BỘ
TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
185/2016/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2016
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THẨM ĐỊNH ĐỦ
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 127/2014/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động
dịch vụ quan trắc môi trường;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP
ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ
phí;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP
ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Chính sách thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đủ
điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Thông tư này quy định mức thu, chế
độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định
đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Điều 2. Người nộp
phí và tổ chức thu phí
1. Người nộp phí là các tổ chức đề
nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
2. Tổ chức thu
phí là Trung tâm Quan trắc môi trường thuộc Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
Điều 3. Mức thu
phí
1. Thẩm định cấp
mới, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại giấy chứng nhận (trong trường hợp Hồ sơ năng lực của tổ chức
không còn giá trị), mức thu phí được xác định theo công thức
sau:
Mức
thu phí = Chi phí thẩm định x K x M
Trong đó:
- Chi phí thẩm định: 42.000.000 đồng (Mức chi phí tối thiểu thực hiện đánh giá hồ sơ, kiểm
tra thực tế tại tổ chức và họp Hội đồng thẩm định một hồ sơ đề nghị chứng
nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường).
- K: Hệ số
vị trí địa lý theo khu vực của tổ chức đề nghị chứng nhận, chi tiết tại Phụ lục
kèm theo Thông tư này.
- M: Hệ số
điều chỉnh theo số lượng thông số môi trường đề nghị chứng nhận.
Mức phí thẩm định
cụ thể như sau:
Đơn vị
tính: 1.000 đồng
M
K
|
Dưới
16 thông số
(M = 1,0)
|
Từ
16 đến 30 thông số
(M = 1,2)
|
Từ
31 đến 45 thông số
(M = 1,4)
|
Từ
46 đến 60 thông số
(M = 1,6)
|
Trên
60 thông số
(M = 1,8)
|
Đồng bằng sông Hồng (K = 1,0)
|
42.000
|
50.400
|
58.800
|
67.200
|
75.600
|
Trung
du và miền núi phía Bắc (K = 1,1)
|
46.200
|
55.440
|
64.680
|
73.920
|
83.160
|
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (K = 1,2)
|
50.400
|
60.480
|
70.560
|
80.640
|
90.720
|
Tây
Nguyên (K = 1,3)
|
54.600
|
65.520
|
76.440
|
87.360
|
98.280
|
Nam
Bộ (K = 1,4)
|
58.800
|
70.560
|
82.080
|
94.080
|
105.840
|
2. Thẩm định cấp lại giấy chứng nhận trong trường hợp Hồ sơ năng lực của tổ
chức vẫn còn giá trị, mức phí cụ thể như sau:
Số
TT
|
Số
lượng thông số môi trường đề
nghị chứng nhận
|
Mức
thu
(1.000 đồng)
|
1
|
Dưới 16 thông số
|
13.000
|
2
|
Từ 16 đến 30
thông số
|
15.600
|
3
|
Từ 31 đến 45
thông số
|
18.200
|
4
|
Từ 46 đến 60
thông số
|
20.800
|
5
|
Trên 60 thông số
|
23.400
|
Điều 4. Kê khai,
nộp phí
1. Người nộp phí thực hiện nộp phí thẩm định chậm nhất là năm (05) ngày kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chấp nhận hồ sơ
đăng ký là hợp lệ. Phí thẩm định nộp cho
tổ chức thu phí hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu
phí mở tại kho bạc nhà nước.
2. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ
chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ
nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
3. Tổ chức thu
phí thực hiện kê khai, nộp phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn
tại khoản 3 Điều 19 Thông tư số
156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số
83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
Điều 5. Quản lý
và sử dụng phí
1. Tổ chức thu phí được trích để lại 90% trên tổng số tiền phí thẩm định thực thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí. Tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị
định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật phí và lệ phí; trong đó, các khoản chi khác liên quan đến thực hiện
công việc, dịch vụ và thu phí, bao gồm cả: Chi phí cho hoạt
động kiểm tra, đánh giá và tổ chức họp của Tổ chuyên gia;
Hội đồng thẩm định (bao gồm cả chi nhận xét, báo cáo thẩm định) điều kiện hoạt
động dịch vụ quan trắc môi trường; mức chi theo quy định tại Thông tư liên tịch
số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Bộ
Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp
môi trường và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
2. Tổ chức thu phí nộp 10% phí thu được
vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước. Thời điểm nộp
phí thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 26 Thông tư số
156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và
Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
Điều 6. Tổ chức
thực hiện và điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Thông tư số
52/2014/TT-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về
mức thu, chế độ thu, nộp và sử dụng phí thẩm định, lệ phí
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
2. Các nội dung khác
liên quan đến thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu
phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định
tại Luật phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ
phí; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế
và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính
phủ; Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền
phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi,
bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để
nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung.
Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương
và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính, Cục Thuế, KBNN thành phố Hà Nội;
- Công báo;
- Website chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, CST (CST5).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Thị Mai
|
PHỤ LỤC
HỆ SỐ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ THEO KHU VỰC
(kèm theo Thông tư
số 185/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính)
Số
TT
|
Khu
vực địa lý
|
Các
tỉnh/thành phố thuộc khu vực
|
Hệ
số K
|
1
|
Đồng bằng sông
Hồng (gồm 10 địa phương)
|
Bắc Ninh, Hà
Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định,
Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
|
1,0
|
2
|
Trung du và miền núi phía Bắc (gồm 15 địa phương)
|
Hà Giang, Bắc Giang, Cao Bằng, Lào
Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên,
Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ,
Quảng Ninh, Thái Nguyên.
|
1,1
|
3
|
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung (gồm 14 địa phương)
|
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
|
1,2
|
4
|
Tây Nguyên (gồm 5 địa phương)
|
Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
|
1,3
|
5
|
Nam Bộ (gồm 19 địa phương)
|
Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai,
Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang,
An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên
Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ.
|
1,4
|