Thông tư 41/1998/TT-BTC về chế độ tập trung, quản lý các khoản thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 41/1998/TT-BTC
Ngày ban hành 31/03/1998
Ngày có hiệu lực 01/01/1998
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Nguyễn Sinh Hùng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 41/1998/TT-BTC

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 1998

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 41/1998/TT-BTC NGÀY 31 THÁNG 3 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TẬP TRUNG, QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Thi hành Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 24 TC/KBNN ngày 13/5/1997 hướng dẫn chế độ tập trung, quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc nhà nước.

Sau một thời gian thực hiện, để hoàn thiện cơ chế và phù hợp với tình hình thực tế, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ tập trung, quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc nhà nước thay thế Thông tư số 24 TC/KBNN ngày 13/5/1997 như sau:

A. QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Toàn bộ các khoản thu ngân sách nhà nước phải nộp vào Kho bạc nhà nước dưới hình thức tiền mặt, ngân phiếu thanh toán hoặc chuyển doanh không cố định; một số khoản thu ngân sách ở địa bàn xã,... mà việc nộp trực tiếp vào Kho bạc nhà nước có khó khăn thì cơ quan thu có thể trực tiếp thu tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, sau đó phải nộp vào Kho bạc nhà nước đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định tại Thông tư này.

2. Cơ quan thu (Thuế nhà nước, Hải quan, Tài chính và các cơ quan khác được Chính phủ cho phép hoặc được Bộ Tài chính uỷ quyền) phối hợp với Kho bạc nhà nước tổ chức quản lý, tập trung nguồn thu ngân sách nhà nước, thường xuyên kiểm tra, đối chiếu đảm bảo mọi nguồn thu ngân sách phải được tập trung đầy đủ, kịp thời vào quỹ ngân sách nhà nước.

3. Các tổ chức, cá nhân, kể cả các tổ chức, cá nhân nước noài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm các cấp chính quyền, tổ chức, cá nhân tự giữ lại nguồn thu của ngân sách hoặc dùng nguồn thu ngân sách lập quỹ ngoài ngân sách trái quy định.

4. Mọi khoản thu ngân sách nhà nước đều được hạch toán bảo đảm chính xác, đầy đủ và kịp thời bằng đồng Việt Nam, theo đúng niên độ ngân sách, cấp ngân sách và Mục lục ngân sách nhà nước. Các khoản thu ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, giá ngày công lao động do cơ quan có thẩm quyền quy định để hạch toán thu ngân sách nhà nước.

5. Trong quá trình tập trung và quản lý các nguồn thu ngân sách nhà nước, nếu có các khoản thu không đúng chế độ hoặc được miễn giảm theo quyết định của cấp có thẩm quyền đã tập trung vào ngân sách nhà nước thì phải hoàn trả; Căn cứ vào quyết định hoàn trả của cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước thực hiện xuất quỹ ngân sách để trả lại cho các đối tượng được hưởng.

B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. LẬP DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

- Trên cơ sở nhiệm vụ thu được giao cả năm và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu ngân sách hàng quý, có chia ra khu vực kinh tế, địa bàn và các đối tượng nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước, để Kho bạc nhà nước phối hợp theo dõi và thực hiện.

+ Cơ quan Thuế lập dự toán thu thuế, phí, lệ phí (trừ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) và các khoản thu khác thuộc phạm vi quản lý.

+ Cơ quan Hải quan lập dự toán thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (kể cả thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu qua biên giới đất liền và thuế giá trị gia tăng) và các khoản thu khác thuộc phạm vi quản lý.

+ Cơ quan Tài chính và các cơ quan thu khác được uỷ quyền lập dự toán thu các khoản thu còn lại của ngân sách nhà nước.

- Dự toán thu quý gửi trước ngày 10 của tháng cuối quý trước.

II. TỔ CHỨC THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

1. Thông báo thu và giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước:

1.1. Thông báo thu:

- Căn cứ vào tờ khai thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước của đối tượng nộp theo quy định của pháp luật, cơ quan thu kiểm tra, xác định số thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước và ra thông báo thu gửi đối tượng nộp. Trong thông báo thu phải ghi rõ chương, loại, khoản, mục, tiểu mục theo Mục lục ngân sách đối với mỗi khoản thu.

- Thông báo thu ngân sách nhà nước (gọi tắt là thông báo thu) do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế), Tổng cục Hải quan in và thống nhất phát hành, quản lý trong cả nước.

- Hết thời hạn nộp tiền trong thông báo thu mà tổ chức, cá nhân vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thì cơ quan thuế, cơ quan hải quan (đối với các khoản chậm nộp về thuế và phí) và cơ quan tài chính (đối với việc chậm nộp các khoản thu khác) được quyền yêu cầu Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước trích số tiền phải nộp từ tài khoản của tổ chức, cá nhân đó để nộp ngân sách (đối với trường hợp có mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc nhà nước) và được phép áp dụng các biện pháp xử lý theo pháp luật quy định để thu cho ngân sách (mẫu lệnh thu ngân sách nhà nước số 01/TNS đính kèm).

Những trường hợp được coi là chậm nộp có lý do chính đáng, tạm thời chưa áp dụng biện pháp trích tài khoản và xử phạt nêu trên là:

- Doanh nghiệp đã có quyết định giải thể, đang trong giai đoạn xử lý tồn tại.

- Doanh nghiệp đang có những khó khăn khách quan, được cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm 3 Điều 43 Nghị định 87/CP ngày 19/12/1996 trình Uỷ ban nhân dân đồng cấp (đối với doanh nghiệp do địa phương thành lập) hoặc Thủ tướng Chính phủ (đối với doanh nghiệp do Trung ương thành lập) cho phép chậm nộp.

Việc xử lý chậm nộp được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh.

1.2. Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước:

[...]