Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Thông tư 29-TT/LB năm 1957 về chế độ đối với quân nhân phục viên chuyển sang các ngành công tác do Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động ban hành

Số hiệu 29-TT/LB
Ngày ban hành 03/10/1957
Ngày có hiệu lực 18/10/1957
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động,Bộ Nội vụ,Bộ Tài chính
Người ký Tô Quang Đẩu
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG-BỘ NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 29-TT/LB

Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 1957 

 

THÔNG TƯ 

VỀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN PHỤC VIÊN CHUYỂN SANG CÁC NGÀNH CÔNG TÁC

Nghị định số 250/TTg ngày 12-6-1957 của Thủ tướng phủ ban hành điều lệ quy định chính sách đối với quân nhân phục viên. Liên bộ quy định sau đây những điều áp dụng thể cụ thể đối với quân nhân phục viên được chuyển sang công tác tại các cơ quan chính quyền và đoàn thể.

I. ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN PHỤC VIÊN ĐÃ CHUYỂN SANG CÔNG TÁC TẠI CÁC NGÀNH KHÁC TRƯỚC 1-7-1957

1. Sắp xếp lương: Những quân nhân phục viên chuyển sang công tác tại các ngành khác đã được sắp xếp bậc lương và đang hưởng chênh lệch theo sự quy định của thông tư Liên Bộ Nội vụ, Tài chính, Lao động số 42-TT/LB ngày 17-12-1956 thì từ 01-11-1957 bỏ khoản chênh lệch ấy, nghĩa là ai được sắp xếp bậc lương nào thì hưởng theo bậc lương ấy. Nếu có người kể từ ngày phục viên chuyển sang công tác tại các ngành khác đã quá sáu tháng mà đến nay vẫn chưa xếp lương thì cần tranh thủ xếp lương ngay để hưởng theo bậc lương mới từ tháng 11-1957; nếu cơ quan sử dụng không tranh thủ xếp thì số lượng tạm thời đang lĩnh xem như tạm ứng và phải truy hoàn khoản tiền lĩnh cao hơn bậc lương được xếp từ tháng 11-1957.

2. Trợ cấp thôi việc: Những quân nhân phục viên chuyển sang công tác tại các ngành khác tính đến 30-6-1957 đã hoặc chưa quá sáu tháng mà được thôi việc về sản xuất thì được trợ cấp theo chế độ cán bộ, nhân viên, công nhân thôi việc; nếu chưa xếp lương thì cần xếp lương và trợ cấp theo bậc lương được xếp.

3. Chế độ đi học. Những quân nhân phục viên rồi chuyển thẳng đi học các trường chuyên môn, kỹ thuật, bổ túc văn hóa công nông hoặc đã chuyển qua các cơ quan nhưng chưa xếp lương rồi đi học các trường ấy thì được hưởng chế độ sinh hoạt phí như các nghị định số 152-NĐ/LB ngày 20-3-1957, 522-NĐ/LB ngày 22-8-1957,  Liên bộ Nội vụ - Tài chính – Lao động – Giáo dục và các thông tư số 17-NV/TT  ngày 30-3-1957, và số 26-NV/TT ngày 29-8-1957 của Bộ Nội vụ đã quy định cụ thể là:

a) Nếu đi học trước 20-3-1957 mà đủ tiêu chuẩn thì được giữ nguyên mức lương tạm thời đang hưởng và coi là sinh hoạt phí;

b) Nếu đi học sau ngày 20-3-1957 và đủ tiêu chuẩn được chọn cử đi học thì hưởng ngay các mức sinh hoạt phí như nghị định số 152-NĐ/LB và nghị định số 522-NĐ/LB đã quy định, không hưởng mức lương của quân nhân phục viên chuyển sang công tác tại các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, công trường, nông trường được hưởng tạm thời trong thời gian 6 tháng khi chưa xếp lương.

c) Quân nhân phục viên chuyển thẳng đi học, khi ở bộ đội đã hưởng phụ cấp con thì đến trường vẫn tiếp tục giữ phụ cấp cho những con đã được hưởng; còn những con đẻ trong thời gian đi học sẽ theo chế độ chung áp dụng cho cán bộ, công nhân viên được chọn cử đi học.

II. ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN PHỤC VIÊN CHUYỂN SANG CÔNG TÁC TẠI CÁC NGÀNH KHÁC TỪ 1-7-1957 VỀ SAU

I. Vấn đề lương

a) Kể từ ngày phục viên chuyển sang công tác tại các ngành khác, trong thời gian 6 tháng và chậm nhất không quá 9 tháng, mức lương bằng số sinh hoạt phí và phụ cấp sau cùng trong bộ đội gồm có 4 khoản sau đây:

Sinh hoạt phí: Tiền gạo, tiền thức ăn, củi, muối tính theo tháng cuối cùng khi rời đơn vị và không thay đổi trong thời gian 6 tháng, tối đa 9 tháng, như thế là ngày lễ, ngày tết, bộ đội được ăn thêm cũng không tính thêm, giá cả hàng tháng có thay đổi cũng không tính lại; mỗi tháng tính tròn 30 ngày dầu có tháng 28 ngày hay 31 ngày.

Phụ cấp tiêu vặt:

Phụ cấp thâm niên;

Tiền quân trang: chỉ cấp thêm cho những tháng hết hạn sử dụng quân trang đã cấp phát; tiền sẽ quy định cho hợp với giá vải mua ở mậu dịch và tiền công may ở thị trường.

Bốn khoản trên đây cơ quan quân đội sẽ ghi rõ trên giấy giới thiệu để cơ quan sử dụng tiếp tục cấp phát; ngoài 4 khoản ấy quân nhân phục viên chuyển sang công tác tại các ngành khác không hưởng thêm khoản phụ cấp nào nữa theo chế độ bộ đội và chưa hưởng phụ cấp khu vực như cán bộ, nhân viên, công nhân.

b) Sắp xếp lương: Sau thời gian 6 tháng, chậm nhất không quá 9 tháng, những quân nhân phục viên chuyển sang công tác tại các ngành khác được sắp xếp vào các thang lương đang thi hành những ngành ấy và sắp xếp về bậc lương nào thì hưởng bậc lương ấy. Những người tiếp tục làm những công tác chuyên môn như khi còn ở bộ đội, ví dụ: lái xe vẫn làm lái xe, y tá vẫn làm y tá v .v…  hoặc những người mà cơ quan sử dụng đã hiểu rõ khả năng thì không nhất thiết phải đợi hết 6 tháng mà có thể xếp bậc lương sớm hơn.

Hết tháng thứ 9 kể từ ngày phục viên mà cơ quan vẫn chưa xếp lương thì mức lương tạm thời sẽ xem như tạm ứng khi xếp lương được truy lĩnh hoặc phải truy hoàn kể từ tháng thứ 10.

2. Phụ cấp con

Những quân nhân phục viên khi ở bộ đội đã được hưởng phụ cấp con thì khi chuyển sang công tác tại các ngành khác được tiếp tục hưởng; những người khi ở bộ đội chưa được hưởng thì theo chế độ hiện hành ở các cơ quan chính quyền, đoàn thể, xí nghiệp. doanh nghiệp, công trường, nông trường.

Người nào được bố trí vào loại chức vụ có phụ cấp con thì hưởng kể từ ngày được xếp bậc lương;

Người nào bố trí vào loại chức vụ hiện chưa có phụ cấp con thì chưa hưởng;

Riêng những quân nhân phục viên chuyển thẳng đi học, khi ở bộ đội đã được hưởng phụ cấp con thì đến trường vẫn được tiếp tục giữ phụ cấp cho những con đã được hưởng; còn những con đẻ trong thời đi học sẽ theo chế độ chung áp dụng cho cán bộ, công nhân viên được chọn cử đi học.

3. Trợ cấp thôi việc

Quân nhân phục viên chuyển sáng công tác tại các ngành khác khi thôi việc về sản xuất thì được trợ cấp như sau:

a)Nếu thôi việc trong vòng 6 tháng kể từ ngày phục viên thì được trợ cấp 100.000đồng theo như điều 2 nghị định III-NĐ ngày 22-6-1957 của Bộ Quốc phòng;

[...]