BỘ
Y TẾ
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
3346-BYT/CB
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 05 năm 1959
|
THÔNG TƯ
VỀ TIÊU CHUẨN BỆNH TẬT TRONG VIỆC XÉT TRỢ CẤP CHO QUÂN NHÂN
PHỤC VIÊN
Kính gửi:
|
- Các Ủy ban hành chính khu,
thành phố, tỉnh
- Các Khu, Sở, Ty Y tế
|
Tiếp theo công văn số 81-NV/DC
ngày 13-12-1958 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thi hành nghị định số 523-TTg
ngày 06-12-1958 của Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xét trợ cấp dài hạn
cho quân nhân phục viên tình nguyện đã được phục viên bị bệnh kinh niên tái
phát, ốm yếu không còn khả năng lao động.
Bộ xin nêu dưới đây một số tiêu
chuẩn bệnh tật để làm cơ sở cho các Hội đồng Giám định y khoa xét.
Mục đích, ý nghĩa, đối tượng và
phạm vi trợ cấp đã nêu trong công văn số 81-NV/DC của Bộ Nội vụ; các Hội
đồng Giám định y khoa cần nghiên cứu kỹ, nắm vững tinh thần và cân nhắc khi
khám một lần và quyết định trợ cấp luôn 2 năm. Căn bản là xét các bệnh kinh
niên tái phát, ốm yếu không còn khả năng lao động, mất một phần lớn sức lao động.
TIÊU CHUẨN BỆNH
ĐƯỢC TRỢ CẤP 12đ MỘT THÁNG.(Loại đặc biệt)
Không còn khả năng lao động. Phải
cần được phục vụ vì bản thân không tự phục vụ được.
1. Lao động
đang tiến triển (cũng như các loại lao khác; thận, xương khớp) Lao phổi chưa ổn
định, thỉnh thoảng còn ho ra máu, hoặc còn sốt, sức khỏe kém.
2. Các bệnh thần
kinh có tổn thương thực thể với di chứng kinh niên hoặc tiến triển, làm hỗn loạn
cơ năng vận động ở nửa thân hoặc toàn thân;
Liệt nửa người, liệt hai hoặc bốn
chi, nhiễm trùng độc( encéphalite, selérose en plaques, syphite nerveuse,v.v… )
Thần kinh hệ hoặc bắp thịt thoái hóa (myophathies, polymyelite anté – rieure
chroique, v.v…)
3. Các bệnh
tinh thần (trong trường hợp không nhập viện). Tinh thần phân lập
(schizophrénnies) tinh thần sa sút (démences) tinh thần lệch lạc (delires)
4. Các bệnh về
máu: thiếu máu nặng (Agranu-locytose, tăng bạch cầu (leucoses)
Lymphogranu-locytose v.v…
5. Đái đường nặng,
có ảnh hưởng đến thể trạng chung.
6. Mù cả 2 mắt.
Thiên đầu thống tuyệt đối (glaucome absolu). Nếu là đục cả 2 nhân mắt (
cafaractr bilatérale) thì sau khi mổ, sẽ tùy theo kết quả về thị lực mà xếp loại.
7. Xơ gan có
báng nước (cirrhose du foie svec ascite)
8. Bệnh tim có
suy tim, không hồi phục được nữa.
9. Viêm thận
mãn tính (thời kỳ suy thận hoàn toàn).
10. Nhiều khớp
bị cứng (ankloses) làm cho không vận động được, mất hết khả năng lao động.
11. Bệnh
Basedow (bướu cổ có lồi mắt, và hiện tượng nhiễm độc( tim đập nhanh)
TIÊU CHUẨN BỆNH
ĐƯỢC TRỢ CẤP 10đ MỖI THÁNG (Loại A)
1. Có khớp giả( pseudarthrose)
hoặc bị sai khớp luôn.
2. Báng số 5
3. Lao phổi đã ổn định, sức khỏe
khá. Lao hạch. Lao màng phổi.
4. Hen suyễn nặng, thể trạng
kém.
5. Bệnh tim bẩm sinh, bệnh tim mắc
phải, còn bù được.
6. Loét dạ dày hoặc tá tràng( có
X- quang xác nhận ) hàng năm bị đau nhiều lần, hay bị nôn mửa, hoặc có nôn ra
máu, đi đồng ra máu.
7. Viêm thận mãn tính, sau khi
điều trị sức khỏe còn kém.
8. Các bệnh đã mổ rồi ( sỏi, túi
mật, thận, dạ dày, 1 phổi, hậu môn nhân tạo) nhưng còn ảnh hưởng đến cơ năng.
9. Thương tật hoặc bệnh tật ở
mắt, làm mất từ 80 đến 95% thị lực ( kể cả 2 mắt)
TIÊU CHUẨN BỆNH
ĐƯỢC TRỢ CẤP 8đ MỖI THÁNG.(Loại B)
1. Động kinh (không căn cứ vào lời
khai phải có thôn xóm xác nhận).
2. Đau giây thần kinh tọa
(sciatique) bị teo cơ, đi lại khó khăn, đi thập thễnh.
3. Phổi bị tổn thương đã khỏi (
do bị emphy- sème ,viêm màng phổi có nước, có mủ, làm ngực biến dạng).
4. Sốt rét kinh niên, thiếu máu,
lá lách số 3 đã điều trị nhưng vẫn không nhỏ đi, sức khỏe kém.
5. Đau khớp xương do thấp khớp,
đã điều trị lâu nhưng vẫn tái đi tái lại, hoặc khớp bị biến dạng.
6. Trước có bị vết thương ở sọ,
thỉnh thoảng có lên cơn co dật (épilepaie bravais – jaksonienne) nhưng thể trạng
bình thường.
7. Tĩnh mạch dãn nhiều, trở ngại
đến vận đông, không đi nhanh và đi xa được.
8. Tĩnh mạch dái dãn nhiều,
thành búi, làm sa bìu dái, đau hoặc tấy sưng khi vận động nặng.
9. Chân voi.
10. Da có sẹo to, ảnh hưởng đến
cử động chân tay và thân thể( ví dụ ở những khớp)
11. Thương tật hoặc bệnh tật ở mắt,
làm mất từ 60 đến 80% thị lực ( kể cả 2 mắt)
12. Bệnh tăng huyết áp rõ rệt,
chưa có biến chứng.
Những tiêu chuẩn bệnh tật kể
trên đây chỉ có tính chất hướng dẫn, vì không thể kể hết các bệnh. Các Hội
đồng Giám định y khoa sẽ căn cứ vào tình hình bệnh tật cụ thể của từng quân
nhân phục viên mà xếp anh em vào một trong ba loại (Đặc biệt, A,B).
Tùy theo hoàn cảnh công tác và tổ
chức của địa phương, Ủy ban hành chính và Y tế tỉnh, thành phố phân công cho một
trong các Hội đồng Giám định y khoa, xếp hạng thương tật tai nạn lao động,
phụ trách việc này.
Hội đồng chuyên môn trên đây chỉ
nhận khám cho các quân nhân phục viên trong phạm vi đối tượng nêu trong công
văn số 81/NV-DC của Bộ Nội vụ, có giấy giới thiệu của Ủy ban Hành chính xã, hoặc
mới xuất viện có giấy giới thiệu của Ban quản đốc Bệnh viện.
Ủy ban Hành chính xã chịu trách
nhiệm ghi rõ trong giấy giới thiệu tình hình lao động sản xuất, ốm đau của
đương sự, để cho Hội đồng và Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố dễ dàng trong việc
nhận xét và quyết định.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ Y TẾ
B.S. Phạm Ngọc Thạch
|