Thông tư 50-TC/TCDN-1996 hướng dẫn vấn đề Tài chính, bán cổ phần và phát hành cổ phiếu trong việc chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Nghị định 28/CP-1996 do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 50-TC/TCDN
Ngày ban hành 30/08/1996
Ngày có hiệu lực 30/08/1996
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Phạm Văn Trọng
Lĩnh vực Chứng khoán

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 50-TC/TCDN

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 1996

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 50 TC/TCDN NGÀY 30 THÁNG 8 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH, BÁN CỔ PHẦN VÀ PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU TRONG VIỆC CHUYỂN MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN THEO THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 28/CP NGÀY 7/5/1996 CỦA CHÍNH PHỦ

Thi hành Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi là cổ phần hoá), Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính, bán cổ phần và phát hành cổ phiếu như sau:

Phần thứ nhất:

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần (hay còn gọi là cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước) là một biện pháp chuyển doanh nghiệp từ sở hữu Nhà nước sang hình thức sở hữu nhiều thành phần trong đó tồn tại một phần sở hữu Nhà nước.

Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất, thúc đẩy quá trình xử lý và khắc phục những tồn tại hiện thời của doanh nghiệp Nhà nước, tạo điều kiện cho những người góp vốn và người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước cần xác định giá trị thực của doanh nghiệp, mệnh giá cổ phiếu và số lượng cổ phần bán ra cho các cổ đông.

Giá trị thực của doanh nghiệp được xác định trên có sở quyết định giao vốn cho doanh nghiệp, cộng trừ khoản tăng giảm vốn và các yếu tố khác tạo ra hiệu quả và có tác động đến giá trị doanh nghiệp tính đến thời điểm cổ phần hoá bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động, tiền đền bù đất đai thuộc nguồn vốn ngân sách cấp và các nguồn vốn tự tích luỹ của doanh nghiệp. Tất cả những nguồn vốn nói trên đều thuộc sở hữu Nhà nước và đều năm trong giá trị tài sản doanh nghiệp.

Trong cả 3 trường hợp: giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu, hoặc bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp, hoặc tách một bộ phận doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá, cần phải xác định rõ toàn bộ giá trị doanh nghiệp trước khi đưa vào cổ phần hoá. Tài sản đưa vào giá trị doanh nghiệp để tính cổ phần không nhất thiết chỉ gồm: Vốn ngân sách và vốn tự tích luỹ (vốn cố định, vốn lưu động), mà có thể gồm nhiều nguồn vốn khác tuỳ theo sự thoả thuận bên mua và bên bán cổ phần (như vốn đầu tư chưa thành tài sản cổ định, vốn vay, các khoản nợ phải trả...). Trên cơ sở giá trị doanh nghiệp, mệnh giá cổ phiếu mà xác định tổng số cổ phần bán ra.

3. Các doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá cần tiến hành xử lý các mặt tồn tại về tài chính như các khoản lỗ, tài sản vật tư ứ đọng, chậm luân chuyển, công nợ khó đòi, thực hiện việc nộp ngay vào ngân sách Nhà nước các khoản còn phải nộp... và lập phương án xử lý tiếp các khoản còn tồn tại sau khi cổ phần hoá.

4. Sau khi cổ phần hoá, doanh nghiệp đều phải chuyển sang hoạt động theo Luật công ty và bộ máy lãnh đạo của công ty cổ phần phải được hình thành theo Luật công ty.

Hệ thống Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý số cổ phần Nhà nước trong các công ty cổ phần, trừ những trường hợp Nhà nước uỷ quyền cho một doanh nghiệp Nhà nước khác theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ.

5. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể khi cổ phần hoá doanh nghiệp mà xử lý số tiền thu được khi bán cổ phiếu.

- Trường hợp huy động vốn thêm theo luận chứng được duyệt để đầu tư thêm, hoặc trả nợ các khoản vốn vay trước đây nộp vào tài khoản tại Kho bạc để sử dụng vào các mục tiêu đầu tư và trả nợ.

- Trường hợp bán một phần giá trị thuộc sở hữu Nhà nước cho cổ đông thì số tiền thu được phải nộp vào một tài khoản riêng của ngân sách Nhà nước và chỉ được chi để đầu tư xây dựng mở rộng sản xuất kinh doanh theo quy định của Bộ Tài chính.

6. Trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không được ngừng trệ. Công ty cổ phần mới hình thành phải thừa kế hoạt động của doanh nghiệp cũ và có biện pháp tiếp tục đẩy mạnh và phát triển sản xuất sau khi được cổ phần hoá.

7. Lợi tức cổ phần được xác định trên vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định, vốn lưu động thuộc các cổ đông đóng góp.

8. Các doanh nghiệp Nhà nước được sử dụng toàn bộ số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng tiền đến thời điểm thực hiện cổ phần hoá chia cho người lao động trong doanh nghiệp để mua cổ phần trên nguyên tắc công bằng, hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất căn cứ vào thâm niên công tác và sự đóng góp của người lao động đối với doanh nghiệp có sự tham gia ý kiến của tổ chức công đoàn doanh nghiệp.

Không chia phần quỹ phúc lợi tồn tại dưới dạng các công trình công cộng như nhà văn hoá, câu lạc bộ, bệnh xá, nhà điều dưỡng, nhà trẻ, mẫu giáo... mà vẫn duy trì và phát triển để đảm bảo phúc lợi chung của doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá.

9. Cổ ty cổ phần mỗi năm được giảm 50% thuế lợi tức trong 2 năm kể từ ngày doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang hoạt động theo Luật công ty.

Trong trường hợp các công ty cổ phần thoả mãn các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định số 29/CP ngày 12/5/1995 của Chính phủ "về quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước" mà có mức và thời gian cao hơn thì được áp dụng mức quy định tại Nghị định số 29/CP nói trên.

10. Mọi tài sản trong doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá thuộc quyền sở hữu của các cổ đông. Khi công ty cổ phần làm các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản từ Nhà nước sang sở hữu các cổ đông được miễn nộp phí trước bạ.

11. Quyền lợi của người lao động:

Các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá được dành 10% giá trị doanh nghiệp thể hiện bằng giá trị cổ phiếu để cấp cho người lao động trong doanh nghiệp tuỳ theo thâm niên và chất lượng công tác của từng người. Giá trị cổ phiếu cấp cho mỗi người tối đa không quá 6 tháng lương cấp bạc, chức vụ theo hệ thống thang bảng lương Nhà nước quy định. Những cổ phiếu này thuộc quyền sở hữu Nhà nước, người lao động được hưởng cổ tức theo mức cổ phiếu thường cho đến hết đời. Công ty cổ phần mở sổ theo dõi riêng đối với loại cổ phiếu này.

Doanh nghiệp cổ phần hoá được sử dụng 15% giá trị doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp có vốn tự tích luỹ từ 40% giá trị doanh nghiệp trở lên thì được sử dụng 20% giá trị doanh nghiệp) để bán chịu cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp và tiếp tục làm việc tại công ty cổ phần sau này, tổng số cổ phần bán chịu không được vượt quá cổ phần mua bằng tiền mặt của người lao động tại doanh nghiệp.

Những cổ phiếu này người lao động được hưởng cổ tức hàng năm. Hàng năm người lao động phải trả tối thiểu 20% giá trị cổ phiếu mua chịu và 4% lãi trên số nợ vay, nếu người lao động không trả được nợ trong 2 năm liền giá trị cổ phiếu mua chịu thì phải hoàn trả cho Nhà nước. Khi chưa trả hết tiền mua chịu cổ phiếu thì không được quyền thừa kế, mua bán, thế chấp.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ