Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư 26/2006/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa - thông tin do Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành

Số hiệu 26/2006/TT-BVHTT
Ngày ban hành 21/02/2006
Ngày có hiệu lực 18/03/2006
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá-Thông tin
Người ký Phạm Quang Nghị
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 26/2006/TT-BVHTT

Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2006 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH VĂN HÓA - THÔNG TIN

Thi hành Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
Sau khi có sự thỏa thuận của Bộ Nội vụ tại Công văn số 3426/BNV-TL ngày 23 tháng 11 năm 2005 về chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, viên chức văn hóa - thông tin, Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện như sau:

I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trong ngành văn hóa - thông tin hưởng lương theo các bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành, phục vụ ở các doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 205/2005/NĐ-CP ngày 14/12/2005 của Chính phủ, hiện đang trực tiếp làm các nghề, công việc mà yếu tố độc hại, nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào hệ số lương.

II. CÁC MỨC PHỤ CẤP

Mức 4: Hệ số 0,49 so với lương tối thiểu áp dụng đối với diễn viên xiếc, uốn dẻo, dế trụ, nhào lộn và xiếc biểu diễn trên cao.

Mức 3: Hệ số 0,30 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm các nghề, công việc sau:

- Múa ballet, múa cổ truyền và diễn viên tuồng;

- Nhạc hơi, nhạc trưởng (chỉ huy);

- Diễn viên xiếc (trừ đối tượng hưởng mức 4);

- Dậy thú xiếc;

- Khảo sát, khai quật, khảo cổ;

- Vận hành, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật trong nhà hầm của bảo tàng.

Mức 2: Hệ số 0,20 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm các nghề, công việc sau:

- Vận hành máy in ôpsét, typô, máy xén, kẻ giấy;

- Sửa chữa cơ điện, các máy công cụ, máy in, xén;

- Tráng mạ, phơi và sửa bản kẽm;

- Chụp ảnh, truyền phim sang bản kẽm;

- Sắp chữ điện tử;

- Pha chế, bảo quản các loại hóa chất;

- Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thương binh sản xuất phim;

- Dựng cảnh, làm khói lửa trong phim;

- Tráng phim, rửa ảnh;

- Dựng nhà bạt, rạp xiếc lưu động, nhà trưng bày triễn lãm;

- Chăm sóc, nuôi dưỡng thú xiếc;

- Làm con rối;

- Nhạc công trong các dàn nhạc, đội nhạc;

[...]