Thông tư 24-BCNNg/KB2 năm 1961 quy định quan hệ công tác kiến thiết cơ bản do Bộ Công nghiệp nặng ban hành

Số hiệu 24-BCNNg/KB2
Ngày ban hành 28/03/1961
Ngày có hiệu lực 12/04/1961
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Công nghiệp nặng
Người ký Trần Đại Nghĩa
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 24-BCNNG/KB2

Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 1961 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAN HỆ CÔNG TÁC KIẾN THIẾT CƠ BẢN

Quyết định số 23-BCNNg/KB2 ngày 31 tháng 10 năm 1960, Bộ đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho Cục Kiến thiết cơ bản.

Để thực hiện tốt tinh thần quyết định đó, Bộ ban hành thông tư này nhằm cụ thể hóa một số vấn đề chủ yếu có liên quan đến các Vụ, Cục khác, đồng thời bổ sung một số điểm mà quyết định chưa đề ra.

Xuất phát từ những vấn đề chung, Bộ quy định mấy việc cụ thể sau đây:

1. Công tác kế hoạch  

- Tất cả những kế hoạch còn nằm trong quy hoạch hay khi chưa có nhiệm vụ thiết kế thì do Vụ Kế hoạch phụ trách. Khi nhiệm vụ thiết kế các nhà máy do Cục Kiến thiết cơ bản lập, được các cấp có thẩm quyền xét duyệt, thì Vụ Kế hoạch có trách nhiệm lập số kiểm tra kiến thiết cơ bản dài hạn và hàng năm.

Để Vụ Kế hoạch lập số kiểm tra chính xác, Cục Kiến thiết cơ bản cần báo cáo với Bộ (qua Vụ Kế hoạch) tình hình và số liệu hoàn thành kế hoạch năm trước và dự kiện của mình về các công trình lỡ dở chưa xong phải chuyển sang năm sau hoặc những năm sau nữa.

Số kiểm tra do Vụ Kế hoạch lập được Bộ và Chính phủ xét duyệt, Vụ Kế hoạch gửi các Cục Kiến thiết cơ bản để Cục này chính thức lập kế hoạch cho Cục mình (đồng gửi cho một số Vụ, Cục liên quan).

Cục Kiến thiết cơ bản có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các Ban kiến thiết lập kế hoạch chi tiết cụ thể; Cục tổng hợp trình Bộ xét duyệt và Vụ Kế hoạch tham gia. Kế hoạch được duyệt, Cục Kiến thiết cơ bản tổng hợp theo biểu mẫu thống nhất của Vụ Kế hoạch (được Bộ thông qua) và gửi về Vụ Kế hoạch đúng thời gian quy định.

- Kế hoạch mở rộng sản xuất mà quy mô lớn, vốn nhiều kỹ thuật phức tạp đảm bảo sản lượng cho kế hoạch dài hạn hoặc nói chung là trên hạn ngạch thì thủ tục lập kế hoạch xem như một công trình xây dựng mới.

Kế hoạch mở rộng sản xuất với quy mô thường và nhỏ, có tính chất đảm bảo sản lượng hàng năm, hoặc làm thêm một số công trình phúc lợi tập thể mà thuộc vốn kiến thiết cơ bản của Nhà nước, nói chung là dưới hạn ngạch, thì do xí nghiệp lập kế hoạch, lập nhiệm vụ thiết kế hoặc thiết kế kỹ thuật. Cục quản lý sản xuất hướng dẫn, đôn đốc xí nghiệp làm theo chỉ tiêu kế hoạch sản xuất đầu năm đã định.

Cục Kiến thiết cơ bản tổng hợp kế hoạch các xí nghiệp gửi lên và trình Bộ xét duyệt. Khi duyệt có các Cục quản lý sản xuất tham gia. Nói chung khi chuẩn bị trình Bộ duyệt thì cần tranh thủ cộng tác với các Cục quản lý sản xuất để việc xét duyệt của Bộ được chính xác và sát hoàn cảnh thực tế xí nghiệp.

Kế hoạch được duyệt, Cục Kiến thiết cơ bản tổng hợp và gửi cho Vụ Kế hoạch, Vụ kế hoạch tổng hợp toàn bộ, cân đối chung để trình lên Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (Chính phủ). Trong khi tổng hợp nếu có gì thay đổi, Vụ Kế hoạch báo cáo Bộ và trao đổi với Cục Kiến thiết cơ bản điều chỉnh.

- Toàn bộ kế hoạch kiến thiết cơ bản được trên duyệt, Vụ Kế hoạch làm văn bản chính thức gửi cho Cục Kiến thiết cơ bản đồng gửi một số Vụ, Cục liên quan.

2. Vấn đề hợp đồng thiết kế và xét duyệt thiết kế.

- Sau khi kế hoạch dài hạn và hàng năm được Chính phủ duyệt, Cục Kiến thiết cơ bản ký hợp đồng với Cục Thiết kế bao gồm cả khối lượng thăm dò, đo đạc, khảo sát và khối lượng thiết kế trong nước.

Nếu kế hoạch hàng năm phê duyệt chậm, Cục Kiến Thiết cơ bản tạm thời ký giao kèo, khi kế hoạch được duyệt thì ký chính thức và điều chỉnh.

Hợp đồng chung thì nguyên tắc Cục Kiến thiết cơ bản phải ký, còn hợp đồng cụ thể từng công trình (mới hay mở rộng) thì Cục Kiến thiết cơ bản có thể ủy nhiệm cho cơ sở ký nhưng phải nằm trong hợp đồng nguyên tắc.

- Trước khi Bộ giao cho Cục Thiết kế giúp Bộ xét duyệt đề án thiết kế. Nay Bộ quyết định giao nhiệm vụ này cho Cục Kiến thiết cơ bản chủ trì bố trí kế hoạch thẩm tra các đề án thiết kế, (cả phần thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật) do Cục Thiết kế làm hay chuyên gia làm. Khi xét duyệt đều có các Cục, Vụ liên quan tham gia.

3. Quản lý thực hiện kế hoạch.

- Điều chỉnh kế hoạch hàng quý, nhưng không ảnh hưởng đến kế hoạch năm, thì do Cục Kiến thiết cơ bản phụ trách và trình Bộ quyết định, đồng thời báo cho Vụ Kế hoạch biết.

Nếu điều chỉnh mà chênh lệch kế hoạch chung không quá 5% về vốn hoặc lao động; về thời gian không quá một tháng, thì Cục Kiến thiết cơ bản lập văn bản trình Bộ quyết định và Cục thực hiện việc điều chỉnh.

Điều chỉnh quá số quy định trên thì Cục phải đề nghị Bộ; Vụ Kế hoạch nghiên cứu đề nghị Chính phủ quyết định.

Điều chỉnh kế hoạch hàng tháng do Cục Xây lắp phụ trách sau khi bàn bạc với Cục Kiến thiết cơ bản.

- Việc kiểm tra thực hiện kế hoạch kiến thiết cơ bản chủ yếu là do Cục Kiến thiết cơ bản làm. Trong quá trình đó, Vụ Kế hoạch cũng có thể xuống công trường chủ yếu là tìm hiểu tình hình, xác minh việc tính toán lập kế hoạch, biểu mẫu của mình, rút kinh nghiệm để lập kế hoạch năm sau đồng thời phát hiện với Cục Kiến thiết cơ bản những chỗ thiếu chính xác.

- Khi thi công mà thay đổi thiết kế thì phải do cơ quan duyệt thiết kế quyết định. Nếu thay đổi những điểm ít quan trọng do thực tế nảy ra hay do chuyên gia đề nghị thì Cục Kiến thiết cơ bản và Cục Xây lắp quyết định; nếu nhà máy do ta thiết kế thì cần có ý kiến của Cục Thiết kế.

- Thường kỳ Cục Kiến thiết cơ bản phải làm báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch về Bộ (qua Vụ Kế hoạch) theo biểu mẫu đã định.

[...]