PHỦ
THỦ TƯỚNG
******
|
VIỆT
NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
537-TTg
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 11 năm 1957
|
THÔNG
TƯ
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC VÀ CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ÁP DỤNG CHO CÁN
BỘ VÀ NHÂN VIÊN BỘ NGOẠI GIAO CÔNG TÁC Ở NƯỚC NGOÀI
Trong khi chờ ban hành một quy
chế cho những cán bộ và nhân viên Bộ Ngoại giao công tác ở nước ngoài , nay quy
định tạm thời số điểm về tạm thời và công tác của cán bộ nhân viên Ngoại giao
công tác ở nước ngoài như sau :
I.- CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC VÀ HỌC TẬP
1). Chế độ luân chuyền :
Đối với các Đại sứ , Công sứ,
Tham tán, Tổng lãnh sự, các Lãnh sự làm thủ trưởng cơ quan và các thủ trưởng
cơ quan đại diện chính phủ thì không định thời gian luân chuyền. Thời
gian công tác ở nước ngoài sẽ tuỳ theo nhu cầu công tác.
Đối với tất cả những cán bộ,
nhân viên khác thuộc cơ quan Ngoại giao đặt ở nước ngoài ( không ở loại phụ
trách cơ quan đã nói ở trên) sau thời hạn 3 năm công tác ở nước ngoài, thì được
thuyền chuyền về nước.
Trường hợp những cán bộ, nhân
viên bộ Ngoại giao công tác ở những vùng khí hậu không thích hợp với những người
Việt Nam, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ thì bộ Ngoại giao sẽ tuỳ theo tình hình
sức khoẻ đễ xét duyệt cho thuyên chuyền về nước. Thời gian công tác ở những nơi
này có thể rút ngắn hơn, không nhất thiết là 3 năm.
Đối với một số cán bộ, nhân viên
có gia đình hoặc có hoàn cảnh khó khăn , thì Bộ Ngoại giao có thể xét và rút ngắn
thời hạn công tác ở nước ngoài.
Nếu vì nhu cầu công tác hoặc việc
sắp xếp cán bộ ra thay thế chưa kịp thì cán bộ, nhân viên ngoại giao đã hết hạn
ở ngoài nước sẽ lưu lại một thời gian không quá 6 tháng.
Khi hết hạn công tác ở nước
ngoài, cán bộ, nhân viên nào muốn ở lại công tác thêm một thời gian nữa thì cần
cho cơ quan biết trước, để báo cáo về Bộ Ngoại giao xét.
Thời hạn công tác ở nước ngoài sẽ
tính bắt đầu từ ngày nhận việc ở Đại sứ quán hay Lãnh sự quan.
Những cán bộ nhân viên thuộc các
ngành khác, vẫn công tác ở nước ngoài,được thuyên chuyển sang cơ quan Ngoại
giao, thì thời gian công tác ở nước ngoài tại cơ quan cũ cũng được tính vào thời
hạn công tác ở cơ quan Ngoại giao.
Những học sinh Việt Nam ra học ở
nước ngoài, rồi được tuyển dụng vào cơ quan Ngoại giao, thì thời hạn công tác ở
nước ngoài chỉ tính từ ngày bắt đầu nhận việc ở cơ quan Ngoại giao.
2). Thì giờ học tập:
Các cán bộ, nhân viên ngoại giao
ra ngoài nước công tác cũng làm đều làm việc 8 giờ một ngày như các cán bộ,
nhân viên ở trong nươc.
Đối với các cơ quan đặt ở xứ
nóng như Tân-Đen- li thì trong 3 tháng hè , cán bộ, nhân viên ngoại giao sẽ làm
việc 6 giờ 1 ngày.
3) Thì giờ học tập:
a) Học tập ngoại ngữ và nghiệp
vụ:
Các cơ quan Ngoại giao của nước
Việt Nam ở nước ngoài, đều mới được tổ chức, trình độ nghiệp vụ của cán bộ,
nhân viên phải được chú ý bồi dưỡng, việc học tập ngoại ngữ của anh em cũng rất
cần thiết cho công tác. Vì vậy nên ấn định cho các cơ quan Ngoại giao ở nước
ngoài được dùng một số giờ trong giờ làm việc của cơ quan để học tập ngoại ngữ
và nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên ngoại giao như sau:
HỌC TẬP NGOẠI NGỮ:
Trong một năm đầu, tất cả cán bộ,
nhân viên ngoại giao công tác ở nước ngoài đều được dùng 1 giờ trong giờ làm việc
của cơ quan để học tập.
Từ năm thứ hai trở đi, các cán bộ
có chức vụ ngoại giao, các cán bộ nghiên cứu vẫn được giữ chế độ trên. Các cán
bộ, nhân viên khác sẽ tạo điều kiện để tự học vào giờ làm việc của cơ quan.
Riêng đối với các cán bộ phiên dịch
thì tuỳ theo tình hình và nhu cầu công tác cơ quan có thể tổ chức cho anh em học
tập ngoại ngữ nhiều hơn số giờ đã quy định chung ở trên.
Mỗi cán bộ trong cơ quan không
được học quá 2 thứ tiếng( tiếng của nước mình đặt cơ quan và một thứ tiếng ngoại
ngữ thông dụng nhất ở địa phương ấy). Cơ quan sẽ tổ chức việc học tập và mượn
giáo viên hướng dẫn . Trường hợp có cán bộ trong cơ quan biết ngoại ngữ thì cơ
quan cần thu xếp để anh em dạy lẫn nhau để đỡ phải mượn giáo viên.
HỌC TẬP NGHỊÊP VỤ:
Thủ trưởng cơ quan căn cứ vào
tình hình và nhiệm vụ và nghiệp vụ của cán bộ nhân viên ngoại giao mà tổ chức
cho anh em học tập nghiệp vụ một tuần lễ 4 giờ vào giờ làm việc của cơ quan.
b) Học tập văn hoá và chính trị:
Ngoài giờ làm việc của cơ quan,
thủ trưởng cơ quan phải quan tâm giúp đỡ phương tiện và tạo điều kiện để
cán bộ nhân viên học tập văn hoá và chính trị cho cán bộ, nhân viên học trong một
thời gian ngắn vào giờ làm việc của cơ quan, nhưng mỗi tuần không được quá 4 giờ.
II.- CHẾ ĐỘ
NGHỈ NGÀY LỄ, NGHỈ ĐỂ BỒI DƯỠNG SỨC KHỎE VÀ VIỆC GIẢI TRÍ
1)Nghỉ ngày lễ:
Hàng năm cán bộ, nhân viên công
tác ở nước ngoài được nghỉ theo những ngày lễ sau đây:
Ngày Quốc khánh nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa (2-9)
Ngày Quốc tế lao động (1-5)
Chiều ngày 30 và ngày 1, ngày 2
của tết Nguyên đán âm lịch.
Các ngày lễ chính của nước mà
mình đặt cơ quan nhưng không quá bảy ngày trong một năm.
Cán bộ, nhân viên làm việc vào
những ngày đã quy định trên thì được nghỉ bù.
2) Nghỉ để bồi dưỡng:
Ở trong nước chế độ nghỉ phép
hàng năm cho cán bộ, nhân viên cũng chưa đặt ra cho nên nói chung chưa đặt
vấn đề nghỉ phép hàng năm hay nghỉ phép về nước cho cán bộ, nhân viên ngoại
giao ở ngoài nước thành một chế độ.
Song, do điều kiện khí hậu ở một
số nước quá nóng hoặc quá lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ, nhân viên,
nên quy định cho các cơ quan Ngoại giao Việt Nam ở những nước quá nóng hoặc quá
lạnh, có thể tùy theo sự cần thiết mà bố trí cho cán bộ nhân viên mỗi năm từ mừơi
tới mười lăm ngày để bồi dưỡng sức khỏe.
Đặc biệt những cán bộ, nhân vịên
nào đã hết hạn công tác ở nước ngoài , mà còn ở lại công tác them một thời gian
nữa, thì được nghỉ phép về nước thăm gia đình và học tập tình hình thực tế
trong nước, trong thời gian từ một tới hai tháng không kể những ngày đi đường.
3) Việc giải trí:
Các cơ quan ngoại giao ở ngoài
nước được sắm các đồ dùng sau đây để tổ chức giải trí cho cán bộ, nhân viên:
1 bàn ping pong.
1 radio kèm máy hát ( nơi nào có
television thì mua televison thay cho radio và máy hát).
1 số dụng cụ thể thao thông thường
và cần thiết .
1 bàn bi-a loại thường
III.- CHẾ ĐỘ
CÔNG TÁC PHÍ
Căn cứ theo thong tư số 184 ngày
1-2-1956 và thong tư số 374- CT ngày 21-4-1956 của Bộ Tài chính và theo nhu
cầu công tác của ngành Ngoại giao, nay quy định về phương tiện đi lại và
tiền phụ cấp đi đường cho các cán bộ, nhân viên ngoại giao ra công tác ở nước
ngoài như sau:
Phương tiện đi lại:
a)Cán bộ, nhân viên ngoại giao
đi công tác thong thường thì đi bằng xe lửa hoặc tàu biển.
Việc đi bằng máy bay phải hết sức
hạn chế, khi có công việc thật cần thiết phải tranh thủ thời gian thì thủ trưởng
cơ quan có thể quyết định cho cán bộ, nhân viên ngoại giao đi bằng máy bay. Hoặc
ở nơi nào giá vé máy bay tương đương với giá vé tàu lửa loại mềm thì thủ trưởng
cơ quan có thể quyết định cho cán bộ, nhân viên cớ tiêu chuẩn đi xe lửa loại mếm
được đi bằng máy bay.
b) Cán bộ, nhân viên ngoại giao
ra công tác ở ngoài nước khi đi xe lửa phải chia ra hai loại để lấy vé:
Từ Bí thư thứ hai trở lên được lấy
vé loại mềm.
Từ Bí thư thứ ba trở lên được lấy
vé loại cứng.
Khi cán bộ ngoại giao Việt Nam
cùng đi công tác với một cán bộ ngoại quốc thì từ Tùy viên trở lên cũng có thể
được lấy vé loại mềm, nhưng phải do thủ trưởng cơ quan quyết định.
Ở các nước tư bản, để bảo vệ tài
liệu, để bảo vệ an ninh và uy tín cho cán bộ, các giao thong viên ngoại giao.
Tùy viên và Bí thư thứ ba cũng được lấy vé loại mềm, hoặc loại có bảo đảm(
không phải là loại thông thường mà nhân dân đó đi).
Vợ con cán bộ ngoại giao cùng
đi, cũng được lấy vé cùng loại với cán bộ ngoại giao.
Nhân viên đi theo để giúp đỡ thủ
trừởng cơ quan cũng đựơc lấy vé cùng loại với thủ trưởng nếu xét cần thiết.
c) Khi cán bộ, nhân viên đi công
tác hoặc thuyên truyền về nước, có mang theo nhiều hành lý riêng, thì ngoài số
hành lý được mang theo người không mất cước phí theo chế độ chung của nhà ga,
cơ quan còn dài thọ them tiền cước phí về phần hành lý như sau:
1) Đi máy bay được gửi theo nhiều
nhất là mười cân.
2)Đi bằng các phương tiện khác
được gửi theo nhiều nhất là hai mươi cân.
2) Phụ cấp đi đường:
a) Chặng đường đi ở trong nước:
Các cán bộ, nhân viên sẽ hưởng theo chế độ công tác phí đã ấn định chung ở
trong nước
b)Chặng đường đi ở ngoài nước:
Các khoản ăn, ở tiêu ở dọc đường của cán bộ, nhân viên ngoại giao sẽ áp dụng
theo chế độ chi tiêu đã định ở mục III của thông tư số 347- TC/HCP ngày 21
tháng 4 năm 1956 của Bộ Tài chính.
Các cán bộ ngoại giao từ Tham tấn
trở lên hưởng mức chi tiêu dọc đường theo mức đã định cho cán bộ lọai A.
Các Lãnh sự, Bí thư và Tùy viên
các Sứ quán, Tổng lãnh sự quán và Lảnh sự quán hưởng theo mức đã định cho cán bộ
loại B.
Các cán bộ, nhân viên khác hưởng
theo mức đã định cho cán bộ loại C.
c)Cách thanh toán: Các cán bộ
nhân viên đi công tác ở nước ngoài, đến Sứ quán nào thì lãnh tiền ở Sứ quán ấy
sẽ thanh toán với Bô Ngoại giao.
Khi đến hoặc về nơi công tác,
cán bộ, nhân viên ngoại giao phải thanh toán trả lại cơ quan theo mức tiền ăn
hàng ngày mà an hem đã được đài thọ ở dọc đường, những khách sạn, ở các Sứ
quán khác…
IV.- CHẾ ĐỘ
TRỢ CẤP ỐM ĐAU, KHI CHẾT.
1).Ốm đau:
Mỗi cơ quan ở nước ngoài cần
có một tủ thuốc thong thường để dung cho cán bộ, nhân viên.
Cán bộ, nhân viên khi ốm đau cần
đi bệnh viện thì mọi tiền phí tổn về điều trị đều do cơ quan đài thọ .Nếu cơ
quan phải trả tiền ăn cho bệnh viện thì an hem phải thanh toán trả lại cho cơ
quan theo mức tiền ăn hàng ngày về thời gian ở bệnh viện.
Ở nước nào bệnh viện chia làm
nhiều lọai, thì cơ quan sẽ đưa cán bộ bị ốm đau vào nằm ở loại tương xứng với
chức vụ của anh em . Ngoài ra, tùy theo bệnh tình của cán bộ, nhân viên do bác
sĩ cấp giấy chứng nhận, thủ trưởng cơ quan có thể quyết định cho cán bộ, nhân
viên đi điều trị ở một bệnh viện đặc biệt hoặc cho đi an dưỡng.
Sau khi ốm dậy mà người còn yếu
thì cán bộ, nhân viên sẽ được cơ quan bồi dưỡng them mỗi ngày một phần tư
hoặc một nữa suất ăn hàng ngày, tùy theo tình hình sức khỏe, trong một thời
gian nhiều nhất là mười lăm ngày.
Nếu cán bộ nhân viên bị ốm đau
nhưng phải ở lại cơ quan chữa bệnh theo đơn của bác sĩ thì thủ trưởng cơ quan sẽ
quyết định việc cấp thuốc và tiền bồi dưỡng theo chế độ chung của cơ quan.
2). Trợ cấp khi bị chết:
Cán bộ, nhân viên ngoại giao
công tác ở ngoài nước, khi bị chết được cơ quan tổ chức mai táng theo phong tục
tập quán ở địa phương đặt cơ quan.
Nếu cán bộ, nhân viên bị chết vì
ốm đau thì vợ chồng, con hoặc bố mẹ, sẽ được hưởng tiền trợ cấp theo điều 84 và
điều 88 của Sắc lệnh số 75-SL. Tiền trợ cấp sẽ tính theo số năm làm việc , mỗi
năm được một tháng lương kể cả phụ cấp gia đình . Số ngày, tháng lẻ cũng tính bằng
một năm chẵn nhưng tổng số tiền phụ cấp không được quá 6 tháng kể cả phụ cấp
gia đình.
Nếu cán bộ, nhân viên bị chết vì
tai nạn lao động thì một trong những người thân nhất của người bị tai nạn được
lĩnh trợ cấp theo Nghị định số 703-TTg của Thủ tướng phủ bằng mười lăm tháng
lương kể cả phụ cấp gia đình.
Những người được thừ hưởng tiền
trợ cấp hiện ở nơi nào thì tiền trợ cấp sẽ tính theo tiền lương và phụ cấp của
người chết ở nới đó. Thí dụ: Chồng chết ở Bắc Kinh, vợ công tác ở Hà Nội thì vợ
được lĩnh tiền trợ cấp tính theo bậc lương và phụ cấp của người chết ở Hà Nội.
V.- CHẾ ĐỘ ĐỐI
VỚI PHỤ NỮ VÀ NHI ĐỒNG
1) Chế độ nghỉ đẻ và bồi dưỡng:
Nữ cán bộ, nhân viên công tác ở
nước ngoài sau khi sinh đẻ được nghỉ và bồi dưỡng như sau:
Nghỉ đẻ hai tháng( kể cả trước
và sau khi đẻ)
Mọi tiền phí tổn ở nhà hộ sinh đều
do cơ quan đài thọ. Nếu cơ quan phải trả tiền ăn cho nữ cán bộ, nhân viên nằm hộ
sản thì chị em phải thanh toán trả lại cơ quan tiền suất ăn hằng ngày về thời
gian ở nhà hộ sinh.
Trong thời gian nghỉ hộ sản, nữ
cán bộ, nhân viên được hưởng cả lương và các khoản phụ cấp.
Được trợ cấp năm thước vải trắng
khổ 70 phân loại trung bình. Số vải này được lĩnh từ khi có thai được bảy
tháng.
Được phụ cấp thêm một số tiền
tính bằng một phần ba số lương tối thiểu ở nước ngoài , trong trường hợp sinh đẻ
bình thườn. Nếu sau khi sinh đẻ bị mất sức nhiều thì sẽ được hưởng thêm tiền bồidưỡng
hằng ngày như khi đau ốm.
Nếu đẻ sinh đôi hoặc sinh ba thì
số vải và tiền phụ cấp một phần ba mức lương tối thiểu cũng được hưởng gấp hai
hay ba lần.
Con mới đẻ ra nếu bị chết ngay,
thì người mẹ vẫn được trợ cấp vải và tiền phụ cấp bồi dưỡng.Còn thời gian nghỉ
đẻ sẽ tùy theo tình hình sức khỏe của người mẹ lúc đó mà quyết định.
Bị sẩy thai dưới 6 tháng thì được
trợ cấp một số tiền bằng một phần sáu số lương tối thiểu. Nếu bị sẩy thai mà bị
đau yếu thì được bồi dưỡng theo chế độ ốm đau. Bị sẩy thai trên 6 tháng thì coi
như đẻ non và được các khỏan phụ cấp như khi sinh đẻ. Thời gian nghĩ sẽ tùy
tình hình sức khỏe của người mẹ lúc đó mà quyết định.
Phụ cấp con:
Các cháu bé theo cha mẹ ra nước
ngoài được hưởng hằng tháng một số tiền phụ cấp bằng một phần ba số tiền lương
tối thiểu. Nếu cháu đó được Chính phủ nuôi ăn học rồi thì thôi không được hưởng
phụ cấp nữa.
Các cháu bị ốm đau được hưởng
theo chế độ thuốc men và đi nhà thương do cơ quan đài thọ. Nếu cơ quan phải trả
tiền ăn của các cháu cho nhà thương thì các cháu phải thanh toán trả cơ quan về
thời gian đi điều trị, mỗi ngày hai phần ba số tiền phụ cấp của các cháu.
Nếu cán bộ, nhân viên sau khi đẻ
mất hẳn sữa hoặc không có sữa hoặc vì bệnh truyền nhiễm mà không thể cho con
bú, được bác sĩ chứng nhận thì mỗi tháng đứa con bị thiếu sữa mẹ sẽ được hưởng
thêm một phần sáu số tiền phụ cấp con đã được hưởng hằng tháng. Số tiền phụ cấp
thêm này sẽ được hưởng cho đến khi cháu bé được 12 tháng .Sau tháng thứ 12 thì
cháu lại hưởng phụ cấp theo chế độ chung.
3) Giờ nghĩ cho con bú:
Trong thời hạn một năm, kể từ
ngày đẻ, nữ cán bộ, nhân viên đựơc được nghỉ cho con bú ba mươi phút buổi sáng
và ba mươi phút buổi chiều. Nếu đẻ sinh đôi, sinh ba thì được nghỉ mỗi buổi một
giờ để cho con bú.
Nếu cơ quan không tổ chức người
giữ trẻ, nữ cán bộ, nhân viên có con còn nhỏ phải hoàn toàn nuôi lấy sẽ được
nghĩ hai giờ một ngày và giờ làm việc của cơ quan để cho con bú và giặt giũ.
Trường hợp đẻ sinh đôi, sinh ba thì được nghỉ ba giờ một ( mỗi buổi một giờ rưỡi)
4) Chế độ giữ trẻ:
Chế độ giữ trẻ ở ngoài nước cũng
thi hành theo tinh thần thông tư Liên bộ số 2-LB/Thủ tướng ngày 16-5-1954
về vấn đề giữ trẻ như sau.
Cơ quan xí nghiệp có nữ cán bộ,
nhân viên sống tập trung sẽ tổ chức việc giữ trẻ chung.
Đối với các cháu dưới hai năm
thì:
Từ hai đến bốn cháu được một người
trong nom.
Từ năm đến chín cháu được hai
người trông nom.
Từ 10 đến mười lăm cháu được ba
người trông nom.
Đối với các cháu trên hai năm
và dưới ba năm thì:
Từ bốn đến chín cháu được một
người trông nom.
Từ mười cháu trở lên được hai
người trông nom.
Trường hợp các cháu dưới hai hoặc
trên hai năm không đúng số quy định trên thì cứ hai cháu trên hai năm tính bằng
một cháu dưới hai năm để tính số cháu được tiêu chửân tuyển dụng người nuôi trẻ.
Thí dụ: Một cơ quan có một cháu trên hai năm và ba cháu dưới hai năm. cơ quan
đó có tiêu chuẩn tuyển dụng một người nuôi trẻ.
Các cơ quan ở ngoài nước cần
theo đúng chế độ giữ trẻ đã quy định trên.
Để chiếu cố hoàn cảnh riêng biệt
của từng nơi, có thể giải quyết theo phương châm tiết kiệm như sau:
Để tránh tốn phí về việc đưa người
ở trong nước ra, nên thu xếp bớt công tác chio người mẹ để có thì giờ
trông nom con, hoặc nếu cơ quan có nhiều cháu thì một hay hai phụ nữ chuyên
trông nom các cháu theo tiêu chuẩn đã định.
Trường hợp cần thiết, không thể
giải quyết theo cách trên được thì có thể mượn người địa phương trông nom các
cháu nếu cơ quan có đủ số cháu có tiêu chuẩn mượn và giữ trẻ.
VI.- CHẾ ĐỘ VỢ
CÁN BỘ CÓ CHỨC VỤ NGOẠI GIAO VÀ VIỆC ĐƯA VỢ, CON CÁN BỘ RA NỨƠC NGOÀI.
1) Chế độ vợ cán bộ có chức vụ
ngoại giao:
Các cán bộ ngoại giao giữ chức
:Đại sứ, Công sứ, Tham tán, Tỗng lãnh sự và Lãnh sự làm thủ trưởng cơ quan khi
ra ngoài nước công tác được mang theo vợ con, vợ có thể giới thiệu là vợ cán bộ
có chức vụ ngoại giao.
Vợ cán bộ có chức vụ ngoại giao
được cơ quan cố gắng bố trí công tác cho thích đáng với cương vị, khả
năng và nhu cầu công tác, được thu xếp ngoài giờ để học tập ngoại ngữ và nghịêp
vụ để làm công tác ngoại giao.
Vợ cán bộ ngoại giao được cấp một
số tiền phụ cấp bằng một nữa tiệu chuẩn bộ lễ phục nam giới, để may lễ phục phụ
nữ, coi như của riêng. KHi đi công tác vợ cán bộ có chức vụ ngoại giao được sữ
dụng phiên dịch và các phương tiện khác như chồng.
2) Chế độ đưa vợ con cán bộ
ra ngoài nước:
a) Việc điều động hợp lý:
Trong hoàn cảnh hiện nay, đối với
cán bô, nhân viên ngoại giao nói chung chưa thể đặt vấn đề điều động cả hai vợ
chồng cùng ra công tác ở ngoài nước được:
Riêng đối với hai trường hợp
dưói đây sẽ được chú ý điều động hợp lý:
Người vợ đã ở trong biên chế một
cơ quan chính quyền, có khả năng làm được công tác mà Sứ quán hay Tỗng
lãnh sự quán đang cấn thì sẽ đưôc Bộ Ngoại giao điều động ra cùng công
tác với chồng.
Vì nhu cầu công tác một cán bộ,
nhân viên ngoại giao đã hết hạn ở ngoài nước, mà phải ở lại công tác thêm một
thời gian nữa thì Bộ ngoại giao sẽ cố gắng giải quyết cho vợ ra công tác với chồng.
b) Việc đưa con ra ngoài:
Trong hoàn cảnh hiện nay, việc
đưa các cháu nhỏ ra ngoài nước có nhiều phiền phức khó giải quyết cho nên nói
chung cán bộ nhân viên ngoại giao công tác ở ngoài nước phải giữ các cháu ở lại
trong nước.
Chỉ khi nào hai vợ chồng cùng ra
công tác ở ngoài nước thì mới được đưa con nhỏ dưới 5 tuổi đi theo.
Khi các cháu được bố mẹ ra
ngoài nước thì tiền vé tàu, tiền ăn trong khi đi đường của các cháu do Chính phủ
đài thọ. Tiền ăn của các cháu trong khi đi đường tính bằng hai phần năm suất ăn
hàng ngày của người lớn.
|
K.T.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Phan Kế Toại
|