Thông tư 33-TC/TCT-1997 hướng dẫn chế độ thu sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 33-TC/TCT
Ngày ban hành 13/06/1997
Ngày có hiệu lực 01/01/1997
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Phạm Văn Trọng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 33-TC/TCT

Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 1997

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 33-TC/TCT NGÀY 13 THÁNG 6 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN VỀ CHẾ ĐỘ THU SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị định số 22-HĐBT ngày 24/1/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) qui định chế độ thu sử dụng vốn NSNN;
Căn cứ Quyết định số 110/TTg ngày 20 tháng 11 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung sửa đổi một số điểm trong chế độ thu về sử dụng vốn NSNN ban hành kèm theo Nghị định số 22/HĐBT;
Căn cứ Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ ban hành Qui chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước.
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ nộp thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG TÍNH VÀ NỘP TIỀN THU VỀ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1) Đối tượng tính tiền thu về sử dụng vốn Ngân sách:

Theo Điều 1 Nghị định số 22/HĐBT thì các tổ chức kinh tế sử dụng vốn cố định và vốn lưu động do ngân sách Nhà nước cấp và có nguồn gốc từ ngân sách, dưới đây gọi chung là vốn ngân sách Nhà nước cấp bao gồm vốn cố định, vốn lưu động, phải tính thu về sử dụng vốn. Cách xác định vốn do ngân sách Nhà nước cấp và vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước theo qui định tại Thông tư số 41TC/VKH ngày18/9/1990, Thông tư số 51TC/VKH ngày 27/10/1990, các văn bản hướng dẫn khác của Bộ Tài chính và cụ thể thêm như sau:

a) Vốn ngân sách Nhà nước cấp, bao gồm:

- Vốn ngân sách Nhà nước cấp phát lần đầu khi xí nghiệp mới hoạt động; (xác định từ thời điểm giao nhận vốn).

- Vốn ngân sách Nhà nước cấp bổ sung;

- Vốn được tiếp quản từ chế độ cũ để lại.

b) Vốn có nguồn gốc từ ngân sách (bao gồm vốn cố định và vốn lưu động) hình thành từ các nguồn:

- Chênh lệch giá tài sản cố định, vật tư, hàng hoá tồn kho qua các lần kiểm kê, điều chỉnh giá; (kể cả bằng nguồn tín dụng Ngân hàng và chiếm dụng nợ khách hàng);

- Các khoản lợi nhuận, khấu hao cơ bản... phải nộp ngân sách được cấp có thẩm quyền cho phép giữ lại để bổ sung vốn;

- Khấu hao cơ bản để lại của tài sản cố định thuộc nguồn vốn ngân sách cấp;

- Các nguồn vốn viện trợ: viện trợ nhân dân, viện trợ của các nước và các tổ chức quốc tế, quà tặng theo qui định phải ghi tăng vốn ngân sách cấp;

Tổng số vốn ngân sách cấp bao gồm vốn xí nghiệp đang sử dụng, vốn tham gia liên doanh liên kết với các tổ chức khác trong và ngoài nước.

2) Các loại vốn sau đây không thuộc đối tượng tính thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước

- Vốn bổ sung từ nguồn quỹ khuyến khích phát triển sản xuất hình thành từ lợi nhuận để lại;

- Vốn cố định thuộc nguồn vốn do xí nghiệp tự vay, tự trả trực tiếp mà nguồn trả nợ lấy từ nguồn khấu hao của TSCĐ đi vay hoặc lợi nhuận để lại sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách;

- Vốn lưu động đi vay;

- Nhà ở của cán bộ công nhân viên, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, câu lạc bộ, nhà ăn tập thể, công trình phúc lợi tập thể đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước phục vụ cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị;

- Vốn ngân sách Nhà nước dùng để dự trữ tài sản, vật tư hàng hoá ứ đọng, chậm luân chuyển, không cần dùng, chờ thanh lý do tồn tại từ cơ chế cũ để lại;

- Vật tư, hàng hoá, phụ tùng... thuộc vốn dự trữ đặc biệt do ngân sách cấp.

- Vốn lưu động hình thành từ nguồn khấu hao cơ bản của tài sản cố định thuộc nguồn vốn xí nghiệp tự bổ sung;

- Vốn huy động đóng góp của cán bộ công nhân viên chức;

- Vốn nhận liên doanh liên kết.

3) Các tài sản sau đây không thuộc đối tượng nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước:

- Tài sản cố định đang trong giai đoạn vận hành thử theo chế độ;

[...]