BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
47/2010/TT-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày 03
tháng 8 năm 2010
|
THÔNG
TƯ
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA QUYẾT ĐỊNH
71/2007/QĐ-BNN NGÀY 06/8/2007; QUYẾT ĐỊNH 98/2007/QĐ-BNN NGÀY 03/12/2007; QUYẾT
ĐỊNH SỐ 118/2008/QĐ-BNN NGÀY 11/12/2008 VÀ THÔNG TƯ SỐ 06/2010/TT-BNNPTNT NGÀY
02/02/2010
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008
của Chính phủ Quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009
của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26 tháng 7 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004;
Căn cứ Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02/6/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá
258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về
thủ tục hành chính của Quyết định 71/2007/QĐ-BNN ngày 06/8/2007; Quyết định
98/2007/QĐ-BNN ngày 03/12/2007; Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008
và Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 như sau:
Điều 1. Sửa
đổi, bổ sung Quyết định 71/2007/QĐ-BNN ngày 06/8/2007 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Quy định trình tự, thủ tục thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc
thú y.
1. Sửa đổi, bổ sung điểm
b khoản 1 Điều 6 như sau:
"b) Hồ sơ kỹ thuật của từng loại thuốc
thử nghiệm, khảo nghiệm và ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ kỹ thuật
- Hồ sơ kỹ thuật của từng loại thuốc thử
nghiệm, khảo nghiệm gồm:
+ Bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
+ Thông tin kỹ thuật về chất lượng của sản
phẩm;
+ Thông tin kỹ thuật về độ an toàn và hiệu
lực của sản phẩm;
+ Phiếu kiểm nghiệm của cơ sở sản xuất;
+ Phiếu kiểm nghiệm của cơ quan kiểm nghiệm
thuốc thú y Nhà nước hoặc của cơ sở kiểm nghiệm thuốc được Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn công nhận.
- Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ kỹ thuật gồm:
+ Hồ sơ kỹ thuật đối với thuốc sản xuất trong
nước phải viết bằng tiếng Việt;
+ Hồ sơ kỹ thuật đối với thuốc sản xuất ở nước
ngoài phải được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Trường hợp hồ sơ viết bằng
tiếng Anh, Bản tóm tắt đặc tính sản phẩm phải viết bằng tiếng Việt.
2. Bỏ điểm
c và điểm f khoản 1 Điều 6".
Điều 2. Sửa
đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Quyết định số 98/2007/QĐ-BNN ngày 03/12/2007 về
việc bổ sung, sửa đổi Quyết định số 71/2007/QĐ-BNN ngày 06/8/2007 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định trình tự, thủ tục thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc
thú y như sau:
"Điều 4. Các trường hợp thuốc thú y phải
thử nghiệm, khảo nghiệm và miễn thử nghiệm, khảo nghiệm
3. Các trường hợp miễn thử nghiệm, khảo
nghiệm
Thuốc thú y sản xuất hoàn toàn theo sản phẩm
gốc (thuốc Generic); thuốc mang tên gốc (đối với thuốc dược phẩm, hoá chất);
thuốc thú y nhập khẩu (trừ vắc xin) đã được phép lưu hành ở Mỹ, Nhật Bản, Úc,
Canada và châu Âu".
Điều 3. Sửa
đổi, bổ sung Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản (sau đây gọi là Quyết định số 118).
1. Sửa đổi, bổ sung khoản
1 Điều 11 như sau:
"1. Chủ hàng lập hồ sơ đăng ký kiểm tra
bao gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, an toàn
thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục 1a Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản được ban hành kèm theo Quyết định số
118;
b) Bảng kê chi tiết lô hàng theo mẫu tại Phụ
lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Các yêu cầu riêng của chủ hàng về chất
lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản (nếu có)".
2. Sửa đổi, bổ sung khoản
2, Điều 11 như sau:
"2. Trường hợp hàng hóa thủy sản nhập
khẩu, ngoài những nội dung đã được quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy chế kiểm
tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản được
ban hành kèm theo Quyết định số 118, hồ sơ đăng ký kiểm tra cần phải có thêm:
a) Đối với hàng hóa thủy sản nhập khẩu để chế
biến:
- Bản sao hợp đồng mua bán;
- Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn
thực phẩm hàng hóa thủy sản (riêng đối với lô hàng thủy sản do các tàu cá nước
ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam có
trong danh sách được phép xuất khẩu vào Việt Nam thì không phải cung cấp thành
phần hồ sơ này);
- Bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ.
b) Đối với hàng hóa thủy sản triệu hồi hoặc
bị trả về đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng trước khi xuất khẩu, chủ hàng
thực hiện thủ tục miễn kiểm tra theo quy định tại Điều 19 Quy chế kiểm tra và
chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản được ban
hành kèm theo Quyết định số 118 và hồ sơ đăng ký kiểm tra phải có thêm:
- Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn
thực phẩm hàng hóa thủy sản của lô hàng trước khi xuất khẩu;
- Bản sao văn bản triệu hồi hoặc thông báo
trả về trong đó nêu rõ nguyên nhân triệu hồi hoặc bị trả về.
c) Đối với hàng hóa thủy sản triệu hồi hoặc
bị trả về chưa được cấp Giấy chứng nhận chất lượng trước khi xuất khẩu:
Bản sao văn bản triệu hồi hoặc thông báo trả
về trong đó nêu rõ nguyên nhân triệu hồi hoặc bị trả về".
3. Sửa đổi, bổ sung khoản
1 Điều 15 như sau:
"1. Kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện
trường, Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận cho lô hàng có kết quả kiểm tra
đạt yêu cầu theo thời hạn sau:
a) Không quá 1 (một) ngày làm việc đối với
hàng hóa thủy sản xuất khẩu, hoặc đưa ra tiêu thụ nội địa ở dạng tươi, sống;
b) Không quá 07 (bảy) ngày làm việc đối với
sản phẩm đồ hộp và các dạng sản phẩm khác;
c) Trường hợp phải gửi mẫu phân tích tại các
phòng kiểm nghiệm bên ngoài.
Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận chất
lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản cho chủ hàng trong thời gian không
quá 1 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả phân tích".
Điều 4. Chế
độ giảm kiểm tra áp dụng đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu được quy định
tại khoản 1 Điều 12 và Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 78/2009/TT-BNNPTNT
ngày 10/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
quy định về kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng thủy sản.
Điều 5. Kết
hợp thủ tục "Kiểm dịch các lô hàng động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản
xuất khẩu dùng làm thực phẩm" qui định tại Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT
ngày 02/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về trình
tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản (sau đây gọi là Thông tư 06)
với thủ tục "Kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu" quy định tại Quyết định 118 thành thủ tục
"Kiểm dịch và kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hoá thuỷ
sản xuất khẩu" như sau:
"1. Đăng ký kiểm dịch và kiểm tra
chất lượng
a) Chủ hàng gửi hồ sơ đăng ký kiểm dịch và
kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đến Cơ quan kiểm tra thuộc Cục Quản lý
Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản (sau đây gọi là Cơ quan kiểm tra), hồ sơ
đăng ký bao gồm:
- Bảng kê chi tiết lô hàng theo mẫu tại Phụ
lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Giấy đăng ký kiểm dịch và kiểm tra chất
lượng, an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Các yêu cầu riêng của chủ hàng về chất
lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản (nếu có);
- Bản sao Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn
dịch bệnh nơi xuất phát của thủy sản (nếu có);
- Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm bệnh thủy
sản (nếu có);
- Bản sao Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền
nuôi trồng thuỷ sản đối với những loài có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản
xuất khẩu có điều kiện;
- Bản yêu cầu về các chỉ tiêu kiểm dịch của
cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng (nếu có);
- Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu
của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).
b) Chủ hàng gửi hồ sơ đăng ký kiểm dịch và
kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đến cơ quan kiểm tra bằng các hình thức:
gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, gửi qua fax (có điện thoại xác nhận),
thư điện tử hoặc đăng ký trực tuyến qua Internet, sau đó nộp hồ sơ đăng ký cho
Cơ quan kiểm tra khi được kiểm tra thực tế;
c) Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi
nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan kiểm tra xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm dịch
và kiểm tra chất lượng và thông báo cho chủ hàng về chế độ kiểm tra, thời gian
và địa điểm thực hiện kiểm dịch và kiểm tra chất lượng.
2. Cấp Giấy chứng nhận
a) Kể từ khi kết thúc kiểm dịch và kiểm
tra chất lượng tại hiện trường, Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận cho lô
hàng có kết quả kiểm dịch và kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu theo mẫu tại
Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này, như sau:
- Trong thời hạn không quá 4 (bốn) ngày làm
việc đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu ở dạng tươi, sống;
- Trong thời hạn không quá 7 (bẩy) ngày làm
việc đối với các dạng sản phẩm khác;
b) Trường hợp phải gửi mẫu phân tích, xét
nghiệm bệnh tại các phòng kiểm nghiệm, xét nghiệm bên ngoài.
Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm
dịch và kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản cho chủ hàng
trong thời gian không quá 1 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả
kiểm tra.
3. Khi có kết quả kiểm dịch và kiểm tra chất
lượng, an toàn thực phẩm không đạt yêu cầu, Cơ quan kiểm tra xử lý theo quy
định tại Điều 16 Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm hàng hóa thủy sản được ban hành kèm theo Quyết định số 118; Thông tư
số 06 và gửi Thông báo không đạt theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm
theo Thông tư này cho chủ hàng.
4. Các nội dung khác liên quan đến hoạt động
kiểm dịch và kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm các lô hàng động
vật và sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm được thực hiện
theo quy định tại Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm hàng hóa thủy sản ban hành kèm theo Quyết định số 118 và Thông tư số
06.
Điều 6. Hiệu
lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45
ngày, kể từ ngày ký.
Điều 7. Trách
nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý
Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn
vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Thông tư này./.
Nơi nhận:
-
Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Website Chính phủ;
- Các Cục, Vụ trực thuộc Bộ NN&PTNT;
- Lưu VT, QLCL, TY.
|
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|