Thông tư 34-TTg năm 1962 về việc trích lập quỹ xí nghiệp năm 1961 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 34-TTg |
Ngày ban hành | 14/03/1962 |
Ngày có hiệu lực | 29/03/1962 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Phạm Hùng |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 34-TTg |
Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 1962 |
VỀ VIỆC TRÍCH LẬP QUỸ XÍ NGHIỆP NĂM 1961
Kính gửi: |
- Các bộ, các
ngành trung ương. |
Nhiều văn kiện của Nhà nước đã quy định việc trích lập và sử dụng quỹ xí nghiệp trong các xí nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh: Thông tư số 133-TTg ngày 04 tháng 4 năm 1957, các Thông tư bổ sung số 432-TTg ngày 05 tháng 12 năm 1959 và số 25-TTg ngày 18 tháng 01 năm 1961, Thông tư số 51-TTg ngày 08 tháng 02 năm 1961 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong mấy năm nay, chế độ quỹ xí nghiệp đã phát huy nhiều tác dụng tốt:
Thủ tục trích lập và xét duyệt quỹ xí nghiệp từ nay quy định như sau:
- Xét các xí nghiệp được hay không được trích lập quỹ xí nghiệp năm 1961, đều phải dựa trên kết quả chính xác của việc quản lý kinh doanh, dựa vào quyết toán và việc phân tích hoạt động kinh tế… toàn năm của xí nghiệp. Phải căn cứ vào sự phân tích, đánh giá toàn diện như trên để đối chiếu với các điều kiện quy định, mà quyết định trích lập quỹ xí nghiệp.
- Các xí nghiệp (có công đoàn xí nghiệp tham gia) phải phân tích, đánh giá kết quả hoạt động cả năm 1961 của xí nghiệp mình, đối chiếu với các điều kiện do Nhà nước quy định để tự xét và đề nghị trích lập quỹ xí nghiệp lên Bộ hoặc ngành chủ quản.
- Mỗi Bộ hoặc ngành chủ quản phải lập một Hội đồng do Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng chủ trì, gồm đại biểu các Vụ (kế hoạch, tài vụ, kỹ thuật, cung tiêu, lao động tiền lương…) và mời đại biểu của công đoàn ngành dọc tham gia (nếu có), để xét và đề nghị Bộ trưởng hoặc Tổng cục trưởng quyết định trích lập quỹ xí nghiệp cho các đơn vị xí nghiệp thuộc ngành mình.
- Hội đồng chỉ xét trích lập quỹ xí nghiệp cho các đơn vị đã có báo cáo quyết toán chính thức năm 1961 đúng thời hạn do chế độ quy định.
Hội đồng báo cáo quyết định về việc trích lập quỹ xí nghiệp của ngành mình lên Phủ Thủ tướng, đồng gửi đến Bộ Tài chính để theo dõi.
- Mỗi địa phương (tỉnh, thành, khu) lập một Hội đồng do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban hành chính chủ trì, gồm đại biểu các ngành liên quan và công đoàn địa phương, xét và đề nghị Uỷ ban hành chính quyết định trích lập quỹ xí nghiệp cho các đơn vị xí nghiệp thuộc quyền quản lý của địa phương.
3. Việc trích lập quỹ xí nghiệp năm 1961 của các xí nghiệp công tư hợp doanh quy định như sau:
- Đối với các xí nghiệp công tư hợp doanh đã thi hành chế độ hạch toán kinh tế đều áp dụng chế độ trích lập và sử dụng quỹ xí nghiệp năm 1961 thống nhất như các xí nghiệp quốc doanh. Số lợi nhuận được căn cứ tính để trích lập quỹ xí nghiệp bao gồm số lợi nhuận nộp ngân sách Nhà nước và số tức trả cho nhà tư sản.
- Đối với các xí nghiệp công tư hợp doanh chưa thi hành chế độ hạch toán kinh tế, thì vẫn xét thưởng năm 1961 theo chế độ tạm thời quy định trong Thông tư số 51-TTg ngày 08 tháng 02 năm 1961 của Thủ tướng Chính phủ, nghĩa là được trích 4,5% trên lợi nhuận xí nghiệp (sau khi đã trả tức cho nhà tư sản) để chi thưởng thi đua, trợ cấp khó khăn và phúc lợi tập thể.
Kể từ năm 1962, chế độ thưởng tạm thời theo Thông tư số 51-TTg ngày 08 tháng 02 năm 1961 trên đây sẽ bãi bỏ; tất cả các xí nghiệp công tư hợp doanh sẽ áp dụng chế độ trích lập và sử dụng quỹ xí nghiệp thống nhất như các xí nghiệp quốc doanh; nếu không hạch toán kinh tế thì các xí nghiệp công tư hợp doanh cũng không còn được xét thưởng, dưới bất cứ hình thức nào nữa.
Uỷ ban hành chính địa phương tập trung quản lý quỹ 4,5% trích trên lợi nhuận xí nghiệp của các xí nghiệp công tư hợp doanh chưa hạch toán kinh tế, và tuỳ từng xí nghiệp để quyết định mức phân phối hợp lý; tuy nhiên, ở bất kỳ trường hợp nào, mức được phân phối tính bình quân đầu người cho một xí nghiệp công tư hợp doanh chưa hạch toán kinh tế cũng không được cao hơn, so với một xí nghiệp cùng loại đã hạch toán kinh tế được trích quỹ xí nghiệp (theo chế độ thống nhất với các xí nghiệp quốc doanh).
Bộ Lao động chịu trách nhiệm nghiên cứu và hướng dẫn các địa phương sử dụng quỹ 4,5% đã nói ở trên.