Thông tư liên tịch 25/2013/TTLT-BYT-BTC quy định chế độ quản lý tài chính đối với việc thực hiện hoạt động tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai, phòng, chống HIV/AIDS và bệnh lây truyền qua đường tình dục do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 25/2013/TTLT-BYT-BTC
Ngày ban hành 04/09/2013
Ngày có hiệu lực 20/10/2013
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính,Bộ Y tế
Người ký Trương Chí Trung,Nguyễn Viết Tiến
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

BỘ Y TẾ - BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2013/TTLT-BYT-BTC

Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 2013

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TIẾP THỊ XÃ HỘI CÁC PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI, PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS VÀ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2011 phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Quyết định số 1199/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đinh giai đoạn 2012-2015 và Quyết định số 1202/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015;

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch quy định chế độ quản lý tài chính đối với việc thực hiện hoạt động tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai, phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

a) Thông tư này quy định việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí hợp pháp để thực hiện tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai, phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục;

b) Đối với nguồn viện trợ mà nhà tài trợ hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà tài trợ có quy định riêng thì thực hiện theo quy định của nhà tài trợ.

2. Đối tượng áp dụng

a) Các cơ quan, đơn vị có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước: nguồn vốn trong nước, vốn viện trợ không hoàn lại, viện trợ phi chính phủ nước ngoài, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai, phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục;

b) Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia thực hiện hoạt động tiếp thị xã hội.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Tiếp thị xã hội là một phương thức phân phối trung gian giữa miễn phí và thị trường thương mại, tạo ra sự chuyển đổi hành vi của khách hàng từ sử dụng miễn phí sang sử dụng có giá trị thương mại.

2. Sản phẩm tiếp thị xã hội là phương tiện tránh thai, phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm các loại thuốc, sinh phẩm, dụng cụ y tế, bao sao su các loại được sử dụng với mục đích tránh thai, phòng, chống HIV/AIDS. Các sản phẩm này đã được đăng ký chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm dùng riêng cho tiếp thị xã hội và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

3. Hoạt động tiếp thị xã hội là việc sử dụng kỹ thuật thương mại (các hoạt động dựa vào thị trường) kết hợp với các hoạt động phi thị trường nhằm tạo ra nhu cầu sử dụng của khách hàng, tạo ra sự sẵn có và khả năng tiếp cận dễ dàng đến sản phẩm tiếp thị xã hội.

4. Phân phối sản phẩm tiếp thị xã hội là quá trình vận chuyển, bảo quản, mua, bán sản phẩm tiếp thị xã hội trong hệ thống phân phối sản phẩm và chỉ được kết thúc khi sản phẩm tiếp thị xã hội được bán cho khách hàng.

5. Thúc đẩy sản phẩm tiếp thị xã hội là việc cung cấp sản phẩm xúc tiến, quảng cáo và truyền thông, chuyển đổi hành vi nhằm nâng cao sự hiểu biết, thúc đẩy khả năng chấp nhận và sử dụng sản phẩm tiếp thị xã hội.

6. Cơ quan quản lý tiếp thị xã hội về các loại bao cao su và phương tiện tránh thai và phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục (sau đây gọi là Cơ quan quản lý tiếp thị xã hội) là cơ quan, đơn vị được Bộ Y tế giao nhiệm vụ quản lý đối với hoạt động tiếp thị xã hội.

7. Đơn vị thực hiện tiếp thị xã hội về các loại bao cao su và phương tiện tránh thai và phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục (sau đây gọi là Đơn vị thực hiện tiếp thị xã hội) là đơn vị trúng thầu theo cơ chế đấu thầu, đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đầu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn có liên quan.

8. Đại lý bán sản phẩm tiếp thị xã hội các loại bao cao su và phương tiện tránh thai và phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục (sau đây gọi là Đại lý bán sản phẩm tiếp thị) là các pháp nhân hoặc thể nhân làm đại lý bán sản phẩm tiếp thị xã hội, có đăng ký kinh doanh mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại, trực tiếp thực hiện việc bán sản phẩm tiếp thị xã hội đến người sử dụng.

Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện tiếp thị xã hội

1. Ngân sách nhà nước: Vốn trong nước, vốn ngoài nước (vốn viện trợ không hoàn lại, viện trợ phi chính phủ nước ngoài, nguồn vốn ODA);

[...]