Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư 46-TC/CĐKT-1989 hướng dẫn thực hiện công tác kế toán đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 46-TC/CĐKT
Ngày ban hành 21/10/1989
Ngày có hiệu lực 21/10/1989
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Hồ Tế
Lĩnh vực Đầu tư,Kế toán - Kiểm toán

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 46-TC/CĐKT

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 1989

 

THÔNG TƯ

SỐ 46-TC/CĐKT NGÀY 21 THÁNG 10 NĂM 1989 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ CỦA NƯỚC NGOÀI

Thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Quy định chi tiết về thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành theo Nghị định số 139-HĐBT ngày 5 tháng 9 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện công tác kế toán trong các tổ chức xí nghiệp hoạt động dưới các hình thức quy định tại điều 4 của Luật đầu tư (dưới đây gọi tắt là xí nghiệp).

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1- Tất cả các xí nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài hoạt động ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thực hiện công tác kế toán theo Pháp lệnh kế toán và thống kê và theo những quy định của Thông tư này.

2- Công tác kế toán của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải bảo đảm đầy đủ, chính xác, kịp thời và có hệ thống trong việc:

- Phản ảnh số hiện có và tình hình biến động của tất cả các loại tài sản tiền vốn dùng trong sản xuất kinh doanh theo từng nguồn hình thành và từng lĩnh vực hoạt động.

- Tính toán, phản ảnh các khoản chi phí, giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ và các khoản thu nhập của xí nghiệp.

- Xác định và phản ánh kết quả tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh, việc phân phối kết quả kinh doanh, phân chia quyền lợi của các bên được hưởng và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Việt Nam theo quy định.

3- Xí nghiệp thực hiện công tác kế toán theo chế độ hiện hành của nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc có thể theo một chế độ kế toán khác do xí nghiệp tự chọn, nhưng phải tuân chủ các chuẩn mức và thông lệ kế toán quốc tế và được Bộ Tài chính nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.

Các xí nghiệp phải trình Bộ Tài chính chế độ kế toán sẽ áp dụng cùng với đơn vị cấp giấy phép đầu tư theo các nội dung sau:

- Áp dụng hay vận dụng chế độ kế toán hiện hành của nước nào. Nếu áp dụng chế độ kế toán của Việt Nam phải nêu cụ thể đó là chế độ kết toán quy định cho ngành sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản...) ngành lưu thông hay ngành kinh doanh dịch vụ... Nếu áp dụng chế độ kế toán của nước khác (Liên Xô, Pháp, Anh, Mỹ...) thì phải là chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước đó được quy định chung hoặc theo từng lĩnh vực cụ thể.

- Ngôn ngữ, đơn vị đo lường, đơn vị tính toán và đơn vị tiền tệ dùng trong kế toán.

- Hệ thống chứng từ kế toán sẽ sử dụng.

- Bảng kê (hay gọi là hệ thống) các tài khoản kế toán tổng hợp, tài khoản kế toán chi tiết (bao gồm ký hiệu, tên gọi, phân loại) sẽ áp dụng. Giải thích rõ nội dung và phương pháp ghi chép các tài khoản kế toán.

- Hệ thống sổ kết toán: Bao gồm số lượng, kết cấu, phương pháp ghi chép của sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

- Hệ thống báo cáo kế toán thống kê định kỳ cùng với bản giải thích nội dung và phương pháp tính toán các chỉ tiêu trong báo cáo.

Sau 30 ngày kể từ khi nhận được văn bản Bộ Tài chính sẽ có ý kiến chính thức về chế độ kế toán do, Bộ Tài chính sẽ yêu cầu các xí nghiệp giải thích và cung cấp thêm tài liệu cần thiết về chế độ kế toán sẽ áp dụng (nếu cần).

4- Các xí nghiệp không gửi các văn bản trên theo quy định, Bộ Tài chính Việt Nam hoàn toàn không chịu trách nhiệm về việc xem xét kiểm tra và xét duyệt số liệu, tài liệu quyết toán, cũng như những rắc rối trong hoạt động kinh doanh, trong quan hệ kinh tế do kế toán gây nên.

5- Các xí nghiệp được khuyến khích và tạo mọi điều kiện để áp dụng chế độ kế toán thống nhất của Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, các xí nghiệp có thể thay thế việc áp dụng chế độ kế toán với sự chấp thuận của Bộ Tài chính. Việc thay đổi chế độ kế toán chỉ thực hiện ở đầu niên độ kế toán.

6- Công tác kế toán của các xí nghiệp phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

7- Việc ghi chép trên chứng từ kế toán, sổ và báo cáo kế toán của xí nghiệp được thực hiện bằng chữ số Ả Rập và bằng tiếng Việt hoặc một ngôn ngữ quốc tế phổ biến được Bộ Tài chính chấp thuận và phải ghi trong điều lệ xí nghiệp hoặc hợp đồng liên doanh.

8- Việc ghi chép kế toán về hiện vật phải sử dụng các đơn vị đo lường chính thức ở Việt Nam. Trường hợp trên chứng từ kế toán được ghi chép bằng đơn vị đo lường khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường đã chọn để ghi sổ kế toán.

Về giá trị, có thể sử dụng đơn vị tiền tệ Việt Nam (đồng Ngân hàng) hoặc một đơn vị tiền tệ khác được Bộ Tài chính Việt Nam chấp thuận và ghi trong điều lệ xí nghiệp hoặc hợp đồng liên doanh. Trường hợp chứng từ kế toán ghi bằng đơn vị tiền tệ khác thì phải quy đổi ra đơn vị tiền tệ đã chọn theo tỷ giá quy định thống nhất trong hạch toán của xí nghiệp đã được xác định hoặc xây dựng theo nguyên tắc nhất định.

9- Niên độ kế toán tính theo năm dương lịch từ ngày 1 tháng 1 đến hết ngày 31 tháng 12.

Kỳ kế toán trong niên độ kế toán là:

- Tháng, tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.

- Quý tính từ ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý.

[...]