Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Thông tư 39/2012/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham gia giao thông công cộng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 39/2012/TT-BGTVT
Ngày ban hành 24/09/2012
Ngày có hiệu lực 01/12/2012
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Đinh La Thăng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 39/2012/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2012

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG, CÔNG CỤ HỖ TRỢ VÀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN NGƯỜI KHUYẾT TẬT THAM GIA GIAO THÔNG CÔNG CỘNG

Căn cứ Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 của Quốc hội ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Môi trường;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham gia giao thông công cộng,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham gia giao thông công cộng.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực: thiết kế, xây dựng, nghiệm thu kết cấu hạ tầng giao thông; vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng.

b) Người khuyết tật theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phương tiện giao thông công cộng gồm: xe buýt, ô tô chở khách tuyến cố định, tàu bay chở khách, tàu hỏa chở khách (gồm cả phương tiện đường sắt đô thị), tàu thủy chở khách, phà chở khách.

2. Điểm dừng, đỗ: là điểm các phương tiện giao thông công cộng dừng, đỗ để đón, trả khách.

3. Bến, nhà ga: gồm bến xe, nhà chờ, trạm dừng nghỉ trên các tuyến vận tải đường bộ; ga đường sắt, ga đường sắt đô thị, bến đỗ đường sắt đô thị; nhà ga hàng không; cảng, bến thủy chở khách.

4. Phương tiện giao thông tiếp cận: là các phương tiện giao thông công cộng đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận để người khuyết tật tiếp cận, sử dụng.

Điều 3. Thực hiện quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về kết cấu hạ tầng giao thông để người khuyết tật tiếp cận sử dụng

1. Khi thiết kế, xây dựng, nghiệm thu kết cấu hạ tầng giao thông, chủ đầu tư phải phải áp dụng hệ thống quy chuẩn, quy định kỹ thuật về giao thông tiếp cận:

a) Đường, hè phố tại các đô thị áp dụng Khoản 4.7 Điều 4 Quy chuẩn QCXDVN 01 : 2002 Quy chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng do Bộ Xây dựng ban hành (sau đây gọi tắt là QCXDVN 01 : 2002).

b) Đối với điểm dừng, đỗ, bến, nhà ga:

- Lối vào công trình phải bảo đảm để người khuyết tật tiếp cận sử dụng. Yêu cầu kỹ thuật lối vào thực hiện theo Khoản 4.1 và Khoản 4.2 Điều 4 QCXDVN 01 : 2002.

- Khu vực ngồi chờ phải bố trí chỗ cho các đối tượng ưu tiên trong đó có người khuyết tật. Quy cách, số lượng, bố trí chỗ ưu tiên thực hiện theo Điểm 4.4.3 Khoản 4.4 Điều 4 QCXDVN 01 : 2002. Khu vực chỗ dành cho các đối tượng ưu tiên phải có biển báo, tín hiệu để người khuyết tật nhận biết, sử dụng. Quy cách biển báo, tín hiệu thực hiện theo Khoản 4.8 Điều 4 QCXDVN 01 : 2002.

- Các không gian công cộng trong bến, nhà ga (Khu bán vé, khu dịch vụ, khu vệ sinh, thang máy, điểm rút tiền, lối thoát nạn) phải đáp ứng Khoản 4.4 và Khoản 4.6 Điều 4 QCXDVN 01 : 2002.

2. Đường và hè phố tại các đô thị; điểm dừng, đỗ; bến, nhà ga xây dựng trước khi Thông tư này có hiệu lực, tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác sử dụng có trách nhiệm lập kế hoạch cải tạo đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều này. Lộ trình cải tạo các công trình thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 28/2012/NĐ-CP).

Điều 4. Phương tiện giao thông tiếp cận

[...]