Thông tư 36/2017/TT-BTC sửa đổi Thông tư 217/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 36/2017/TT-BTC
Ngày ban hành 27/04/2017
Ngày có hiệu lực 15/06/2017
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trần Xuân Hà
Lĩnh vực Chứng khoán,Vi phạm hành chính

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2017/TT-BTC

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2017

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 217/2013/TT -BTC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2013 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Căn cứ Luật chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ -CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 108/2013/NĐ -CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ -CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 217/2013/TT -BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 217/2013/TT- BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:

1. Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện chào bán, phát hành chứng khoán tại các Điểm b, c và d Khoản 3 Điều 4, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 6, Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (sau đây gọi tắt là Nghị định số 108/2013/NĐ -CP), ngày chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày kết thúc việc thu tiền mua chứng khoán. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 108/2013/NĐ -CPKhoản 2a Điều 14 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được bổ sung theo quy định tại Khoản 16 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ -CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 145/2016/NĐ-CP), thời hiệu xử phạt được tính kể từ ngày chứng khoán được đưa vào niêm yết hoặc đăng ký giao dịch đối với vi phạm đã kế t thúc hoặc kể từ ngày lập biên bản ghi nhận hành vi vi phạm đối với vi phạm đang được thực hiện;

b) Đối với hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 108/2013/NĐ -CP, Điểm a Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 108/2013/NĐ -CP được sửa đổi theo quy định tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ -CPKhoản 4, Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 108/2013/NĐ -CP được bổ sung theo quy định tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt được tính kể từ ngày lập biên bản ghi nhận hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký công ty đại chúng;”

2. Khoản 3 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Việc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành và hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) và tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải công bố trên 01 tờ báo trung ương trong 03 số liên tiếp và trên trang thông tin điện tử của công ty về việc hoàn trả tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng mà cá nhân, tổ chức vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc. Khoản tiền lãi của tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc mà cá nhân , tổ chức vi phạm phải trả cho nhà đầu tư được tính từ ngày nhà đầu tư nộp tiền đến ngày cá nhân, tổ chức vi phạm trả lại tiền cho nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư đã chuyển nhượng chứng khoán mua trong đợt chào bán nêu trên một cách hợp lệ, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm xác định các nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng trước thời điểm thông báo hoàn trả tiền và số lượng chứng khoán hiện đang nắm giữ để thông báo cho nhà đầu tư đó được biết;

b) Cá nhân, tổ chức vi phạm phải báo cáo Ủy ban Chứng khoá n Nhà nước về kết quả thực hiện việc hoàn trả tiền mua chứng khoán cho nhà đầu tư, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc hoàn trả tiền cho nhà đầu tư.”

3. Khoản 3 và Khoản 8 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Quy định tại Khoản 7 Điều 20 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được sửa đổi theo quy định tại Khoản 21 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ -CP được áp dụng trong trường hợp vi phạm đối với các thông tin sau:

a) Thông tin về điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ ủy thác quản lý vốn, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; thông tin về điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh, cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh;

b) Thông tin về hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính của tổ chức đề nghị cấp, bổ sung giấy phép;

c) Thông tin về cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin với các hệ thống phù hợp (hệ thống giao dịch; hệ thống bù trừ, thanh toán) cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán phái sinh.

8. Hành vi “Làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán cổ p hiếu riêng lẻ mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự ” quy định tại Khoản 3a Điều 4 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được bổ sung theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP, hành vi “Làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự” quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được sửa đổi theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ -CP và hành vi “Lập, xác nhận hồ sơ giả mạo để niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán” quy định tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 108/2013/NĐ -CP được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Là hành vi tạo dựng hoặc xác nhận các tài liệu, thông tin không có thực hoặc không chính xác để đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ, chào bán chứng khoán ra công chúng, đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán;

b) Khi phát hiện hành vi quy định tại Khoản 3a Điều 4 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được bổ sung theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP, Khoản 3 Điều 5 Ngh ị định số 108/2013/NĐ-CP được sửa đổi theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ -CPKhoản 4 Điều 14 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phải lập biên bản thu giữ giấy tờ giả mạo. Trong trường hợp giấy tờ giả mạo là giấy phép, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép biết.”

4. Bổ sung Khoản 1a và Khoản 1b sau Khoản 1 Điều 5 như sau:

“1a. Quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 108/2013/NĐ -CP được bổ sung theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ -CP được áp dụng trong trường hợp k hông công bố báo cáo sử dụng vốn được kiểm toán xác nhận tại Đại hội đồng cổ đông được tổ chức từ sau thời điểm hoàn thành đợt chào bán chứng khoán ra công chúng cho đến khi sử dụng hết số tiền thu được từ đợt chào bán hoặc không thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng trong báo cáo tài chính năm được kiểm toán xác nhận của các năm kể từ khi hoàn thành đợt chào bán chứng khoán ra công chúng cho đến khi sử dụng hết số tiền thu được từ đợt chào bán.”

1b. Quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 108/2013/NĐ -CP được áp dụng đối với trường hợp công ty đại chúng thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng sau thời điểm ngày 01/7/2011.”

[...]