Thông tư 44/2001/TT-BTC về việc thu và sử dụng học phí đào tạo, phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Tài Chính ban hành
Số hiệu | 44/2001/TT-BTC |
Ngày ban hành | 15/06/2001 |
Ngày có hiệu lực | 30/06/2001 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí,Giao thông - Vận tải |
Mục lục văn bản
BỘ TÀI CHÍNH
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 44/2001/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2001 |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 44/2001/TT-BTC NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2001 QUI ĐỊNH VỀ VIỆC THU VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ ĐÀO TẠO, PHÍ SÁT HẠCH LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Điều 5 Nghị định số 36/CP ngày 25/5/1995 của Chính
phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao
thông đô thị, Điều 31 chương IV Điều lệ Trật tự an toàn giao thông đường bộ và
trật tự an toàn giao thông đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP của
Chính phủ.
Căn cứ Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân. Thông tư liên bộ số 54/1998/TTLT/BGD&ĐT-TC ngày
31/8/1998 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thu,
chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân.
Căn cứ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế,
văn hoá, thể thao. Thông tư liên tịch số 44/2000/TTLT/Bộ TC-GDĐT-LĐTBXH ngày
23/5/2000 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục & đào tạo, Bộ Lao động thương binh
& xã hội hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị ngoài công
lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 3886/VPCP-CN ngày
13/9/2000 của Văn phòng Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo đảm trật tự
an toàn giao thông.
Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Giao thông vận tải .
Bộ Tài chính qui định việc thu và sử dụng học phí, phí sát hạch lái xe cơ giới
đường bộ như sau:
I. QUI ĐỊNH CHUNG VỀ THU VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ, PHÍ SÁT HẠCH GIẤY PHÉP LÁI XE:
1. Học phí:
- Học phí là khoản đóng góp của người học tạo nguồn kinh phí để trang trải toàn bộ phí tổn đào tạo cho các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.
- Học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ được qui định theo từng học phần; học sinh học phần nào nộp học phí học phần đó.
Bộ Giao thông vận tải qui định những học phần bắt buộc trong việc học đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.
- Thực hiện miễn giảm học phí cho những người thuộc diện chính sách xã hội theo qui định hiện hành của nhà nước.
- Căn cứ mức quy định về thu học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ tại thông tư này và tuỳ theo đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Bộ chủ quản có thể quy định mức thu cụ thể đối với các trường thuộc mình quản lý, nhưng không được tăng hoặc giảm quá 20% mức thu học phí qui định tại Thông tư này và phải đảm bảo đúng chương trình đào tạo lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải qui định.
- Các cơ sở đào tạo trực tiếp thu học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, mở sổ sách theo dõi quản lý chặt chẽ và gửi vào tài khoản riêng tại kho bạc nhà nước nơi đơn vị đóng trụ sở (đối với các cơ sở công lập), hoặc tài khoản tại ngân hàng thương mại (đối với các cơ sở ngoài công lập).
2. Phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ:
- Phí sát hạch lái xe được quy định tại thông tư này là khoản thu của các Trung tâm sát hạch lái xe và được sử dụng để chi phí phục vụ cho công tác sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
- Học sinh thi để được cấp giấy phép lái xe tại các Trung tâm sát hạch lái xe thì phải nộp chi phí sát hạch lái xe qui định tại thông tư này.
- Phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ do các Trung tâm sát hạch lái xe trực tiếp thu, sử dụng biên lai thu do cơ quan tài chính phát hành, mở sổ sách theo dõi quản lý chặt chẽ và gửi vào tài khoản tại Kho bạc nhà nước nơi đơn vị đóng trụ sở.
- Trung tâm sát hạch lái xe được áp dụng cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu.
II. NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ VỀ THU CHI HỌC PHÍ VÀ PHÍ SÁT HẠCH LÁI XE:
A. ĐỐI VỚI HỌC PHÍ ĐÀO TẠO LÁI XE:
1. Mức thu học phí cụ thể của từng loại giấy chứng nhận, hạng giấy phép lái xe như sau:
Đơn vị tính: đồng
STT |
Loại Giấy chứng nhận, hạng GPLX |
Chương trình đào tạo |
Mức thu theo từng học phần |
A |
1 |
2 |
3 |
1 |
Giấy chứng nhận |
Giấy chứng nhận cấp cho người lái xe máy dung tích dưới 50cm3 |
10.000 |
2 |
A1 ( Xe máy, mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh dưới 175cm3) |
- Học luật giao thông đường bộ
|
50.000
|
3 |
A2 (Xe máy, mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên) |
- Học luật giao thông đường bộ
|
60.000
|
4 |
A3 ( Xe lam, mô tô 3 bánh , xích lô máy) |
- Học luật giao thông đường bộ
|
70.000
|
5 |
A4 (Máy kéo có trọng tải đến 1000 kg) |
- Học luật giao thông đường bộ
|
70.000
|
6 |
B1 (Ô tô khách đến 9 chỗ ngồi, ô tô tải, đầu kéo có 1 rơ moc có trọng tải dưới 3.500 kg không có kinh doanh vận tải) |
- Học luật giao thông đường bộ
|
100.000
|
7 |
B2 (ô tô khách đến 9 chỗ ngồi, ô tô tải, đầu kéo có rơ móc có trọng tải dưới 3.500 kg có kinh doanh vận tải) |
- Học luật giao thông đường bộ
|
100.000
|
8 |
C (Ô tô tải, đầu kéo có rơ móc có trọng tải từ 3.500 kg trở lên) |
- Học luật giao thông đường bộ
|
100.000
|
9 |
Nâng hạng từ B1 lên B2 |
- Học luật giao thông đường bộ
|
100.000
|
10 |
Nâng hạng từ B2 lên C, C lên D, D lên E và lên các hạng F |
- Học luật giao thông đường bộ
|
100.000
|
11 |
Nâng hạng từ B2 lên D, từ C lên E |
- Học luật giao thông đường bộ
|
100.000
|
12 |
Ôn tập |
Giấy phép lái xe hạng A3, A4 hết hạn
|
100.000
|
13 |
Ôn tập |
Giấy phép lái xe hạng B1 hết hạn
|
400.000
|
14 |
Ôn tập |
Giấy phép lái xe hạng B2 hết hạn
|
400.000
|
15 |
Ôn tập |
Giấy phép lái xe các hạng C,D,E,F hết hạn
|
700.000
|
2. Phương thức thu học phí:
- Đối với các hình thức đào tạo để cấp Giấy chứng nhận cho người lái xe máy dung tích dưới 50cm3, Giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 và các hình thức bổ túc chuyển hạng Giấy phép lái xe: người đi học phải nộp một lần ngay khi vào học.
- Đối với các hình thức đào tạo để cấp Giấy phép lái xe hạng B1, B2, C: người đi học nộp 50% học phí ngay khi vào học, 50% còn lại nộp tiếp trong thời gian học theo quy định của cơ sở đào tạo.
3. Chế độ miễn giảm học phí:
- Miễn giảm học phí đào tạo các môn học: người đi học không phải nộp học phí đối với các môn học được miễn. Việc xét miễn môn học thực hiện theo qui định của Bộ Giao thông vận tải.
- Miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách xã hội: đối với các hình thức đào tạo cấp giấy phép lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C do các cơ sở đào tạo công lập được áp dụng theo qui định tại Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT/BGD&ĐT-TC ngày 31/8/1998 của Bộ Giáo dục & đào tạo - tài chính hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đối với các cơ sở ngoài công lập được quy định tại Thông tư số 23/2001/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 6 tháng 4 năm 2001 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội "Hướng dẫn thực hiện chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập".
4. Quản lý quỹ học phí:
- Học phí đào tạo lái xe các cơ sở đào tạo thu được sử dụng trực tiếp phục vụ cho công tác đào tạo lái xe.
- Việc thu học phí phải sử dụng biên lai thu học phí do cơ quan tài chính phát hành theo đúng qui định.
4.1. Đối với các cơ sở công lập :
- Việc quản lý quỹ học phí được thực hiện theo qui định tại Thông tư liên tịch số 54/1998/Bộ GDĐT-TC của Bộ Giáo dục & đào tạo và Bộ Tài chính ngày 31/8/1998 Hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
4.2. Đối với các cơ sở ngoài công lập:
Việc quản lý quỹ học phí được thực hiện qui định tại Thông tư liên tịch số 44/2000/TTLT/BTC-BGD&ĐT- BLĐTB&XH của Bộ Tài chính,Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động- Thương binh xã hội ngày 23/5/2000 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục - đào tạo.
B. ĐỐI VỚI PHÍ SÁT HẠCH LÁI XE:
1.Mức thu phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ được thực hiện tại các Trung tâm sát hạch lái xe như sau:
1.1. Giấy phép lái xe các hạng A1,A2, A3,A4 : 50.000đ/1lần
1.2. Giấy phép lái xe hạng B1: : 200.000 đ/1 lần
1.3. Giấy phép lái xe các hạng B2,C,D,E,F : 300.000 đ/1 lần
2. Mức thu phí sát hạch lái xe được phân thành 2 mức cụ thể tương ứng với mức độ đầu tư của các Trung tâm sát hạch lái xe như sau:
2.1. Thu 100% mức phí sát hạch (qui định tại điểm 1, phần B nói trên): được áp dụng cho các Trung tâm sát hạch lái xe đã xây dựng hoàn chỉnh bao gồm cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị phục vụ cho công tác sát hạch.
2.2. Thu 70% mức phí sát hạch (qui định tại điểm 1, phần B nói trên): được áp dụng đối với các Trung tâm sát hạch lái xe đã có cơ sở hạ tầng nhưng chưa có máy móc thiết bị phục vụ cho công tác sát hạch.
3. Mức thu này được áp dụng thí điểm cho Trung tâm sát hạch lái xe thuộc Trường lái xe (Cục Đường bộ), Trung tâm sát hạch lái xe thuộc trường Kỹ thuật nghiệp vụ Giao thông vận tải I.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:
- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế thông tư số 25TC/HCSN ngày 21/5/1996 của Bộ Tài chính về qui định tạm thời về việc thu và sử dụng học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.
- Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các cơ sở đào tạo, Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.
|
Nguyễn Thị Kim Ngân (Đã ký) |
2