Thông tư 30/2017/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 40/2010/TT-BGTVT quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 30/2017/TT-BGTVT
Ngày ban hành 07/09/2017
Ngày có hiệu lực 01/01/2018
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Trương Quang Nghĩa
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2017/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2017

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 40/2010/TT-BGTVT NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2010 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU TIẾT KHỐNG CHẾ ĐẢM BẢO GIAO THÔNG VÀ CHỐNG VA TRÔI TRÊN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự c, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Quyết định số 51/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông, vn tải quy định về công tác điều tiết khng chế đảm bảo giao thông và chng va trôi trên đường thủy nội địa.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là Thông tư số 40/2010/TT-BGTVT)

1. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Điều tiết khống chế đảm bảo giao thông là việc tổ chức hướng dẫn phương tiện thủy đi lại trong các tình huống bất lợi nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế ùn tắc giao thông đường thủy nội địa.

2. Chống va trôi là thực hiện các biện pháp hỗ trợ, giải pháp để ngăn ngừa sự cố đâm va vào các công trình và đâm va giữa các phương tiện.

3. Cứu nạn đường thủy nội địa là hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của họ, gồm cả việc sơ cứu hoặc các biện pháp khác để đưa người bị nạn trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa đến vị trí an toàn.

4. Luồng chạy tàu thuyền hạn chế là luồng hoặc đoạn luồng có kích thước về chiều rộng hoặc chiều sâu hoặc bán kính cong hoặc chiều cao tĩnh không nhỏ hơn cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp.”

2. Khoản 1 và khoản 4 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Điều tiết khống chế đảm bảo giao thông được thực hiện trên các tuyến đường thủy nội địa đối với vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông khi đáp ứng các điều kiện hạn chế quy định tại Điều 4 của Thông tư này.”;

“4. Điều tiết khống chế đảm bảo giao thông kết hợp với chống va trôi trên các tuyến vận tải đường thủy chính tại các vị trí cầu đường bộ, đường sắt, với kích thước khoang thông thuyền nhỏ hơn quy định của cấp kỹ thuật đường thủy nội địa và là điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trong mùa bão, lũ hoặc trong khu vực có dòng chảy không ổn định với lưu tốc dòng chảy mặt ≥ 5 mét/giây.”

3. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 4. Các biện pháp tổ chức công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông, chống va trôi

1. Bằng báo hiệu đường thủy nội địa trong trường hợp luồng chạy tàu thuyền hạn chế có chiều rộng ≤ 1/2 chiều rộng luồng theo cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại và chiều dài từ 200 mét trở xuống.

2. Bằng 01 trạm điều tiết khống chế kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa trong trường hợp:

a) Luồng chạy tàu thuyền hạn chế có chiều rộng ≤ 1/2 chiều rộng luồng theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại và chiều dài trên 200 mét đến dưới 500 mét;

b) Luồng chạy tàu thuyền hạn chế có chiều rộng >1/2 chiều rộng luồng theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại và chiều dài từ 200 mét trở xuống.

3. Bằng 01 trạm điều tiết khống chế kết hợp chống va trôi tại thượng lưu và báo hiệu đường thủy nội địa đối với các vị trí là điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trong giai đoạn mùa bão, lũ.

4. Bằng 02 trạm điều tiết khống chế tại thượng lưu và hạ lưu kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa trong trường hợp:

a) Luồng chạy tàu thuyền hạn chế có chiều rộng ≤ 1/2 chiều rộng luồng theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại và chiều dài từ 500 mét trở lên;

[...]