Thông tư 29-LĐ/TT năm 1958 quy định tạm thời chế độ học nghề do Bộ Lao động ban hành

Số hiệu 29-LĐ/TT
Ngày ban hành 20/11/1958
Ngày có hiệu lực 20/11/1958
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động
Người ký Nguyễn Văn Tạo
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

BỘ LAO ĐỘNG
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 29-LĐ/TT

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 1958

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG SỐ 29-LĐ/TT NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 1958 QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CHẾ ĐỘ HỌC NGHỀ

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi :
Đồng kính gửi :

- Các vị Bộ trưởng các Bộ,
- Các cơ quan, đoàn thể trung ương
- Các uỷ ban hành chính khu, thành phố, tỉnh
- Các khu, sở, ty, phòng lao động
- Thủ tướng Phủ

Căn cứ vào Chỉ thị Phủ thủ tướng số 13/TTg ngày 6/1/1958 về việc bổ túc nghề nghiệp công nhân và đào tạo thợ mới có ghi "Bộ lao động làm nhiệm vụ tổng hợp, có trách nhiệm cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và các Bộ nghiên cứu xây dựng các chính sách, quy định các chế độ phụ cấp ..." trong khi chờ đợi ban hành chính sách toàn bộ đối với người học nghề, sau khi đã trao đổi thống nhất ý kiến với các Bộ, các ngành quản lý xí nghiệp, Bộ lao động ra thông tư này tạm thời quy định một số chế độ cần thiết đối với các người học nghề, sau khi đã trao đổi thống nhất ý kiến với các Bộ, ngành quản lý xí nghiệp, Bộ lao động ra thông tư này tạm thời quy định một số chế độ cần thiết đối với các người học nghề theo lối kèm cặp trong sản xuất và học nghề tại các trường lớp đào tạo công nhân chuyên nghiệp.

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN, MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA;NGUYÊN TẮC CHUNG:

Công tác đào tạo thợ là một công tác quan trọng và cấp thiết hiện nay, nhằm xây dựng một lực lượng công nhân lành nghề và giác ngộ về chính trị để sử dụng tốt các thiết bị máy móc mới, nâng cao năng suất lao động, chuẩn bị lực lượng cho công cuộc phát triển nền công nghiệp sau đây:

Từ hoà bình đến nay, các ngành đã dùng nhiều biện pháp cấp tốc đào tạo được nhiều thợ mới phục vụ kịp thời nhu cầu kiến thiết và sản xuất. Nhưng do chưa có một chế độ học nghề thích hợp nên ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của lớp công nhân mới được đào tạo như :

1. Lựa chọn người học nghề chưa bảo đảm sức khoẻ, tuổi tác, thành phần giai cấp theo yêu cầu tính chất nghề nghiệp, chưa bảo đảm trình độ văn hoá cần thiết. Đối tượng tuyển sinh chưa theo đúng chính sách nhân công của Nhà nước, thủ tục chiêu sinh chưa chặt chẽ. Vì vậy, thường xẩy ra tình trạng người học nghề không đủ trình độ tiếp thu bài vở, sức khoẻ kém, tư tưởng lệch lạc. Kết quả là đào tạo tốn kém mà chất lượng không đảm bảo phục vụ nhu cầu.

2. Thời hạn học nghề thường quá ngắn, thời gian tập sự hoặc không có, hoặc ít, người học nghề được chuyển thành công nhân chính thức quá sớm, có khi còn được đề bạt nhanh, hưởng thu cao. Nhưng thực tế vì trình độ kỹ thuật còn non kém nên chưa độc lập công tác được, sử dụng máy móc chưa thành thạo, sản xuất hàng hóa kém chất lượng gây nhiều hư hỏng lãng phí. Tình trạng này gây cho người học nghề có tư tưởng thoả mãn, ít chịu khó gian khổ rèn luyện kỹ thuật, học hỏi những công nhân giàu kinh nghiệm, ít chịu khó học tập trau dồi đạo đức, tác phong người lao động mới, và ảnh hưởng không tốt đến sự đoàn kết giữa công nhân cũ và mới, ảnh hưởng đến tinh thần an tâm công tác của anh chị em lao động trong xí nghiệp, công trường.

3. Sinh hoạt phí cho người học nghề chưa có tác dụng khuyến khích những ngành nghề nặng nhọc, kỹ thuật phức tạp, chưa phản ánh được tinh thần cần kiệm, ích nước lợi nhà. Các chế độ về tai nạn lao động, ốm đau... chưa được quy định chung, các ngành thi hành không thống nhất.

Các quy định dưới đây góp phần cải tiến công tác đào tạo thợ nhằm xây dựng một lớp công nhân mới tiến bộ về nghề nghiệp, tư tưởng, chính trị, trình độ văn hóa, có sức khoẻ tốt để phục vụ công cuộc kiến thiết chủ nghĩa xã hội. Các quy định này dựa trên yêu cầu khuyến khích người học nghề đi sâu trau dồi nghề nghiệp, có chiếu cố thích đáng đến tính chất nghề nghiệp nặng nhọc, phức tạp, đảm bảo đoàn kết giữa người học nghề và anh chị em công nhân lao động, có phân biệt chiếu cố về quyền lợi giữa người học nghề theo lối kèm cặp trong sản xuất với người học nghề tại các trường, lớp dạy nghề, giữa người trong biên chế và người ngoài biên chế đi học nghề.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A. TIÊU CHUẨN VỀ THỂ LỆ TUYỂN CHỌN NGƯỜI HỌC NGHỀ

1. Tiêu chuẩn người học nghề:

- Tuổi: nói chung từ 17 đến 22 tuổi đối với người ngoài biên chế. Những nghề ít nặng nhọc và trong công nghệ nhẹ có thể chọn người 16 tuổi. Đối với người trong biên chế thì tối đa là 30 tuổi.

- Sức khoẻ: có đủ sức khoẻ theo yêu cầu của từng nghề, không mắc bệnh kinh niên và truyền nhiễm, do giấy của y sĩ hoặc bác sĩ chứng nhận.

- Văn hóa: phải tốt nghiệp cấp I trường phổ thông. Cán bộ, công nhân viên trong biên chế phải có trình độ tương đương. Đối với anh em dân tộc miền núi có thể châm chước một phần, tuỳ trường hợp cụ thể.

- Chính trị: không mất quyền công dân và có hạnh kiểm tốt.

2. Thể lệ tuyển chọn:

Các ngành khi chuẩn bị chiêu sinh phải trao đổi trước với cơ quan Lao động cấp tương đương để bảo đảm sự thống nhất quản lý và phân phối nhân công của Nhà nước.

Người học nghề phải làm hợp đồng cam đoan theo đúng nội quy nhà trường và phục tùng sự điều động của Nhà nước sau khi học xong.

Tất cả mọi người trong và ngoài biên chế xin học nghề phải qua một cuộc sát hạch trình độ văn hóa.

B. CHẾ ĐỘ HỌC TẬP

1.Thời hạn học:

Nói chung từ một năm rưỡi đến ba năm (kể cả thời gian tập sự). Các loại thợ cơ khí, điện, mỏ, kiến trúc v.v... có thể học hai năm và một năm tập sự. Các loại thợ trong công nghiệp nhẹ có thể học một năm và nửa năm tập sự. Đối với những nghề kỹ thuật đơn giản, các ngành có thể quy định thời hạn học ngắn hơn.

Đối với người học nghề theo lối kèm cặp trong sản xuất, thời gian tập sự nói trên có thể rút ngắn nhưng không được dưới 1/2 thời gian tập sự chung.

2. Thời giờ học:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ