Thông tư 2041-QLNH/TT năm 1959 hướng dẫn chế độ thủ tục phí trong nghiệp vụ đối ngoại của Ngân hàng do Ngân hàng Quốc gia ban hành

Số hiệu 2041-QLNH/TT
Ngày ban hành 29/06/1959
Ngày có hiệu lực 14/07/1959
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Ngân hàng quốc gia
Người ký Dương Văn Lan
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG QUỐC GIA
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2041-QLNH/TT

Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 1959 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHẾ ĐỘ THỦ TỤC PHÍ TRONG NGHIỆP VỤ ĐỐI NGOẠI CỦA NGÂN HÀNG.

Căn cứ vào Quyết định số 166-VP/QLNH ngày 3 tháng 6 năm 1959 của Ngân hàng quốc gia Việt nam quy định chế độ thủ tục phí trong nghiệp vụ đối ngoại của Ngân hàng.
Chúng tôi thấy cần nói rõ thêm một số vấn như sau:

1. Quyết định số 166-VP/QLNH thay thế thông tư số 906-VP/TT ngày 15/4-1958, chỉ áp dụng trong nước tức là chỉ áp dụng giữa Ngân hàng Quốc gia Việt nam với các khách hàng trong nước (kể cả người ngoại quốc). Đối với Ngân hàng nước ngoài sẽ có thể lệ riêng.

2. Thủ tục phí chỉ thu thêm mà không hoàn lại trừ trường hợp sai lầm do Ngân hàng quốc gia Việt nam hoặc Ngân hàng nước ngoài gâynên.

Do đó nếu gặp khi thủ tục phí điều chỉnh cao hơn thủ tục phí trước kia thì Ngân hàng Quốc gia Việt nam sẽ thu thêm phần chênh lệch đó (ví dụ điều chỉnh từ phương thức trả tiền ngay qua Ủy thác thụ.)

3. Thủ tục phí tính cho toàn bộ một công việc không kể thời gian sử dụng ngắn hay dài.

4. Thủ tục phí không bao gồm điện phí, nếu dùng điện, khách hàng phải chịu riêng.

5. Về thanh toán Mậu dịch:

a) Bản thủ tục phí về Mậu dịch áp dụng chung cho cả phần xuất khẩu và nhập khẩu.

b) Đối với Quốc doanh, nếu công việc giao dịch trị giá dưới 200 đồng Việt nam thì Ngân hàng Quốc gia Việt nam sẽ gộp hai hoặc nhiều công việc cùng một loại phương thức thanh toán và cùng một loại phương thức thanh toán và cùng một Ngân hàng nước ngoài vào một phiếu rồi trên tổng số tiền gộp lại những giao dịch đó sẽ tính thủ tục phí.

Nhưng nếu công việc giao dịch trị giá trên 200 đồng Việt nam thì dù cho Ngân hàng Quốc gia Việt nam có gộp hai hoặc nhiều công việc giao dịch cùng một phiếu, nhưng vẫn tính rời thủ tục phí cho từng công việc.

6. Về thanh toán phí Mậu dich:

a) Chuyển tiền đi ra nước ngoài bao gồm các hình thức điện hối, thư hối, séc, tín dụng thư lữ hành, séc lữ hành, tiền mặt, v.v…

b) Việc chuyển tiền từ nước ngoài vào nước Việt nam dân chủ cộng hoà bằng các hình thức nói trong đoạn a nói trên đều được miễn thủ tục phí. Nhưng cần lưu ý những trường hợp sau đây:

- Nếu người được hưởng muốn chuyển số tiền đó cho một cơ quan hoặc một người khác ở trong nước, thì người được hưởng phải chịu một khoản thủ tục phí tính theo chế độ chuyển tiền trong nội địa.

- Nếu người được hưởng yêu cầu Ngân hàng Quốc gia Việt nam chuyển chứng từ thanh toán ra nước ngoài thì phải chịu tiền bưu phí.

- Đối với những khoản tiền ở nước ngoài chuyển vào Việt nam và khách hàng đã lấy ra nhưng không dùng đến hoặc không dùng hết, và nếu được phép chuyển trả lại người gửi tiền thì khách hàng phải trả thủ tục phí số tiền đó theo thể lệ quy định về thụ tục phí chuyển tiền đi.

c) Mấy điểm chú ý trong việc nhờ nước ngoài thu hộ hoặc nước ngoài nhờ thu hộ:

Nếu Ngân hàng nước ngoài nhờ Ngân hàng Quốc gia Việt nam thu hộ một số tiền, có quy định rõ là người trả tiền phải trả tất cả các chi phí thì Ngân hàng Quốc gia Việt nam sẽ thu thủ tục phí của người trả tiền theo thể lệ quy định đối với việc nước ngoài nhờ thu hộ.

- Nếu khách hàng trong nước nhờ Ngân hàng Quốc gia Việt nam thu hộ một số tiền ở nước ngoài bằng các hình thức trả tiền ngay, bảo chứng thư, ủy thác thu, phiếu cử, v.v… thì người nhờ thu hộ (tức là khách hàng trong nước) phải chịu thủ tục phí theo thể lệ quy định đối với việc nhờ thu hộ nước ngoài.

 

T.L TỔNG GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM
GIÁM ĐỐC CỤC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI




Dương Văn Lan

 

3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ