Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Thông tư 21/LĐTBXH-TT-1996 hướng dẫn Nghị định 198/CP-1994 về hợp đồng lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 21/LĐTBXH-TT
Ngày ban hành 12/10/1996
Ngày có hiệu lực 12/10/1996
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Trần Đình Hoan
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 21/LĐTBXH-TT

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 1996

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 21/LĐTBXH-TT NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 198/CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Thi hành Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ Luật lao động động về hợp đồng lao động; sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, một số Bộ, ngành có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động.

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI KHÔNG ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Các trường hợp không áp dụng hợp đồng lao động đã quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 198/CP, nay hướng dẫn thêm như sau:

1. Người được bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng trong doanh nghiệp Nhà nước bao gồm: Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng của Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước độc lập hoặc doanh nghiệp nhà nước khác; Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng các đơn vị thành viên của Tổng công ty nhà nước theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước ngày 20/4/1995;

2. Người được bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng trong các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc cơ quan Đảng, đoàn thể quản lý;

3. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng quản lý của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

II. HÌNH THỨC, NỘI DUNG, LOẠI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

1. Hình thức, nội dung hợp đồng lao động đã quy định tại Điều 2 Nghị định số 198/CP, nay hướng dẫn thêm như sau:

Hợp đồng lao động ký kết bằng văn bản phải theo bản hợp đồng lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát hành theo quy định tại Quyết định số 207/LĐTBXH-QĐ ngày 02/4/1993 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phát hành, quản lý và sử dụng bản hợp đồng lao động.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cung cấp kịp thời bản hợp đồng lao động cho các đơn vị đóng trên địa bàn; kiểm tra và xử lý việc ấn hành bản hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc sử dụng bản hợp đồng lao động trái với quy định của Quyết định số 207/LĐTBXH-QĐ nói trên.

2. Loại hợp đồng lao động quy định tại Điều 3 Nghị định số 198/CP, nay hướng dẫn thêm như sau:

a) Công việc có tính chất thường xuyên, ổn định từ 1 năm trở lên được hiểu là công việc đó được thực hiện hết ngày này qua ngày khác liên tục từ 1 năm trở lên.

b) Những hợp đồng lao động đã ký kết có thời hạn 3 tháng đến dưới 1 năm để làm công việc có tính chất thường xuyên, ổn định từ 1 năm trở lên, thì chậm nhất 3 tháng kể từ ngày ban hành Thông tư này người sử dụng lao động phải chuyển sang ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn (nếu công việc không ấn định được thời gian kết thúc) hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 năm đến 3 năm (nếu công việc ấn định được thời gian kết thúc).

III. GIAO KẾT, THAY ĐỔI, TẠM HOÃN, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

1. Giao kết hợp đồng lao động đã quy định tại Điều 4 Nghị định 198/CP, nay hướng dẫn thêm như sau:

Hợp đồng lao động được giao kết giữa người sử dụng lao động với người lao động.

a) Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân thì người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động là đại diện pháp nhân theo pháp luật. Đại diện của pháp nhân theo pháp luật bao gồm:

- Đối với doanh nghiệp nhà nước là Tổng giám đốc Tổng công ty nhà nước; Giám đốc doanh nghiệp nhà nước độc lập, doanh nghiệp nhà nước khác theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật doanh nghiệp Nhà nước; Giám đốc doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty nhà nước.

Các doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng công ty nhà nước việc ký kết hợp đồng lao động theo sự phân cấp quy định trong Điều lệ của Tổng công ty hoặc uỷ quyền của Tổng công ty.

- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là Tổng giám đốc (giám đốc) doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp có quy định khác.

- Đối với doanh nghiệp, tổ chức thuộc thành phần kinh tế khác, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan Đảng, đoàn thể quản lý là Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức.

- Đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội là thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc theo sự phân cấp quản lý nhân sự.

Trường hợp người có thẩm quyền nêu trên không trực tiếp ký kết hợp đồng lao động thì có thể uỷ quyền cho người khác bằng văn bản, trừ trường hợp phân cấp quản lý.

b) Người sử dụng lao động là cá nhân thì người ký hợp đồng lao động là người trực tiếp sử dụng lao động và không được uỷ quyền.

2. Hợp đồng lao động ký với người nghỉ hưu, người lao động làm việc cho đơn vị, cá nhân sử dụng dưới 10 lao động hoặc làm công việc có thời hạn dưới 03 tháng thì ngoài tiền lương, người lao động còn được người sử dụng lao động thanh toán các quyền lợi khác bằng 30% của tiền lương (tiền công) ghi trong hợp đồng lao động, bao gồm:

- Bảo hiểm xã hội = 15%

[...]