Thông tư 40/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cách tính số lao động sử dụng thường xuyên theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 40/2009/TT-BLĐTBXH
Ngày ban hành 03/12/2009
Ngày có hiệu lực 17/01/2010
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Nguyễn Thanh Hoà
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
   
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 40/2009/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2009

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH SỐ LAO ĐỘNG SỬ DỤNG THƯỜNG XUYÊN THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 108/2006/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẦU TƯ

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư,
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn cách tính số lao động sử dụng thường xuyên như sau:

Điều 1. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng

Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng của Thông tư là những đối tượng và phạm vi áp dụng tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Điều 2. Cách tính số lao động sử dụng thường xuyên

1. Lao động sử dụng thường xuyên của doanh nghiệp được xác định là lao động đang làm việc theo bảng chấm công của doanh nghiệp, bao gồm số lao động giao kết hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên, kể cả số lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ chuyên trách của các tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội.

2. Số lao động sử dụng thường xuyên trong doanh nghiệp được tính là số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm, bình quân tháng.

3. Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân tháng được tính theo công thức sau:

li

=

ΣXj

n

Trong đó:

li: là số lao động sử dụng thường xuyên bình quân của tháng i trong năm.

i: là tháng trong năm;

Xj: là số lao động đang làm việc của ngày thứ j trong tháng i, bao gồm số lao động giao kết hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và số lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; cán bộ quản lý và cán bộ của các tổ chức đoàn thể.

j: là ngày trong tháng;

Đối với ngày nghỉ mà doanh nghiệp không bố trí lao động làm việc thì lấy số lao động đang làm việc theo bảng chấm công của doanh nghiệp liền kề trước ngày nghỉ đó, nếu ngày trước đó cũng là ngày nghỉ thì lấy ngày tiếp theo không phải là ngày nghỉ.

ΣXj: là tổng số lao động sử dụng thường xuyên các ngày của tháng i trong năm.

n: là số ngày theo lịch của tháng i (không kể doanh nghiệp có làm đủ hay không đủ số ngày trong tháng).

Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân của tháng thứ i trong năm = Tổng của số lao động sử dụng thường xuyên các ngày trong tháng i / Số ngày theo ngày dương lịch của tháng i.

Riêng đối với doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động thì số ngày trong tháng đầu được tính theo số ngày thực tế hoạt động trong tháng.

4. Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm được tính theo công thức sau:

Lk

=

Σli(i=1,t)

t

Trong đó:

Lk: là số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm k;

k: là năm;

li: là số lao động sử dụng thường xuyên bình quân của tháng thứ i trong năm k;

Σli(i=1,t): là tổng số lao động sử dụng thường xuyên bình quân các tháng trong năm k;

t: là số tháng thực tế hoạt động của doanh nghiệp trong năm k.

[...]