tự nhiên (gọi chung là lâm sản, tự nhiên) của mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế ; không phân biệt trong nước hay nước ngoài, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, có địa điểm cố định hay lưu động (gọi chung là cơ sở).

Đối với các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và xí nghiệp liên doanh) áp dụng như quy định tại Điều 3 điểm 2, Điều 4 Nghị định số 06-HĐBT ngày 7-1-1991 của Hội đồng Bộ trưởng và hướng dẫn tại Thông tư số 07-TC/TCT ngày 7-2-1991 của Bộ Tài chính.

2- Khai thác những lâm sản sau đây không phải nộp thuế tài nguyên:

- Củi cánh nhánh khô do nhân dân ở những xã có rừng được phép thu nhặt để dùng, không nhằm mục đích kinh doanh.

- Củi cành nhánh khô thu gom ở những vùng được phép khai thác trắng hoặc để cải tạo rừng.

- Lâm sản khai thác trên vường rừng hoặc rừng trồng của các tổ chức, cá nhân, được Nhà nước giao đất trồng rừng.

II- CĂN CỨ TÍNH THUẾ.

Căn cứ tính thuế tài nguyên là số lượng lâm sản tự nhiên khai thác, giá tính thuế đơn vị lâm sản và thuế suất.

Công thức tính thuế tài nguyên là:

Thuế tài nguyên

=

Số lượng lâm sản khai thác

x

Giá bán bình quân đơn vị lâm sản
khai thác

x

Thuế suất (%)

1- Số lượng lâm sản khai thác: là toàn bộ khối lượng hoặc trọng lượng lâm sản tự nhiên thực tế khai thác chưa qua chế biến trong kỳ, không phân biệt mục đích khai thác để bán, trao đổi, dự trữ, chế biến hoặc tiêu dùng nội bộ v.v...

Việc xác định số lượng lâm sản thực tế khai thác để tính thuế cần phải đối chiếu với hồ sơ kiểm tra khai thác lâm sản của tổ chức kiểm lâm nhân dân, đối với gỗ phải có lý lịch gỗ và đóng dấu búa kiểm lâm. Ngoài ra, riêng trường hợp các tổ chức cá nhân khai thác không thường xuyên (từng chuyến theo từng giấy phép) còn phải kiểm tra đối chiếu số lâm sản thực tế khai thác với số lượng chủng loại lâm sản được phép khai thác đã ghi trong giấy phép, kết quả kiểm tra phải lập thành biên bản, có chữ ký của cơ sở khai thác, của cán bộ trực tiếp kiểm tra và của lãnh đạo cơ quan trực tiếp thu thuế.

2- Giá tính thuế: là giá bán thực tế bình quân từng loại lâm sản khai thác chưa qua chế biến trong kỳ tính thuế trên thị trường địa phương.

a) Đối với Lâm trường Quốc doanh: giá tính thuế là giá bán thực tế bình quân từng loại lâm sản khai thác chưa qua chế biến của cơ sở khai thác ghi trên hoá đơn bán hàng do Bộ Tài chính phát hành.

Nếu đơn vị khai thác lâm sản trực tiếp xuất khẩu hoặc uỷ thác xuất khẩu, thì giá tính thuế là giá lâm sản thực tế xuất khẩu bằng ngoại tệ tại cửa khẩu (giá FOB) trong kỳ tính thuế, quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố (-) chi phí hợp lý về vận chuyên lâm sản từ kho bán ra của đơn vị khai thác đến cửa khẩu, chi phí bảo quản đóng gói (nếu có) và hoa hồng của đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu (nếu xuất khẩu uỷ thác).

Hợp đồng xuất khẩu và hoá đơn bán hàng phải ghi rõ số lượng, giá bán, cước phí vận chuyển và hoa hồng của đơn vị xuất khẩu (nếu có).

b) Các cơ sở khai thác Lâm sản không bán ra mà dùng để chế biến, troa đổi hàng, sử dụng nội bộ v.v. và không có giá bán thực tế, thì giá tính thuế là giá bán bình quân lâm sản cùng loại trên thị trường địa phương trong kỳ tính thuế.

Từ những nguyên tắc trên, trong từng thời kỳ cụ thể, Liên Bộ Tài chính - Uỷ ban Vật giá Nhà nước - Lâm nghiệp sẽ quy định cung giá chuẩn tối thiểu tính thuế đối với những loại lâm sản chính để hướng dẫn thi hành.

Căn cứ khung giá chuẩn của Liên Bộ hướng dẫn, Cục thuế tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan Vật giá, Lâm nghiệp, quy định giá tính thuế cụ thể từng loại lâm sản khai thác phù hợp với giá thị trường địa phương, thông vbáo cho các tổ chức, cá nhân khai thác lâm sản thực hiện, đồng thời báo cáo về Bộ Tài chính và Bộ Lâm nghiệp chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày ra thông báo.

Khi giá cả thị trường biến động từ 20% trở lên thì phải điều chỉnh lại giá tính thuế cho phù hợp với thực tế.

Trong khi Liên Bộ chưa quy định khung giá chuẩn, các cục thuế tỉnh, thành phố được tạm thời vận dụng công văn số 838-Tc/TCT của Bộ Tài chính để quy định giá tính thuế tài nguyên đối với khai thác sản phẩm rừng tự nhiên trên địa phương.

3- Thuế suất:

Các tổ chức, cá nhân là người Việt Nam hiện đang cư trú trong nước khia thác lâm sản tự nhiên, thực hiện biểu thuế suất quy định tại Thông tư số 07-TC/TCT ngày 7 tháng 2 năm 1991 của Bộ Tài chính như sau:

TT

Tên tài nguyên

Thuế suất (%)

1

Gỗ tròn, trong đó:

 

 

- Nhóm 1

40

 

- Nhóm 2

35

 

- Nhóm 3, 4

25

 

- Nhóm 5, 6, 7, 8

15

2

Gỗ trụ mỏ

15

3

Gỗ làm nguyên liệu giấy (bồ đề, thông, mỡ)

20

4

Gỗ làm cột buồm, cọc đáy

20

5

Gỗ tràm, gỗ đước

25

6

Gỗ cành, ngọn, củi

5

7

Tre, nứa, vầu, lồ ô, giang, mai v.v...

10

8

Đặc sản, dược liệu

20

 

Riêng:

 

 

- Trần hương

40

 

- Ba kích, hồi, quế, sa nhân, thảo quả...

25

 

- Các đặc sản có chu kỳ ngắn ngày đưới 1 năm như: sặt, đót v.v...

7

9

Chim, thú rừng

20

 

Riêng: chim thú lấy thị, xương, da làm thuốc như: Hổ, báo, gấu, sư tử, khỉ, hươu, nai v.v..

30

10

Các loại lâm sản, đặc sản khác 10

 

[...]