BỘ
NỘI VỤ
*******
Số: 33-NV
|
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 1969
|
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC CẤP PHÁT CHÂN GIẢ, TAY GIẢ, GIÀY CHỈNH HÌNH CHO
THƯƠNG BINH VÀ NHỮNG NGƯỜI BỊ THƯƠNG ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH
Trước đây, Bộ Thương binh đã
có Thông tư số 89-TB/TT ngày 23/4/1959 quy định chế độ cấp phát chân giả, tay
giả và giày chỉnh hình cho thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung
phong bị thương tật, sau đó Bộ Nội vụ đã có nhiều văn bản bổ sung.
Nay để đáp ứng
yêu cầu của tình hình mới, Bộ quy định lại chế độ cấp phát chân giả, tay giả và
giày chỉnh hình cho thương binh và những người bị thương được hưởng chính sách
như thương binh như sau:
A. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CẤP
1. Thương
binh.
2. Những người
bị thương được hưởng chính sách như thương binh: dân quân, du kích, thanh niên
xung phong, công an xung phong bị thương (trong kháng chiến chống Pháp); dân
quân, tự vệ, thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, công nhân, viên chức, cán
bộ giữ những chức chủ chốt ở xã, dân công phục vụ các chiến trường quan trọng bị
thương vì trực tiếp tham gia chiến tranh (trong kháng chiến chống Mỹ).
3. Cán bộ
không giữ chức chủ chốt ở xã, người làm vận tải, bốc dỡ, dân công và nhân dân bị
thương vì trực tiếp tham gia chiến đấu.
4. Thanh niên
xung phong chống Mỹ, cứu nước bị thương trong khi làm nhiệm vụ, dân quân, tự vệ
bị thương trong khi tập luyện quân sự.
B. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CẤP
1. Chân giả,
tay giả:
Các đối tượng
nói trên bị thương cụt chân, cụt tay (1 hoặc 2 chân, tay) sẽ được cấp chân giả,
tay giả, và phụ tùng nếu sử dụng được chân giả, tay giả.
Nếu vì vết
thương hay bệnh tật, mà cần có chân “a-ten” hoặc các loại “a-ten” khác thì được
cấp chân “a-ten” hoặc các loại “a-ten” khác.
2. Giày hoặc
dép chỉnh hình.
Các đối tượng
nói trên bị thương mắc cá hoặc nửa bàn chân, không được lắp chân giả, hoặc chân
bị ngắn từ 3 phân trở lên, hoặc bàn chân bị vẹo lệch nhiều, nếu có điều kiện sử
dụng giày hoặc dép chỉnh hình thì được cấp loại giày hoặc dép này.
C. THỜI GIAN SỬ DỤNG
Thời gian sử
dụng các phương tiện nói trên quy định như sau:
- Chân giả: 3
năm (nếu được cấp thêm chân lao động thì 5 năm).
- Tay giả: 5
năm.
- Giày chỉnh
hình: 18 tháng.
- Chân
“a-ten”: 3 năm (riêng giày ở chân “a-ten” thì mỗi năm cấp lại 1 lần).
Hết hạn sử dụng
trên đây, nếu các phương tiện trên không dùng được nữa thì được cấp phương tiện
mới. Riêng đối với chân giả và tay giả, nếu trong thời hạn sử dụng trên mà bị
hư hỏng nhiều như: vỡ bắp đùi, vỡ bắp tay, gẫy bàn chân, mất ốc vít hãm bàn
chân… hoặc vì vết thương biến dạng không sử dụng được nữa thì được mang đến xí
nghiệp chân tay giả để sửa chữa lại hoặc làm mới.
D. MỘT SỐ CHẾ ĐỘ KHÁC
1. Tiền lộ
phí.
Các đối tượng
nói trên đi làm chân giả, tay giả:
- Nếu là người
trong biên chế Nhà nước thì được cơ quan hoặc đơn vị cấp lộ phí theo chế độ của
công nhân, viên chức, quân nhân đi công tác.
- Nếu là người
ngoài biên chế Nhà nước thì do ban thương binh- xã hội tỉnh, thành phố cấp lộ
phí lượt đi, còn lượt về do xí nghiệp chân tay giả cấp (lộ phí gồm: tiền ăn
1đ20 một ngày và tiền tàu xe đi đường).
2. Tiền ăn
trong thời gian chờ đợi làm chân giả, tay giả.
Nếu là người
trong biên chế Nhà nước thì phải tự thanh toán lấy. Nếu là người ngoài biên chế
Nhà nước thì do xí nghiệp chân tay giả đài thọ. Tiền ăn mỗi tháng ấn định là 18
đồng. Các đối tượng trên đây phải nộp tem gạo hoặc phiếu chuyển lương thực.
3. Tiền bồi
dưỡng.
Khi làm chân
giả, tay giả lần đầu, trong thời gian tập sử dụng chân giả, tay giả, các đối tượng
nói trên được bồi dưỡng mỗi ngày 0đ40 bằng hiện vật.
Số ngày được
bồi dưỡng ấn định như sau:
- 30 ngày nếu
tập sử dụng chân trên gối hoặc chân “a-ten”;
- 15 ngày nếu
tập sử dụng chân dưới gối hoặc tay lao động, tay trên khỉu.
Nếu tập sử dụng
2 chân hoặc tay thì được bồi dưỡng gấp đôi. Tiền bồi dưỡng do xí nghiệp chân
tay giả đài thọ.
Tuy nhiên
trong thực tế, nếu chỉ tập sử dụng dưới số ngày quy định thì chỉ thanh toán
theo đúng số ngày đã tập, nhưng xét thấy cần tập thêm quá số ngày quy định thì
theo đề nghị của y sĩ, bác sĩ, xí nghiệp chân tay giả có thể quyết định bồi dưỡng
thêm, nhưng không quá 10 ngày.
4. Chữa bệnh.
Trong thời
gian ở xí nghiệp chân tay giả, nếu các đối tượng nói trên bị ốm nhẹ hoặc vết
thương bị sây sát nhẹ thì xí nghiệp chân tay giả phụ trách việc chữa bệnh và cấp
thuốc.
Nếu ốm nặng
hoặc vết thương bị tái phát thì được đi bệnh viện chữa và hưởng theo chế độ chữa
bệnh, quy định trong Thông tư số 19-TT/LB ngày 19/3/1962 của Liên bộ Nội vụ - Y
tế - Tài chính.
E. THỦ TỤC THI HÀNH.
Việc giới thiệu
người đến xí nghiệp chân tay giả để làm và nhận chân giả, tay giả, giày chỉnh
hình quy định như sau:
- Những người
còn tại ngũ thì do các đơn vị quân đội từ tiểu đoàn và tương đương trở lên giới
thiệu;
- Những người
ở các trại thương binh trực thuộc Bộ Nội vụ thì do quản đốc trại giới thiệu;
- Những người
về địa phương hoặc làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp cấp huyện thì do Ủy
ban hành chính huyện giới thiệu (trong phạm vi số lượng chân giả, tay giả,…được
tính phân phối cho hàng qúy);
- Những người
ở trạm thương binh hoặc làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp chung quanh tỉnh thì
do ban thương binh – xã hội tỉnh giới thiệu;
- Những người
làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp trung ương thì do cơ quan, xí nghiệp (Bộ, Cục
hoặc xí nghiệp, trường học, bệnh viện…) giới thiệu.
Ngoài giấy giới
thiệu (cấp 2 bản, 1 bản để xí nghiệp giữ làm chứng từ thanh toán, 1 bản để xin
cấp thực phẩm), khi đến xí nghiệp chân tay giả, những người trên đây phải mang
theo:
- Phiếu hẹn đến
làm hoặc nhận chân giả, tay giả, giày chỉnh hình do xí nghiệp chân tay giả cấp;
- Giấy chứng
nhận là người thuộc các đối tượng nói trên (sổ thương tật, giấy chứng nhận
thương binh, giấy chứng nhận là người bị thương vì trực tiếp tham gia chiến đấu…);
- Giấy chuyển
cấp lương thực (hoặc tem, gạo) và phiếu thực phẩm (nếu có).
Để việc làm
chân giả, tay giả, giày chỉnh hình đi vào nề nếp, hàng năm vào qúy III, các ban
thương binh – xã hội tỉnh, thành phố phải gửi về Bộ Nội vụ (Cục quản lý sản xuất)
bản dự trù cho năm sau về số lượng chân giả, tay giả, giày chỉnh hình cần làm
cho thương binh và những người bị thương khác ở địa phương mình, để Bộ Nội vụ định
kế hoạch và giao chỉ tiêu cho các xí nghiệp chân tay giả. Trước mỗi qúy, Cục quản
lý sản xuất sẽ báo cho các ban thương binh – xã hội rõ số lượng chân giả, tay
giả, giày chỉnh hình sẽ làm cho người của địa phương trong qúy, ban thưong binh
– xã hội sẽ giới thiệu người đi làm chân giả, tay giả, giày chỉnh hình trong phạm
vi số lượng được giao.
Riêng các đơn
vị quân đội và các cơ quan, xí nghiệp Trung ương thì không phải làm dự trù hàng
năm nhưng phải liên hệ trước với xí nghiệp chân tay giả, để được hẹn ngày đến
làm chân giả, tay giả, giày chỉnh hình và đến ngày hẹn sẽ giới thiệu thương
binh hoặc người bị thương khác đến xí nghiệp chân tay giả.
Thông tư này
bãi bỏ Thông tư số 89-TB/TT ngày 23/4/1959 của Bộ Thương binh và các văn bản bổ
sung về sau và sẽ thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1970.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG
Lê Đình Thiệp
|
BẢN KÊ
CÁC PHỤ TÙNG CẤP PHÁT CÙNG VỚI CHÂN GIẢ, TAY GIẢ VÀ
GIÀY CHỈNH HÌNH
1. Các loại
chân giả
Chân cụt
trên hoặc dưới gối:
- Bọc mỏm cụt:
mỗi năm 2 chiếc bọc mỏm cụt bằng sợi hoặc 1 chiếc bọc mỏm cụt bằng len, cấp 3
năm một lần
- Nạng bằng
gỗ
|
1 đôi
|
- Giầy vải
|
1 đôi
|
- Bít tất
chân
|
1 đôi
|
Chân tháo
khớp hông:
Tiêu chuẩn
như chân cụt trên gối nhưng không cấp bọc mõm cụt mà cấp đệm gối.
Chân
“a-ten”
- Nạng bằng
gỗ
|
1 đôi
|
- Giầy da
(loại gắn liền với nẹp) 2 đôi cấp lần đầu
|
- Bít tất
chân
|
2 đôi
|
2.
Loại tay giả.
Tay có
bàn:
- Bọc mỏm cụt
|
2 chiếc (bằng
sợi)
|
- Tất tay
|
1 đôi
|
Tay lao động:
Ngoài ra tùy
theo nghề nghiệp và khả năng sử dụng của từng người mà có thể cấp thêm, những dụng
cụ như: dao, liềm, búa con, móc, kìm, tay bưng (bát cơm), tay giặt quần áo và
thìa khóa mở ốc vít…