BỘ
Y TẾ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
16-BYT/TT
|
Hà
Nội, ngày 07 tháng 7 năm 1987
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 16-BYT/TT NGÀY 7-7-1987 HƯỚNG DẪN
VIỆC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 104-HĐBT NGÀY 30-6-1987 VỀ
GIÁ BÁN LẺ THUỐC CHỮA BỆNH
Ngày 30 tháng 6 năm
1987, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 104-HĐBT quy định mức giá chuẩn
cho giá bán lẻ thuốc chữa bệnh, thống nhất trong cả nước. Căn cứ vào mức giá
chuẩn này theo chế độ phân công phân cấp quản lý giá hiện hành, Uỷ ban Vật giá
Nhà nước đã ra Quyết dịnh số 375-UBVG ngày 6-7-1987 và Bộ Y tế đã ra Quyết định
số 553-BYT/QĐ ngày 6-7-1987 quy định giá bán lẻ, thống nhất trong cả nước, của
một số thuốc chủ yếu.
Để việc thực hiện được thống nhất
và kịp thời, trên tinh thần quán triệt đầy đủ tinh thần chỉ đạo về giá bán lẻ của
Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Y tế hướng dẫn một số vấn đề cụ thể như sau:
1. Giá được ban
hành là giá được thống nhất chung cho cả nước, được áp dụng trong toàn bộ hệ thống
mạng lưới y tế từ Trung ương cho đến xã, trong tất cả các đơn vị sản xuất kinh
doanh về thuốc (Xí nghiệp Dược phẩm, Xí nghiệp liên hợp dược, Công ty dược phẩm,
hiệu thuốc...) cũng như trong tất cả các đơn vị sự nghiệp y tế (bệnh viện, trường
y tế, viện nghiên cứu, trạm chuyên khoa, trạm y tế cơ sở, v.v...) không một đơn
vị nào bất cứ ở đâu được bán thuốc với giá cao hơn giá quy định.
2. Trong tình
hình hiện nay, một mặt hàng có thể do nhiều xí nghiệp dược phẩm Trung ương và địa
phương cùng sản xuất bằng nguyên liệu tự cân đối, giá được ban hành áp dụng cho
tất cả các sản phẩm cùng tên, cùng dạng thuốc, cùng hàm lượng, cùng quy cách
đóng gói. Nếu có xí nghiệp sản xuất một mặt hàng với nguyên liệu và dạng thuốc
giống như những mặt hàng đã được Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Vật giá Nhà nước và
Bộ Y tế quy định giá, nhưng với các công thức, hàm lượng hoặc quy cách khác,
đơn vị cần đăng ký tên thuốc với Bộ Y tế (Vụ Dược và Liên hiệp các Xí nghiệp Dược
Việt Nam).
Giá lẻ của các mặt hàng này sẽ
do Bộ Y tế quyết định nếu do Xí nghiệp Dược phẩm trung ương sản xuất, hoặc do Uỷ
ban vật giá tỉnh, thành phố quyết định, nếu do Xí nghiệp liên hợp Dược (hoặc Xí
nghiệp Dược phẩm) tỉnh, thành phố sản xuất.
Các hiệu thuốc quận, huyện, các
đơn vị dược ở các ngành và ở các bệnh viện hoàn toàn không được sản xuất theo
chế độ tương tự, hoặc đưa sản phẩm tương tự tạo ra bán ở thị trường.
3. Ngoài giá
các loại thuốc đã được ban hành, đối với các loại thuốc khác, vẫn áp dụng giá
cũ. Không một đơn vị nào, bất cứ ở đâu, được tự tiện nâng giá, bất cứ với lý do
gì. Các đơn vị sản xuất tiếp tục thực hiện kế hoạch sản xuất đã được giao, nếu
có gặp khó khăn, cần báo cáo cụ thể nhanh chóng cho Bộ Y tế (Liên hiệp các Xí
nghiệp dược Việt Nam) để có biện pháp khắc phục kịp thời.
4. Giá được ban
hành vẫn còn nhiều chênh lệch so với giá thị trường. Lực lượng thuốc lại có hạn.
Do đó, một mặt cần thực hiện việc phân phối ưu tiên các mặt hàng do Nhà nước quản
lý (lần này đã được quy định giá hoặc chưa được quy định giá) cho các đơn vị điều
trị (phòng khám bệnh, bệnh viện), mặt khác cần tăng cường công tác quản lý, củng
cố mạng lưới phân phối, áp dụng tốt chế độ sử dụng hợp lý và an toàn, ra sức chống
lạm dụng, mất cắp, không để thuốc bị tuồn ra ngoài, đi đôi với việc tăng cường
quản lý thị trường.
Đồng thời, ở khâu sản xuất, phải
có những biện pháp tích cực tiết kiện nguyên liệu, vật tư, tăng năng suất lao động,
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành.
5. Việc áp dụng
giá bán lẻ mới sẽ tác động mạnh đến kinh phí của các đơn vị y tế, nhất là các bệnh
viện. Theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng (Quyết định số 104-HĐBT, điều 2)
"Ngành Tài chính tăng kinh phí cho các cơ sở y tế cho phù hợp với sự thay
đổi giá thuốc:
Các Sở Y tế, Ban Y tế, Phòng Y tế
quận, huyện và đặc biệt các đơn vị điều trị, các phòng khám bệnh của bệnh viện
cần tính toán lại cụ thể để đề nghị cơ quan tài chính bổ sung kinh phí cần thiết
cho sự hoạt động của mình, không để ảnh hưởng đến việc chăm sóc người bệnh.
Song cần có sự giải thích rộng
rãi trong nhân dân, nhất là trong bệnh nhân. Việc quy định lại giá bán lẻ là một
yêu cầu khách quan, nhằm tạo cho ngành Y tế có điều kiện phát triển sản xuất
thuốc men, phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân.
6. Giá bán lẻ mới
được áp dụng từ ngày 15 tháng 7 năm 1987. Các đơn vị Trung ương và các Sở Y tế
cần thực hiện ngay việc kiểm kê một cách chặt chẽ. Việc phổ biến giá, niêm yết
giá và thành lập Hội đồng kiểm kê sẽ theo đúng điểm 6 và mục II của Thông tư hướng
dẫn của Bộ Y tế số 19-BYT/TT ngày 27 tháng 9 năm 1985.
Các Sở Y tế cần chỉ đạo các hiệu
thuốc quận, huyện thực hiện tốt các quy định của Nhà nước và của Bộ.
Tinh thần chung là phải thực hiện
hết sức khẩn trương và nghiêm chỉnh.
Trong quá trình thực hiện, phải
tăng cường việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, và thường xuyên thanh tra việc thực
hiện giá chỉ đạo của Nhà nước. Qua việc thực hiện cần khen thưởng và đề nghị Bộ
khen thưởng những trường hợp làm tốt và tích cực. Đồng thời, xử phạt một cách
nghiêm khắc các vụ vi phạm về quản lý, lợi dụng, nâng giá tuỳ tiện.
Trên đây là những điều cơ bản mà
các đơn vị trung ương cũng như các địa phương cần quán triệt, và có kế hoạch
triển khai nhằm đạt kết quả tốt nhất.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có điều gì khó khăn, cần phản ảnh kịp thời để Bộ có biện pháp xử lý nhanh chóng
và thích đáng.