BỘ CÔNG AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 30/2017/TT-BCA
|
Hà Nội,
ngày
12
tháng 09 năm 2017
|
THÔNG
TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ BIỂN HIỆU, BIỂN CHỨC DANH, BĂNG TRỰC BAN, BĂNG KIỂM TRA ĐIỀU LỆNH TRONG
CÔNG AN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Công an nhân dân năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP
ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Thông tư số 05/TT-BNV ngày 07/8/2008
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về biển tên cơ quan hành chính nhà nước;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng
cục Chính trị Công an nhân dân;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư
quy định về biển hiệu, biển chức danh, băng trực ban, băng
kiểm tra điều lệnh trong Công an nhân dân.
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Thông tư này quy định về biển hiệu trụ
sở cơ quan, đơn vị; biển hiệu phòng
sử dụng chung, phòng làm việc; biển chức danh của lãnh đạo, chỉ huy; biển chức
danh đại biểu; biển trực chỉ huy, biển trực ban, biển trực tiếp công dân; băng
trực ban, băng kiểm tra điều lệnh trong Công an nhân dân.
Điền 2. Đối tượng áp
dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Các cơ quan, đơn vị Công an các cấp;
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa
vụ có thời, hạn, học viên các học viện, trường trong Công an nhân dân.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên
quan.
Thông tư này không áp dụng đối với các
cơ quan, đơn vị Công an có trụ sở đóng ở nước ngoài; Biển hiệu trụ sở cơ quan,
đơn vị không áp dụng đối với Tổng cục Tình báo và một số đơn vị nghiệp vụ trinh sát có yêu
cầu xã hội hóa.
Điều 3. Sử dụng biển
hiệu, biển chức danh, băng trực ban, băng kiểm tra điều lệnh trong Công an nhân
dân
1. Biển hiệu được sử dụng đối với
trụ sở của Công an các đơn vị, địa phương phòng sử dụng chung (hội trường,
phòng họp, lớp học, nhà kho...), phòng làm việc của đơn vị và phòng làm việc của
lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp.
2. Biển chức danh được sử dụng để
đặt trên bàn làm việc của lãnh đạo, chỉ huy từ cấp Trung đội, cấp
Đội và tương đương trở lên trong
Công an nhân dân có chung phòng làm việc; đặt trên bàn ngay trước vị trí đại biểu ngồi trong các cuộc hội
nghị, hội thảo, hội thi, hội thao....
3. Biển trực chỉ huy, biển trực ban, biển trực
tiếp công dân được sử dụng để đặt trên bàn nơi cán bộ Công an thực hiện nhiệm
vụ trực chỉ huy, trực ban, trực tiếp công dân.
4. Băng trực ban, băng kiểm tra điều lệnh
Công an nhân dân được sử dụng khi sỹ quan, hạ sỹ quan trong Công an nhân dân
(sau đây gọi chung là cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân) thực hiện nhiệm vụ trực
ban, kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân.
Điều 4. Cách thể hiện
biển hiệu, biển chức danh, băng trực ban, băng kiểm tra điều lệnh trong Công an
nhân dân
1. Cách thể hiện biển hiệu trụ sở cơ
quan, đơn vị:
a) Vị trí hình biểu tượng (Quốc huy hoặc
Công an hiệu) ở chính giữa và phía trên cùng của biển hiệu;
b) Tên cơ quan, đơn vị ghi trên biển
hiệu được thể hiện bằng chữ tiếng Việt in hoa đủ dấu, tên phải
ghi chính xác theo quyết định thành lập cơ quan, đơn vị; tên bằng chữ tiếng
Anh hoặc chữ tiếng nước ngoài khác (đối với các đơn vị đóng ở khu vực biên giới)
phải thể hiện bằng chữ in hoa ở phía dưới tên tiếng Việt và có chiều
cao cỡ chữ không lớn hơn 2/3 cỡ chữ tiếng Việt.
Tên cơ quan chủ quản (nếu có) viết bằng
chữ tiếng Việt in hoa đủ dấu, cỡ chữ bằng 1 /2 cỡ chữ tên đơn vị ghi trên biển hiệu.
Các cơ quan, đơn vị khi thể hiện tên
cơ quan, đơn vị bằng chữ tiếng Anh (hoặc tiếng nước ngoài khác) thực hiện theo hướng dẫn
thống nhất của Thông
tư số 03/2009/TT-BNG
ngày 09/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hướng dẫn dịch Quốc hiệu, tên các cơ
quan, đơn vị và chức danh lãnh đạo, cán bộ công chức trong hệ thống hành
chính nhà nước sang tiếng Anh để giao dịch đối ngoại, nếu có vướng mắc liên hệ Trung tâm Biên phiên dịch
quốc gia Bộ Ngoại giao để tham khảo về
cách dịch cụ thể;
c) Địa chỉ cơ quan, đơn vị ghi trên biển
hiệu được thể hiện bằng chữ tiếng Việt in hoa đủ dấu, có cỡ chữ không lớn hơn 1/3
cỡ chữ của tên cơ quan, đơn vị bằng tiếng Việt.
2. Cách thể hiện biển hiệu phòng sử dụng
chung, phòng làm việc của cơ quan, đơn vị:
a) Vị trí hình Công an hiệu ở chính giữa
và phía trên cùng của biển hiệu;
b) Tên phòng sử dụng chung, phòng làm
việc được thể hiện bằng chữ tiếng Việt in hoa đủ dấu; trường hợp cần thể
hiện bằng chữ tiếng Anh thì phải thể hiện bằng chữ in hoa ở phía dưới tên tiếng
Việt và có chiều cao cỡ chữ
không lớn hơn 2/3 cỡ chữ tiếng Việt.
3. Cách thể hiện biển hiệu phòng làm
việc của lãnh đạo, chỉ huy; biển chức danh:
a) Vị trí hình Công an hiệu ở chính giữa
và phía trên cùng của biển hiệu;
b) Cấp bậc hàm ghi trên biển hiệu được
thể hiện bằng chữ tiếng Việt viết thường đủ dấu; họ tên, chức vụ của lãnh đạo,
chỉ huy được thể hiện bằng chữ tiếng Việt in hoa đủ dấu.
Trường hợp lãnh đạo, chỉ huy đơn vị có
chung phòng làm việc thì tên của ban chỉ huy, lãnh đạo phòng ghi trên biển hiệu
được thể hiện bằng chữ tiếng Việt in hoa đủ dấu.
Trường hợp lãnh đạo, chỉ huy đơn vị có
chung phòng làm việc với cán bộ, chiến sĩ thì cách thể hiện biển hiệu như đối với
phòng làm việc của đơn vị.
4. Cách thể hiện biển trực chỉ huy, biển
trực ban, biển trực tiếp công dân:
a) Vị trí hình Công an hiệu ở chính giữa
và phía trên cùng của biển hiệu;
b) Hàng chữ trực chỉ huy, trực ban (hoặc
trực ban hình sự), trực tiếp công dân ghi trên biển được thể hiện bằng tiếng Việt
in hoa đủ dấu;
c) Cấp bậc hàm ghi trên biển được thể
hiện bằng chữ tiếng Việt viết thường đủ dấu; họ tên, chức vụ (nếu có) của cán bộ trực
được thể hiện bằng chữ tiếng Việt in hoa đủ dấu.
5. Chữ trên băng trực ban, băng kiểm
tra điều lệnh được thể hiện bằng tiếng Việt in hoa đủ dấu.
6. Quy định viết tắt như sau: Công an
(CA), Công an nhân dân (CAND), An ninh nhân dân (ANND), Cảnh sát nhân dân
(CSND), Công an thành phố (CATP), Công an thị xã (CATX), Cảnh sát giao thông
(CSGT), Cảnh sát Cơ động (QSCĐ), Cảnh sát Bảo vệ (CSBV), Cảnh sát phòng cháy chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ (CS PCCC&CNCH), Cảnh sát trật tự (CSTT), Tham mưu tổng
hợp (TMTH), Thành phố (TP), Quận, (Q), Huyện (H), Thị xã (TX), Xã (X),
Phường (P)....
Chương II
QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Biển hiệu trụ
sở cơ quan, đơn vị
1. Vị trí biển hiệu
Biển hiệu trụ sở cơ quan, đơn vị được
đặt ở vị trí thích hợp của mặt trước cổng chính hoặc mặt trước của trụ sở (nếu
trụ sở không có cổng chính) cơ quan, đơn vị có trụ sở độc lập, phù hợp với kiến
trúc, dễ quan sát, có đèn chiếu sáng ban đêm. Mỗi cơ quan, đơn vị chỉ đặt một biển hiệu; trường
hợp ở vị trí khuất tầm nhìn phải có biển chỉ dẫn nền màu đỏ, chữ màu vàng.
Trường hợp nhiều cơ quan, đơn vị có
chung cổng chính thì biển hiệu ghi tên đơn vị chủ quản trực tiếp hoặc được đặt
theo nguyên tắc: Cơ quan cấp
trên thì vị trí đặt biển hiệu ở phía trên (hoặc bên phải cổng chính trụ sở,
nhìn từ ngoài vào) nếu cùng cấp thì vị trí đặt biển hiệu theo thứ tự bảng chữ
cái tiếng Việt của
tên cơ quan, đơn vị.
2. Nội dung biển hiệu
Nội dung biển hiệu cơ quan, đơn vị được
thể hiện theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
a) Quốc huy hoặc Công an hiệu;
b) Tên đơn vị chủ quản hoặc tên đơn vị
cấp trên trực tiếp (nếu có);
c) Tên cơ quan, đơn vị;
d) Hàng chữ: “cơ quan đại diện” hoặc
“cơ quan thường trực” (đối với các cơ quan đại diện hoặc thường trực đặt ở địa
phương);
đ) Tên tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài
khác;
e) Địa chỉ cơ quan, đơn vị.
Nội dung biển hiệu Bộ Công an được thực
hiện theo Mẫu BH1; Tổng cục,
Bộ tư lệnh, đơn
vị trực thuộc Bộ, đơn vị cấp cục và tương đương thực hiện theo Mẫu BH2a; cơ quan thường
trực hoặc cơ quan đại diện Tổng cục, Bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ, đơn vị cấp cục và
tương đương thực hiện theo Mẫu BH2b; Công an Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thực hiện
theo Mẫu BH2c; của
đơn vị cấp phòng và tương đương trở xuống thực hiện theo mẫu BH3a, BH3b, BH3c, BH3d
ban hành kèm theo
Thông
tư này.
3. Hình dáng, kích thước, chất liệu,
màu sắc
a) Biển hiệu Bộ Công an:
- Hình dáng kích thước: Biển hiệu hình chữ nhật,
chiều rộng không
nhỏ hơn 1200mm, chiều dài không nhỏ hơn 2400mm; đường kính Quốc huy không
nhỏ hơn 390 mm; thiết kế hài hòa, phù hợp với kích thước cổng chính hoặc mặt trước
trụ sở Bộ Công an.
- Chất liệu màu sắc: Nền bằng đá Granite màu đỏ,
Quốc huy và chữ nổi bằng đồng
màu vàng;
b) Biển hiệu Tổng cục, Bộ tư lệnh,
đơn vị trực thuộc Bộ, đơn vị cấp cục và tương đương, Công an, Cảnh sát phòng
cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương:
- Hình dáng, kích thước: Biển hiệu hình chữ nhật, chiều
dài không nhỏ hơn 1600 mm chiều rộng không nhỏ hơn 800 mm; thiết kế hài hòa, phù hợp với kích thước
cổng chính hoặc mặt trước
trụ sở cơ quan, đơn vị.
- Chất liệu, màu sắc: Nền bằng đá Granite màu đỏ,
Công an hiệu gắn cành tùng kép bao quanh và chữ nổi bằng đồng màu vàng;
c) Biển hiệu đơn vị cấp phòng và tương
đương trở xuống:
- Hình dáng, kích thước: Biển hiệu đơn
vị cấp phòng và tương đương hình chữ nhật, kích thước chiều dài không nhỏ hơn
450mm, chiều rộng không nhỏ hơn 350mm; biển hiệu đơn vị cấp phường, đồn, đội,
trạm và tương đương trở xuống hình hộp chữ nhạt, kích thước chiều dài không nhỏ
hơn 450mm, chiều rộng không nhỏ hơn 100mm, chiều cao không nhỏ hơn 350mm, đèn
chiếu sáng được lắp trong hộp; biển hiệu được
thiết kế hài hòa, phù hợp với kích thước cổng chính hoặc mặt trước
trụ sở cơ quan, đơn vị.
- Chất liệu, màu sắc: Khung biển bằng kim loại;
nền biển bằng Mica màu đỏ chữ màu vàng; Công an hiệu gắn cành tùng kép màu vàng
bao quanh.
4. Đơn vị có tên trùng với đơn vị, địa
phương khác thì biển hiệu phải ghi tên đơn vị trước tên đơn vị chủ quản hoặc
tên đơn vị hành chính cấp trên và cách nhau bằng gạch nối ( - ), ví dụ: “CÔNG
AN PHƯỜNG 1 - QUẬN 9”. Nếu tên đơn vị có nhiều từ, nhiều số thì viết
thành 2 hoặc 3 hàng, đầu và cuối hàng không có gạch nối.
Điều 6. Biển hiệu
phòng sử dụng chung, phòng làm việc
1. Vị trí biển hiệu
Khoảng cách giữa biển hiệu và khung cửa
chính của phòng là 30mm; tùy theo kiến
trúc cụ thể của cửa phòng, biển hiệu đặt ở một trong các vị trí sau:
a) Chính giữa, phía trên cửa chính của
phòng;
b) Bên phải (hoặc bên trái) cửa chính
của phòng, cách mặt sàn 1700mm.
2. Nội dung biển hiệu
a) Biển hiệu phòng sử dụng chung,
phòng làm việc của đơn vị: Chính giữa phía trên là hình Công an hiệu có cành
tùng kép bao quanh; bên dưới ghi rõ tên đơn vị hoặc tên phiên hiệu đơn vị.
Đối với các đơn vị khác nhau trong
cùng một khuôn viên trụ sở thì biển hiệu ghi phiên hiệu đơn vị trước phiên
hiệu của đơn vị chủ quản trực tiếp,
ví dụ "PHÒNG 6 - X15", "ĐỘI 3 - PX15" hoặc "ĐỘI 3 - P5 - C46". Đối với các
đơn vị có trụ sở độc lập hoặc phòng sử dụng chung, phòng làm việc của các đơn vị
trực thuộc trong
cùng
một khuôn viên trụ sở thì biển hiệu chỉ ghi rõ tên hoặc phiên hiệu đơn vị trực thuộc mà không cần
ghi tên đơn vị chủ quản trực tiếp, ví dụ "PHÒNG THAM MƯU-TỔNG HỢP" hoặc "PHÒNG
1"; "ĐỘI THAM MƯU TỔNG HỢP'' hoặc "ĐỘI 1";
b) Biển hiệu phòng làm việc của lãnh đạo,
chỉ huy Công an các cấp có phòng làm việc riêng: Chính giữa phía trên là Công
an hiệu có cành tùng kép màu vàng bao quanh, phía dưới có 2 hàng chữ, theo thứ
tự: Hàng chữ thứ nhất ghi cấp bậc hàm, họ tên và
hàng chữ thứ 2 ghi chức vụ (Mẫu BHPR4a, BHPR4b).
Đối với lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị
khác nhau có phòng làm việc riêng ở cùng trong một khuôn viên trụ sở thì ở hàng
chữ thứ hai ghi chức vụ và tên đơn vị hoặc phiên hiệu đơn vị cụ thể, ví dụ: "TỔNG CỤC
TRƯỞNG - TỔNG CỤC III", "PHÓ
CỤC TRƯỞNG - X15" (Mau BHPC4c, BHPC4d);
c) Biển hiệu của phòng các đồng chí
lãnh đạo, chỉ huy có chung phòng làm việc nội dung biển hiệu ghi “lãnh đạo đơn vị” hoặc
“ban chỉ huy đơn vị”, ví dụ: "LÃNH ĐẠO PHÒNG
1", "BAN CHỈ HUY CÔNG AN PHƯỜNG 2", "BAN CHỈ HUY ĐẠI ĐỘI 3" (Mẫu BHC4e,
BHC4g, BHC4h).
3. Hình dáng, kích thước, chất liệu,
màu sắc:
a) Hình dáng, kích thước: Biển hiệu
hình chữ nhật, kích thước chiều dài 400mm, chiều rộng 200mm;
b) Chất liệu, màu sắc: Chất liệu Mica
màu xanh lam, chữ màu trắng, khung viền màu trắng, Công an hiệu gắn
cành tùng kép màu vàng bao quanh.
Điều 7. Biển chức
danh, biển trực chỉ huy, biển trực ban, biển trực tiếp công dân
1. Biển chức danh hình chữ T (để ngược)
chất liệu bằng Mica trong suốt, góc giữa đế và vỏ biển là 90° (90 độ); vỏ biển
hình chữ nhật, có khe trống ở giữa để giữ biển.
Biển bằng giấy cứng, hình chữ nhật, hai mặt màu đỏ, có viền xung quanh
màu vàng, chữ màu vàng, chính giữa phía trên là hình Công an hiệu có cành tùng kép
màu vàng bao quanh; phía dưới có 2 hàng chữ, theo thứ tự từ trên xuống: Hàng chữ
thứ nhất là cấp bậc, họ tên của lãnh đạo, chỉ huy; hàng chữ thứ 2 là chức vụ
của lãnh đạo, chỉ huy (Mẫu BCD5).
2. Biển trực chỉ huy, biển trực ban,
biển trực tiếp công dân.
Đối với các đơn vị tổ chức trực chỉ
huy, trực ban, trực giải quyết công việc với công dân phải có biển trực chỉ huy, biển trực
ban, biển trực tiếp
công
dân.
Hình thức, kiểu
dáng, kích thước, màu sắc, kiểu chữ của các biển trên giống như biển chức danh,
chỉ khác nội
dung các hàng chữ ở phía dưới
Công an
hiệu
như sau:
a) Biển trực chỉ huy có 3
hàng chữ theo thứ tự từ trên xuống: Hàng chữ thứ nhất ghi “TRỰC CHỈ HUY”, hàng chữ thứ
2 ghi cấp bậc, họ tên, hàng chữ thứ 3 ghi chức vụ của người trực (Mẫu BT6a);
b) Biển trực ban, biển trực tiếp công
dân có 2 hàng chữ theo thứ tự từ trên xuống: Hàng chữ thứ nhất ghi “TRỰC
BAN”, “TRỰC BAN HÌNH SỰ” hoặc “TRỰC TIẾP CÔNG DÂN”, hàng chữ
thứ 2 ghi cấp bậc, họ tên của người trực (Mẫu BT6b, BT6c).
3. Biển chức danh đại biểu
Căn cứ vị trí, tính chất, thành phần dự
của hội nghị, hội thảo, buổi lễ, cuộc họp... để sử dụng biển chức danh đại biểu
đảm bảo hợp lý, thể hiện tính nghiêm túc, trang trọng. Biển chức danh đại biểu
như biển chức danh, chỉ khác là hàng chữ thứ hai ghi cả chức vụ (nếu có) và tên
đơn vị hoặc phiên hiệu đơn vị của đại biểu (Mẫu BĐB7a). Đối với đại
biểu ngoài lực lượng Công an trên biển chức danh đại biểu không có Công an hiệu,
hàng chữ thứ nhất ghi đồng chí hoặc ông (bà), họ và tên, hàng chữ thứ hai ghi
chức vụ (nếu có), tên đơn vị (Mẫu BĐB7b).
4. Vị trí đặt biển: Đặt chính giữa,
phía trước người ngồi, cách cạnh ngoài của bàn khoảng 100
mm, hai mặt biển hướng ra phía ngoài và vào trong vị trí người ngồi (Biển trực
chỉ huy đặt cạnh vị trí của biển trực ban).
Điều 8. Băng trực ban
1. Băng trực ban bằng vải màu đỏ, viền
màu vàng; kích thước: Chiều cao 10,0mm, chu vi 400mm; ở giữa thêu hàng chữ "TRỰC
BAN" bằng tiếng Việt, in hoa đủ dấu màu vàng (Mẫu BT8).
2. Băng trực ban gài kim băng
ngang và đeo ngay ngắn ở cánh tay trên của tay trái, chữ "TRỰC
BAN" hướng ra phía ngoài.
Điều 9. Băng kiểm tra
điều lệnh Công an nhân dân
1. Băng kiểm tra điều lệnh Công an
nhân dân bằng vải màu đỏ, viền màu vàng, chiều cao 100mm, chu vi 400mm; ở giữa
thêu 2 hàng chữ bằng tiếng Việt, in hoa đủ dấu màu vàng, cỡ chữ hàng trên bằng
3/4 cỡ chữ hàng dưới.
a) Cấp Bộ: Trên là hàng chữ "BỘ
CÔNG AN", dưới là hàng chữ "KIỂM TRA ĐIỀU LỆNH".
b) Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Cục, Viện,
Học viện, Trường Công an nhân dân; Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an quận, huyện và đơn vị tương
đương: hàng chữ trên ghi tên đơn vị, địa phương, (ví dụ: "BỘ TƯ LỆNH CẢNH
VỆ", "CA TỈNH BẮC GIANG", "HỌC VIỆN ANND", "CA QUẬN
BA ĐÌNH"), dưới là hàng chữ "KIỂM TRA ĐIỀU LỆNH" (Mẫu BKT9).
2. Băng kiểm tra điều lệnh Công an
nhân dân gài kim băng ngang và đeo ngay ngắn ở cánh tay trên của tay trái, chữ "KIỂM
TRA ĐIỀU LỆNH" hướng ra phía ngoài.
Chương III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Quản lý, sử
dụng biển hiệu, biển chức danh, băng trực ban, băng kiểm tra điều lệnh trong
Công an nhân dân
1. Thủ trưởng Công an các đơn vị,
địa phương chỉ đạo quản lý việc sử dụng biển hiệu, biển chức
danh, băng trực ban, băng kiểm tra điều lệnh trong phạm vi đơn vị,
địa phương mình.
2 Khi bị hỏng, cũ hoặc
mất, thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo thay thế đảm bảo phục vụ công tác của
đơn vị.
Điều 11. Hiệu lực thi
hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 28 tháng 10 năm 2017; thay
thế Thông tư số 05/2010/TT-BCA (X11) ngày 20/01/2010 của Bộ trưởng Bộ
Công an hướng dẫn
về biển hiệu, biển chức
danh, băng trực ban, băng kiểm tra điều lệnh trong Công an nhân
dân.
Điều 12. Trách nhiệm
thi hành
1. Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn
vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Công an, Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương; Giám đốc các học viện, Hiệu trưởng
các trường Công an nhân dân chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
Thông tư này.
2. Tổng cục Chính trị Công an
nhân dân có trách nhiệm đôn
đốc, kiểm tra việc thực hiện
Cục Tài chính bảo đảm
kinh phí phục vụ việc triển khai thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình tổ chức thực
hiện nếu có vướng mắc Công an các đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về Bộ (qua Tổng
cục Chính trị Công
an nhân dân)
để
hướng dẫn./.
Nơi
nhận:
-
Các đồng chí Thứ trưởng (để chỉ đạo);
-
Các
Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị
trực thuộc Bộ, các Học
viện,Trường CAND
(để thực hiện);
- Công an, Cảnh sát PCCC
các tỉnh, TP trực
thuộc trung ương (để thực
hiện);
- Bộ Tư pháp
(Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Công báo;
- Lưu: VT, V19, X11 (X15).
|
BỘ TRƯỞNG
Thượng tướng Tô Lâm
|