Thông tư 272/1997/TTLB hướng dẫn Nghị định 71/CP về giáo dục quốc phòng trong hệ thống các trường chính trị, hành chính do Bộ quốc phòng - Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành

Số hiệu 272/1997/TTLB
Ngày ban hành 15/02/1997
Ngày có hiệu lực 15/02/1997
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo,Bộ Tài chính
Người ký Phạm Văn Trọng,Vũ Ngọc Hải
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 272/1997/TTLB

Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm 1997

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BAN TỔ CHỨC CÁN BỘ CHÍNH PHỦ VÀ BỘ TÀI CHÍNH SỐ 272-TTLB NGÀY 15 THÁNG 02 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 71/CP VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG TRONG HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ, HÀNH CHÍNH VÀ ĐOÀN THỂ

Chấp hành Nghị định 71/CP ngày 13/7/1994 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng (GDQP) trong hệ thống trường chính trị, hành chính và đoàn thể; sau khi thống nhất với các Bộ, Ban, Ngành của Đảng, Nhà nước, và các cơ quan hữu quan, Liên Bộ Quốc phòng - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I- VỊ TRÍ MÔN HỌC:

Giáo dục quốc phòng cho cán bộ các cấp, các Ngành của Đảng, Nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Trung ương 3 khoá VII đã chỉ rõ "phải tăng cường công tác GDQP cho toàn dân trước hết là đối với cán bộ các cấp, các Ngành của Đảng và Nhà nước" Nghị định 71/CP của Chính phủ quy định: "Đưa GDQP thành môn học bắt buộc trong hệ thống trường chính trị, hành chính và đoàn thể".

Vì vậy môn GDQP đối với cán bộ các cấp, các ngành của Đảng và Nhà nước vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài, nhằm đáp ứng hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng "xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

II- MỤC TIÊU, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN HỌC MÔN GDQP

1- Mục tiêu:

- Bồi dưỡng cho học viên những quan điểm đường lối cơ bản của Đảng, nội dung quản lý Nhà nước về Quốc phòng và một số kiến thức quốc phòng cần thiết để mỗi cán bộ vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng gắn với công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

2- Yêu cầu:

- Nhận thức đúng bản chất, âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch với cách mạng nước ta. Tìm hiểu một số vấn đề chiến lược quốc phòng của một số nước có liên quan đến nền Quốc phòng - An ninh của đất nước.

- Nắm vững nội dung quan điểm, nhiệm vụ quốc phòng và đường lối quân sự của Đảng; sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước về quốc phòng; mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - văn hoá xã hội với quốc phòng - an ninh; những nội dung cơ bản nhiệm vụ xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ Tỉnh, (Thành phố); công tác tuyển quân, xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên, Pháp lệnh về dân quân tự vệ và công tác dân quân tự vệ trong tình hình mới.

- Hiểu biết về sự phát triển của Nghệ thuật quân sự Việt Nam và một số kỹ năng quân sự cần thiết.

- Vận dụng có hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở cương vị công tác của mình.

3- Đối tượng:

- Tất cả học viên đào tạo và bồi dưỡng trong hệ thống trường chính trị, hành chính và đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đều phải học môn GDQP theo chương trình do Bộ Quốc phòng quy định cho từng đối tượng. Để việc xây dựng chương trình GDQP phù hợp với mỗi cấp học, thống nhất phân chia thành 5 đối tượng cơ bản như sau:

- Hệ đào tạo cao học 2 năm trở lên - Hệ đào tạo đại học 4 năm trở lên

- Hệ đào tạo đại học 2 năm đến dưới 4 năm

- Các trường chính trị, hành chính và đoàn thể mua tài liệu, hoặc tự in tài liệu, tự làm học cụ cho dạy và học môn GDQP theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

Mọi chế độ đối với giáo viên và học viên khi dạy và học môn GDQP được tính như các môn học khác.

IV- NHIỆM VỤ CHỈ ĐẠO MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG CỦA CÁC BỘ, BAN, NGÀNH VÀ CÁC TRƯỜNG

1- Bộ Quốc phòng:

- Chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương, Ban khoa giáo Trung ương, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia và các cơ quan, nhà trường có liên quan, từng thời kỳ soạn thảo và ban hành chương trình, giáo trình, tài liệu phù hợp với từng đối tượng như đã nêu ở mục II.

- Chỉ đạo các học viện, nhà trường, cơ quan và đơn vị quân đội phối hợp chặt chẽ với các trường chính trị, hành chính và đoàn thể ở Trung ương và địa phương để giúp các trường giảng dạy môn học GDQP, và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên và cán bộ chuyên trách quản lý môn học GDQP của các trường chính trị, hành chính và đoàn thể.

- Cùng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Ban Tổ chức Trung ương xác định tiêu chuẩn kiến thức về quốc phòng cho cán bộ các cấp các ngành của Đảng và Nhà nước phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng từng thời kỳ.

- Theo dõi kiểm tra, thanh tra việc thực hiện môn học GDQP trong hệ thống trường chính trị, hành chính và đoàn thể.

2- Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cùng với Bộ Quốc phòng và cơ quan liên quan thống nhất nội dung, chương trình, thời gian quy chế môn học GDQP cho các đối tượng thuộc quyền quản lý trong hệ thống trường chính trị, hành chính và đoàn thể. Tham gia kiểm tra, thanh tra đôn đốc các trường thực hiện môn học đúng quy định của Thông tư Liên bộ và quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ