BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 22/2015/TT-BYT
|
Hà Nội, ngày 27
tháng 07 năm 2015
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG
DẪN QUY TRÌNH KHẢO NGHIỆM KEM XOA XUA MUỖI
Căn cứ Luật hóa chất
số 06/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật chất
lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP
ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường
y tế;
Bộ trưởng
Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn quy trình khảo nghiệm kem xoa xua muỗi.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định phương pháp đánh giá hiệu lực,
an toàn của kem xoa xua muỗi để đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ và ký hiệu viết tắt
được hiểu như sau:
1. CAS number là chữ viết tắt của cụm từ tiếng
Anh “Chemical Abstract Service Registry number” là mã đăng ký tóm tắt hóa học gồm
chuỗi số định danh nguyên tố hóa học, hợp chất hóa học.
2. WHO code là chữ viết tắt của cụm từ tiếng
Anh “World Health Organisation code” là mã hóa chất theo quy định của Tổ chức Y
tế thế giới.
Chương II
PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
Điều 3. Phương pháp khảo nghiệm
Sử dụng phương pháp thử nghiệm sinh học trong lồng
nhốt muỗi với người tình nguyện để đánh giá hiệu lực, an toàn và tác dụng không
mong muốn của kem xoa xua muỗi trực tiếp trên người tình nguyện. Mỗi khảo nghiệm
bao gồm 03 thử nghiệm và tất cả các thử nghiệm đều phải tuân thủ các yêu cầu,
cách tiến hành và đánh giá quy định tại Thông tư này.
Điều 4. Yêu cầu cho thử nghiệm
1. Yêu cầu đối với dụng cụ, thiết bị:
a) Lồng muỗi có kích thước 40cmx40cmx40cm bằng màn
tuyn kích thước lỗ 32-36/cm2. Số lượng lồng 04 cái/1 lần thử nghiệm
(02 lồng dành cho đối chứng đánh số 01, 02 đánh dấu mầu xanh, hai lồng dành cho
thử nghiệm đánh số 03, 04 đánh dấu mầu đỏ). Cửa lồng có tay áo để ngăn không
cho muỗi xông ra ngoài;
b) Thước dây 01 m có độ chính xác đến 01 mm để đo
diện tích bôi kem xoa xua muỗi trên da cánh tay người tình nguyện;
c) Trang phục phòng hộ cá nhân: quần áo, mũ có lưới
bảo vệ, kính, găng tay, bao khuỷu tay, ủng;
d) Bảng ghi kết quả khảo nghiệm quy định tại Phụ lục
1 ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Bảng câu hỏi phỏng vấn tác dụng không mong muốn
của mẫu khảo nghiệm quy định Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Số lượng người tình nguyện tham gia thử nghiệm:
04 người (02 nam, 02 nữ). Tình nguyện viên tham gia khảo nghiệm phải được lựa
chọn theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này và không được sử
dụng nước hoa, hóa chất xua hoặc dầu bôi trên da trước khi thử nghiệm 12 giờ.
3. Muỗi sử dụng để khảo nghiệm phải là muỗi cái đạt
tiêu chuẩn theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế
thế giới (WHO/CDS/CPC/MAL/98.2), được nuôi trong phòng nuôi an toàn sinh học cấp
II, nhậy cảm với hóa chất, chưa hút máu, đồng lứa 05 - 07 ngày tuổi, hút dung dịch
glucose 10%.
4. Phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2005 với
nhiệt độ và ẩm độ trong điều kiện bình thường.
Điều 5. Các bước tiến hành khảo
nghiệm
1. Chuẩn bị:
a) Số lượng kem xoa xua muỗi cần chuẩn bị cho thử
nghiệm là 05 đơn vị đóng gói nhỏ nhất theo quy định của nhà sản xuất, trong đó:
04 mẫu dùng thử nghiệm, 01 mẫu để lưu mẫu. Các đơn vị mẫu này phải cùng lô sản
xuất, còn hạn sử dụng, trong tình trạng nguyên vẹn;
b) Huấn luyện người tình nguyện cách lắc tay chỉ để
muỗi chạm mà không cho muỗi hút máu;
c) Phải rửa sạch cánh tay bằng xà phòng không mùi,
rửa lại bằng nước, tiếp theo rửa bằng ethanol 70% rồi lau khô trước khi tiến
hành thử nghiệm;
d) Lấy thước dây đo chiều dài trên cẳng tay (L), đo
khoanh tròn ở cổ tay (C) và khoanh tròn chỗ hở của khuỷu tay (K), sau đó tính diện
tích cánh tay nơi để hở cho muỗi chạm để dụ muỗi của bốn người tương đương nhau
từ 300cm2 - 600cm2 theo công thức Lx (K+C: 2) cm2.
Dùng găng tay cao su bịt kín bàn tay và dùng vải
dày bịt kín trên khuỷu tay trái để tránh muỗi đốt vào nơi không mong muốn
đ) Chia thành hai cặp, mỗi cặp (01 nam và 01 nữ) được
bôi kem xoa xua muỗi theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên nhãn trước khi bắt
đầu thử nghiệm 30 phút, cặp còn lại không bôi kem xoa xua muỗi;
e) Chuẩn bị 4000 muỗi đạt tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3 Điều 4 quy trình này cho một lần khảo nghiệm;
g) Địa điểm khảo nghiệm: thử nghiệm và đối chứng được
bố trí cùng thời điểm ở hai buồng khác nhau nhưng phải tương đồng về các điều kiện
nhiệt độ và ẩm độ.
2. Thử nghiệm:
a) Thả vào mỗi lồng 200 muỗi;
b) Hai người không xoa kem xua muỗi cho tay trái
vào lồng có dấu mầu xanh (01 lồng dành cho nam, 01 lồng dành cho nữ). Cứ một giờ
cho tay vào lồng 30 giây để đếm số muỗi
chạm vào chỗ hở, nếu số muỗi chạm trên 10 con là đạt yêu cầu. Trong 30 giây nếu <10 muỗi chạm thì kết quả thử nghiệm
cần hủy bỏ. Thử nghiệm được theo dõi theo giờ: 01, 02, 04, 06, 08 (theo thời
gian tác dụng của hóa chất xua muỗi ghi
trên nhãn). Sau mỗi giờ theo dõi thay 200 muỗi mới;
c) Hai người có bôi kem xoa xua muỗi cho tay trái đã
bôi kem xoa xua muỗi vào hai lồng có đánh dấu mầu đỏ (01 lồng dành cho nam, 01
lồng dành cho nữ). Mỗi giờ cho tay trái vào 30 giây
để đếm số muỗi chạm vào chỗ da tay trái hở. Theo dõi theo giờ: 01, 02, 04, 06,
08 theo thời gian tác dụng ghi trên nhãn. Sau mỗi giờ theo dõi thay 200 muỗi mới;
d) Thử nghiệm lặp lại 03 lần trong điều kiện tương
tự nhau, những người tham gia thử nghiệm và đối chứng đổi nhau ở ngày thứ 02 và
thứ 03;
đ) Kết quả được ghi theo bảng quy định tại Phụ lục
1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Đánh giá hiệu lực
Hiệu lực được tính theo công thức, như sau:
% tỷ lệ giảm muỗi đốt = x 100
Tỷ lệ = từ 90%-100%: đạt yêu cầu.
Điều 7. Đánh giá an toàn
Dựa vào bảng câu hỏi để đánh giá tác dụng không
mong muốn của chế phẩm kem xoa xua muỗi khảo nghiệm với nhũng người tham gia thử
nghiệm. Nếu số người được hỏi có một trong những dấu hiệu: dị ứng da, đau đầu,
chóng mặt chiếm > 2/5 thì không đạt yêu cầu.
Điều 8. Trả kết quả và lưu mẫu
khảo nghiệm
1. Trả kết quả: tổ chức thực hiện khảo nghiệm trả lời
kết quả khảo nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Lưu mẫu: sau khi khảo nghiệm, mẫu nguyên và các
mẫu đã sử dụng phải được lưu ít nhất 2 năm. Mẫu lưu cần ghi vào sổ các thông tin: tên chế phẩm (hãng sản xuất,
lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng), hoạt chất (CAS number, WHO code), liều
lượng thử nghiệm, ngày thử nghiệm, cơ quan yêu cầu.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01
năm 2016.
2. Quy trình khảo nghiệm đánh giá hiệu lực xua, an
toàn của các hóa chất bôi trên da phòng chống muỗi đốt ban hành kèm theo Quyết
định số 120/2000/QĐ-BYT ngày 24 tháng 01 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế hết hiệu
lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Chánh Văn
phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế chịu trách
nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ
quan, tổ chức và cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) để
nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công
báo, Cổng TTĐT);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
TW;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Y tế các ngành;
- Các Vụ, Cục, TC, Thanh tra Bộ, VPB;
- Cổng thông tin điện tử - Bộ Y tế;
- Lưu: VT, MT (03b), PC (02b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Long
|