BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
180/1998/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 12 năm 1998
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 180/1998/TT-BTC NGÀY 26 THÁNG 12 NĂM
1998 HƯỚNG DẪN BỔ SUNG KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Căn cứ Luật thuế giá trị gia
tăng, Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998, Nghị định số 102/1998/NĐ-CP
ngày 21/12/1998 của Chính Phủ.
Căn cứ Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 và Thông tư số
175/1998/TT-BTC ngày 24/12/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung sửa đổi một
số điểm trong Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 100/1998/TT-BTC ngày 15/7/1998 của Bộ Tài chính về hướng
dẫn kế toán thuế GTGT, thuế TNDN;
Để hạch toán thuế GTGT phù hợp với việc tính thuế, kê khai, nộp thuế GTGT, Bộ
Tài chính hướng dẫn bổ sung, sửa đổi kế toán thuế GTGT như sau:
I - HƯỚNG DẪN
BỔ SUNG KẾ TOÁN THUẾ GTGT.
1 - Đối với cơ sở kinh doanh
tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế, khi biếu, tặng sản phẩm,
hàng hóa được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, kế toán phản ánh doanh
thu của sản phẩm, hàng hóa biếu, tặng theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng,
phúc lợi
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng
(Giá bán chưa có thuế GTGT).
2 - Đối với cơ sở kinh doanh
tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế, khi xuất hàng hóa dùng
để khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo không tính thuế GTGT đầu ra thì chỉ được khấu
trừ thuế GTGT đầu vào của số hàng hóa này tương ứng với giá trị hàng hóa khuyến
mại, quảng cáo tính trong khoản chi phí khác tương ứng với tỷ lệ % so với tổng
chi phí hợp lý tính thu nhập chịu thuế TNDN quy định đối với doanh nghiệp. Số
thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng hóa khuyến mại, quảng cáo vượt tỷ
lệ % so với tổng số chi phí hợp lý tính thu nhập chịu thuế TNDN, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
(Chi tiết chi khuyến mại, quảng cáo)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu
trừ.
3 - Đối với đơn vị nhận bán hàng
đại lý bán đúng giá bên chủ hàng quy định chỉ hưởng hoa hồng, hoa hồng chi cho
đại lý được hạch toán vào chi phí của bên chủ hàng, bên nhận bán hàng đại lý
không phải tính và nộp thuế GTGT đối với khoản hoa hồng bán hàng đại lý trên.
+ Khi bán hàng đại lý theo đúng
giá quy định của bên chủ hàng, kế toán đơn vị nhận bán hàng đại lý căn cứ vào
chứng từ, hóa đơn bán hàng phản ánh tổng số tiền thu được phải trả cho chủ
hàng, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131, ...
Có TK 331 - Phải trả cho người
bán (Tổng giá thanh toán).
+ Cuối kỳ, kế toán tính và xác định
doanh thu hoa hồng được hưởng về bán hàng đại lý, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người
bán
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng.
+ Khi trả tiền bán hàng đại lý
cho bên chủ hàng, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người
bán
Có TK 111, 112, ...
+ Số tiền hoa hồng phải trả cho
bên nhận bán hàng đại lý, kế toán bên chủ hàng, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 131, 111, ...
4 - Đối với đơn vị nhận bán hàng
đại lý bán mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cho cơ sở sản xuất theo giá cơ
sở sản xuất quy định, bên nhận bán hàng đại lý chỉ được hưởng tiền hoa hồng và
không phải nộp thuế GTGT trên phần hoa hồng được hưởng. Kế toán doanh thu và
thanh toán tiền bán hàng đại lý đối với đơn vị nhận bán hàng đại lý bán mặt
hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cho cơ sở sản xuất được hạch toán như đối với
đơn vị nhận bán hàng đại lý bán đúng giá bên chủ hàng quy định chỉ được hưởng
tiền hoa hồng như đã hướng dẫn tại điểm 3.
5 - Cơ sở sản xuất sắt, thép thuộc
đối tượng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế khi thu mua
gom sắt, thép phế liệu để làm nguyên vật liệu sản xuất sắt, thép được khấu trừ
5% trên giá trị sắt, thép phế liệu mua vào. Căn cứ vào chứng từ, hóa đơn, bảng
kê mua sắt, thép phế liệu, kế toán tính số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và
giá mua chưa có thuế GTGT:
Thuế
GTGT đầu vào (được khấu trừ)
|
=
|
Giá
thanh toán
|
x
|
5%
|
Giá
mua chưa có thuế GTGT
|
=
|
Giá
thanh toán
|
-
|
Thuế
GTGT đầu vào
|
Sau khi tính được số thuế GTGT đầu
vào và giá mua chưa có thuế GTGT, kế toán phản ánh giá trị sắt, thép phế liệu
mua vào theo giá mua chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
(Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu
trừ
Có TK 111, 112, 331, ... (Tổng
giá thanh toán).
+ Đối với doanh nghiệp có tổ chức
đơn vị trực thuộc làm nhiệm vụ thu mua sắt, thép phế liệu để cung ứng cho đơn vị
sản xuất thuộc doanh nghiệp theo giá chỉ định của doanh nghiệp thì đơn vị thu
mua được khấu trừ 5% trên giá trị sắt, thép phế liệu mua vào. ở đơn vị trực thuộc
làm nhiệm vụ thu mua sắt, thép phế liệu, căn cứ vào chứng từ, hóa đơn mua sắt,
thép phế liệu để tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, giá mua chưa có thuế GTGT
và kế toán như quy định tại điểm 5.
Khi đơn vị trực thuộc bán sắt,
thép phế liệu cho cơ sở sản xuất, bên bán phải viết hóa đơn GTGT và kế toán
doanh thu bán sắt, thép phế liệu theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111, 112, 136 (Tổng giá
thanh toán)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội
bộ (Giá bán chưa có thuế GTGT).
6 - Các tổ chức, doanh nghiệp
thương mại mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để bán được
khấu trừ 3% tính trên giá hàng hóa mua vào theo chế độ quy định. Kế toán căn cứ
vào hóa đơn mua vào tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 3% tính trên giá thanh
toán, tính giá mua chưa có thuế GTGT:
Thuế
GTGT đầu vào (được khấu trừ)
|
=
|
Giá
thanh toán
|
x
|
3%
|
Giá
mua chưa có thuế GTGT
|
=
|
Giá
thanh toán
|
-
|
Thuế
GTGT đầu vào
|
Sau khi tính được thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ, giá mua chưa có thuế GTGT, kế toán phản ánh giá trị hàng hóa
mua vào theo giá mua chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 156, 157, 632 (Giá mua
chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu
trừ
Có TK 111, 112, 331, ... (Tổng
giá thanh toán).
7 - Trường hợp cơ sở sản xuất chế
biến mua nguyên liệu là nông sản, lâm sản, thủy sản chưa qua chế biến của người
sản xuất bán ra không có hóa đơn để tiếp tục chế biến sẽ được khấu trừ thuế đầu
vào theo tỷ lệ 3% hoặc 5% quy định tính trên giá trị hàng hóa mua vào. Kế toán
căn cứ vào bảng kê mua hàng, tính số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, tính giá
mua chưa có thuế:
Thuế
GTGT đầu vào (được khấu trừ)
|
=
|
Giá
thanh toán
|
x
|
3%
(hoặc
5%)
|
Giá
mua chưa có thuế GTGT
|
=
|
Giá
thanh toán
|
-
|
Thuế
GTGT đầu vào
|
Sau khi tính được thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ, giá mua chưa có thuế GTGT, kế toán phản ánh giá trị nguyên
liệu là nông sản, lâm sản, thủy sản mua vào theo giá mua chưa có thuế GTGT,
ghi:
Nợ TK 152, 621 (Giá mua chưa có
thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu
trừ
Có TK 111, 112, 331 (Tổng giá
thanh toán).
8 - Trường hợp hàng mua phải trả
lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào
chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 111, 112, 331 (Tổng giá
thanh toán)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu
trừ
Có TK 152, 153, 156, 211 (Giá
mua chưa có thuế GTGT).
9 - Khi mua TSCĐ có hóa đơn GTGT
dùng chung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu thuế GTGT và không chịu thuế
GTGT, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ theo giá mua chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu
vào được phản ánh vào bên Nợ TK 133, để cuối kỳ kế toán tính và xác định số thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ trên cơ sở tỷ lệ doanh thu chịu
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh thu không chịu thuế so với tổng
doanh thu trong kỳ. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được hạch toán vào
các chi phí có liên quan sử dụng TSCĐ, ghi:
+ Trường hợp số thuế GTGT đầu
vào không được khấu trừ lớn, ghi:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu
trừ.
Khi phân bổ số thuế GTGT đầu vào
không được khấu trừ vào chi phí, ghi:
Nợ TK 627, 641, 642, ...
Có TK 142 - Chi phí trả trước.
+ Trường hợp số thuế GTGT đầu
vào không được khấu trừ nhỏ, ghi:
Nợ TK 627, 641, 642, ...
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu
trừ.
10 - Khi bán hàng (thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) đổi lấy vật tư, hàng hóa khác để
sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng để đổi lấy vật tư, hàng hóa
khác theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách
hàng (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng
(Giá bán chưa có thuế GTGT) .
Khi nhận vật tư, hàng hóa trao đổi
về có hóa đơn GTGT, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa nhận trao đổi về
theo giá mua chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, ...
(Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu
trừ
Có TK 131 - Phải thu của khách
hàng.
Khi nhận vật tư, hàng hóa trao đổi
về không có hóa đơn GTGT, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa nhận trao đổi
về theo giá thanh toán, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, ... (Tổng
giá thanh toán)
Có TK 131 - Phải thu của khách
hàng (Tổng giá thanh toán).
+ Khi bán hàng (thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng) đổi lấy vật
tư, hàng hóa khác sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng xuất trao
đổi theo giá thanh toán, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách
hàng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng
(Tổng giá thanh toán).
Khi nhận vật tư, hàng hóa trao đổi
về, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa nhận trao đổi về theo giá thanh
toán, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, ... (Tổng
giá thanh toán)
Có TK 131 - Phải thu của khách
hàng.
II - TỔ CHỨC
THỰC HIỆN.
Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/1999 và điểm 10 mục I của Thông tư này được thay thế phần hạch
toán hàng đổi hàng quy định tại điểm 2 (b1) Mục III trong Thông tư số
100/1998/TT-BTC ngày 15/7/1998 của Bộ Tài chính.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.