Thông tư 4-TS/TT-1985 hướng dẫn thực hiện chế độ trả tiền công, tiền thưởng và các phụ cấp khác cho cán bộ quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ trong các Hợp tác xã và Tập đoàn sản xuất nghề cá do Bộ Thủy sản ban hành

Số hiệu 4-TS/TT
Ngày ban hành 19/09/1985
Ngày có hiệu lực 19/09/1985
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Thuỷ sản
Người ký Nguyễn Bá Phát
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Lao động - Tiền lương

BỘ THUỶ SẢN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 4-TS/TT

Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 1985

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THUỶ SẢN SỐ 4-TS/TT NGÀY 19 THÁNG 9 NĂM 1985 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TRẢ TIỀN CÔNG, TIỀN THƯỞNG VÀ CÁC PHỤ CẤP KHÁC CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ, KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ TRONG CÁC HỢP TÁC XÃ VÀ TẬP ĐOÀN SẢN XUẤT NGHỀ CÁ.

Năm 1968 Tổng cục Thuỷ sản (nay là Bộ Thuỷ sản) đã ban hành chế độ tạm thời về trả công cho cán bộ, nhân viên hợp tác xã và phụ cấp cho cán bộ, xã viên đi học.

Ngày 28-9-1981, Bộ Thuỷ sản lại có văn bản số 494-TS/HTX hướng dẫn thực hiện các hình thức khoán phân phối ăn chia trong khu vực kinh tế tập thể nghề cá biển theo tinh thần Quyết định số 16-CP ngày 15-1-1981 của Hội đồng Chính phủ (nay là Hội đồng Bộ trưởng) trong đó có hướng dẫn việc trả công cho cán bộ hợp tác xã.

Từ khi có các văn bản hướng dẫn trên dưới sự chỉ đạo của các tỉnh, huyện, nhiều hợp tác xã nghề cá đã vận dụng thực hiện tốt, qua đó đã rút ra được một số vấn đề cụ thể cần hướng dẫn bổ sung cho phù hợp với cơ chế khoán mới.

Để thực hiện Nghị quyết 6 khoá V của Ban chấp hành Trung ương về phần đổi mới cơ chế quản lý hợp tác xã, Nghị quyết 8 khoá V của Ban chấp hành Trung ương về xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Căn cứ vào Điều 22 của Điều lệ Hợp tác xã thuỷ sản, ban hành theo Nghị định số 51-HĐBT ngày 17-3-1982 của Hội đồng Bộ trưởng về "quản lý lao động và tiền công".

Bộ Thuỷ sản ra Thông tư hướng dẫn về chế độ trả tiền công, tiền thưởng và các phụ cấp khác cho cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ trong các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất như sau:

I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA

Cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ trong hợp tác xã và tập đoàn sản xuất (gọi tắt là cán bộ trong hợp tác xã) là những người trực tiếp quản lý và chỉ đạo thực hiện mọi hoạt động kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ... nhằm thực hiện điều lệ, quy ước và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của hợp tác xã và của cấp trên giao cho.

Để bảo đảm cho mỗi cán bộ có điều kiện thực hiện tốt mọi nhiệm vụ công tác, đồng thời khuyến khích việc học tập nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ... trong cán bộ, cần phải có chế độ đãi ngộ thích đáng, phù hợp với tính chất tổ chức kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa, làm cho mỗi cán bộ thấy rõ trách nhiệm và quyền lợi, an tâm công tác, đem hết nhiệt tình và năng lực sáng tạo của mình góp phần xây dựng và phát triển kinh tế tập thể nghề cá ngày càng giàu mạnh.

II. NGUYÊN TẮC CHUNG

Việc trả tiền công, tiền thưởng và các phụ cấp khác cho cán bộ hợp tác xã theo những nguyên tắc sau đây:

1. Phải gắn với cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng, gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả của công việc, phải gắn trách nhiệm quản lý, điều hành, phục vụ của cán bộ với kết quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xã bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động.

2. Phải bảo đảm cho mỗi cán bộ có thu nhập thoả đáng để có điều kiện tập trung tâm trí, sức lực vào việc hoàn thành nhiệm vụ công tác đồng thời bảo đảm mối tương quan thu nhập hợp lý giữa cán bộ quản lý với người lao động trực tiếp sản xuất.

3. Phải căn cứ vào khối lượng công việc của từng loại hợp tác xã, hợp tác xã nào có năng suất sản lượng hoặc giá trị sản lượng lớn, thì tiền công cơ bản của từng chức danh cán bộ phải cao hơn hợp tác xã có năng suất sản lượng hoặc giá trị sản lượng nhỏ.

4. Phải có chế độ thưởng phạt thích đáng về trách nhiệm đối với cán bộ trong việc thực hiện kế hoạch hàng năm.

III. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Việc trả tiền công cho cán bộ phải dựa trên cơ sở phân loại hợp tác xã, mức tiền công cơ bản cho từng chức danh và tính toán thưởng phạt theo từng hình thức khoán.

A. PHÂN LOẠI HỢP TÁC XÃ THEO SẢN LƯỢNG

Phân loại hợp tác xã theo sản lượng được tính trên cơ sở giá cá bình quân, coi đó là sản lượng quy ước để xác định loại Hợp tác xã. Đối với các hợp tác xã chuyên sản xuất những hải đặc sản, thì căn cứ vào giá trị của những sản phẩm đó và giá cá bình quân để quy đổi ra sản lượng quy ước, từ đó xác định loại hợp tác xã.

Hiện nay có thể chia ra mấy loại hợp tác xã như sau:

Hợp tác xã loại 1 có sản lượng khai thác hàng năm từ 500 tấn trở lên.

Hợp tác xã loại 2 có sản lượng khai thác hàng năm từ 300 tấn đến dưới 500 tấn.

Hợp tác xã loại 3 có sản lượng khai thác hàng năm từ 200 tấn đến dưới 300 tấn.

Hợp tác xã loại 4 có sản lượng khai thác hàng năm dưới 200 tấn.

B. MỨC TIỀN CÔNG CƠ BẢN CHO TỪNG CHỨC DANH CÁN BỘ

Mức tiền công cơ bản cho từng chức danh cán bộ.

Chức danh cán bộ

Mức chuẩn để tính tỷ lệ được hưởng

Tỷ lệ được hưởng (%)

 

 

HTX loại 1

HTX loại 2

HTX loại 3

HTX loại 4

Chủ nhiệm

Thu nhập bình quân 1 lao động (100%)

190

180

160

150

- Phó chủ nhiệm

nt

170

160

140

130

- Kế toán trưởng

nt

150

140

130

120

- Trưởng ban kiểm soát

nt

150

140

130

120

- Kế toán viên, nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ

nt

95

90

80

75

- Thủ quỹ, thủ kho

nt

90

85

75

70

[...]