BỘ
THƯƠNG MẠI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
15-TM/CSTTTN
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 10 năm 1996
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 15-TM/CSTTTN NGÀY 16 THÁNG 10 NĂM 1996
HƯỚNG DẪN VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CHỢ
Chợ là mạng lưới thương nghiệp
được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Để
khai thác tốt tiềm năng của chợ phục vụ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân,
góp phần phục vụ đời sống của người lao động, Bộ Thương mại hướng dẫn tổ chức
và quản lý chợ như sau:
I. PHÂN LOẠI
CHỢ
Trong Thông tư này chợ được phân
thành ba loại theo quy mô như sau:
Chợ loại 1: Là chợ có trên 500 hộ
kinh doanh lập cửa hàng, cửa hiệu, sạp hàng buôn bán cố định, thường xuyên.
Chợ loại 2: Là chợ có từ 100 đến
500 hộ buôn bán cố định thường xuyên.
Chợ loại 3: Là những chợ còn lại.
II. PHÂN CẤP
QUẢN LÝ CHỢ
Quản lý Nhà nước về các hoạt động
của chợ được phân cấp như sau:
2.1. Tại tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh, thành phố) Sở Thương mại là cơ quan
chức năng giúp UBND:
2.1.1. Lập quy hoạch, kế hoạch
phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn; kiến nghị những biên pháp (về vốn đầu
tư, về địa điểm đặt chợ, về tổ chức quản lý...) để hình thành mạng lưới chợ
theo quy hoạch.
2.2.2. Trình UBND quyết định
thành lập, giải thể các chợ loại 1 mà hoạt động của nó liên quan đến cả vùng
(liên tỉnh, liên huyện).
2.2.3. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm
tra việc triển khai các quy định của Nhà nước về tổ chức, quản lý chợ, về thực
hiện các chính sách lưu thông hàng hoá trong chợ.
2.2.4. Chủ trì sự phối hợp với
các ngành hữu quan trong việc tổ chức và quản lý chợ.
2.2.5. Theo dõi, tổng hợp và
đánh giá kết quả hoạt động của chợ; tổng kết rút kinh nghiệm về công tác tổ chức
và quản lý và chợ. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác
quản lý chợ trên địa bàn.
2.3. Tại quận, huyện, thị xã
(sau đây gọi tắt là quận, huyện):
UBND quận huyện quản lý mọi mặt
về hoạt động của các chợ trên địa bàn. Quyết định thành lập và giải thể các loại
chợ loại 2 và loại 3 sau khi thống nhất với Sở Thương mại.
Phòng Tài chính - Thương nghiệp
giúp UBND quận, huyện quản lý các hoạt động của chợ, cụ thể là:
2.3.1. Theo sự hướng dẫn của Sở
Thương mại và các ngành chức năng, lập kế hoạch xây dựng và cải tạo chợ theo quy
hoạch chung của tỉnh, thành phố.
2.3.2. Phân loại các chợ trình
UBND quận huyện quyết định việc phân cấp một số chợ loại 3 cho xã, phường.
2.3.3. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn
đốc hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra việc thực hiện các quy
định của Nhà nước về tổ chức và quản lý chợ, về chính sách lưu thông hàng hoá
trong phạm vi chợ và các quy định có liên quan đến hoạt động của chợ.
2.3.4. Định kỳ sơ kết, tổng kết
các hoạt động của chợ, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
2.4. Tại xã, phường:
UBND xã, phường thực hiện các
công việc sau đây:
2.4.1. Tổ chức và quản lý sự hoạt
động của các chợ được phân cấp cho xã theo đúng các quy định của Nhà nước.
2.4.2. Có kế hoạch sửa chữa cơ sở
vật chất của chợ trong phạm vi quản lý.
2.4.3. Báo cáo định kỳ về tình
hình hoạt động của chợ trên địa bàn.
III. TỔ CHỨC
QUẢN LÝ CHỢ
3.1. Hình thức chủ yếu trong tổ
chức quản lý chợ là Ban quản lý chợ.
Tại mỗi chợ loại 1, loại 2 lập
Ban quản lý chợ.
Tại các chợ loại 3, UBND địa
phương căn cứ tình hình cụ thể để chọn một trong các hình thức sau:
3.1.1: Những chợ họp thường
xuyên có từ 50 đến 100 hộ kinh doanh cố định hoạt động trong phạm vi liên phường
liên xã có thể lập Ban quản lý chợ trực thuộc huyện, quận.
3.1.2. Những chợ nhỏ có dưới 50
hộ kinh doanh cố định, chợ mang tính nội bộ phường, xã, họp không thường xuyên,
lập tổ quản lý chợ.
3.1.3. Đối với một số chợ nhỏ hoạt
động trong phạm vi thôn, ấp, làng, bản có thể cho đấu thầu quản lý theo nguyên
tắc: Nhà nước ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ quản lý chợ.
Quy định các khoản thu, mức thu cụ thể của từng khoản; các khoản chi, mức chi
và phương thức chi cho mỗi khoản. Các tổ chức và cá nhân có tham gia đấu thầu
theo các khoản thu, chi đã quy định và tổ chức quản lý theo thể thức quy định.
Phòng Tài chính - Thương nghiệp
giúp UBND huyện hướng dẫn việc đấu thầu.
3.2. Ban quản lý chợ là đơn vị sự
nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dầu và tài khoản giao dịch tại Kho
bạc Nhà nước.
Ban quản lý chợ chịu sự hướng dẫn,
kiểm tra về chuyên môn của Phòng Tài chính - Thương nghiệp và có các nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây: 3.2.1. Soạn thảo nội quy hoạt động của chợ, trình UBND quận,
huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3.2.2. Xem xét và quyết định việc
chấp thuận hay không chấp thuận đơn xin đặt cửa hàng, cửa hiệu, sạp hàng...
buôn bán tại chợ của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh tại chợ.
3.2.3. Sắp xếp nơi mua bán hàng
theo yêu cầu kỹ thuật vệ sinh và văn minh thương nghiệp phù hợp với đặc điểm của
mỗi chợ.
3.2.4. Quản lý toàn bộ cơ sở vật
chất của chợ, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc sửa chữa và xây dựng mới,
bảo đảm cho hoạt động của chợ an toàn, văn minh, hiệu quả.
3.2.5. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn
đốc những người buôn bán tại chợ thực hiện đúng và đầy đủ các quy định Nhà nước
về kinh doanh thương mại và dịch vụ.
3.2.6. Chủ trì sự phối hợp với
các cơ quan chức năng trong việc giữ trật tự, trị an, phòng cháy, chữa cháy
(PCCC), vệ sinh môi trường; xử lý các vi phạm về nội dung hoạt động chợ.
3.2.7. Tổ chức thống kê lưu lượng
hàng hoá lưu thông qua chợ, tình hình biến động thị trường và giá cả trên địa
bàn chợ, báo cáo số liệu theo chế độ Nhà nước.
3.2.8. Tổ chức các dịch vụ phục
vụ cho sự hoạt động của chợ, gồm: + Tổ chức việc cho thuê địa điểm và phương tiện
kinh doanh, phục vụ cho việc mua bán hàng hoá và dịch vụ.
+ Trông giữ, bảo quản tài sản và
phương tiện của người mua, người bán tại chợ.
+ Tổ chức bảo vệ hàng hoá ngoài
giờ, dịch vụ nghỉ trọ, y tế, bảo vệ môi trường... tại chợ theo yêu cầu của người
kinh doanh.
3.3. Cán bộ, nhân viên quản lý
hành chính của Ban quản lý chợ là công chức Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ theo
quy chế công chức. Biên chế của Ban quản lý chợ do cơ quan ra quyết định thành
lập căn cứ vào quy mô, tính chất hoạt động của từng loại chợ và tình hình cụ thể
địa phương quy định. Ngoài số cán bộ, nhân viên thuộc biên chế quản lý hành
chính trên đây tuỳ theo tính chất hoạt động và quy mô của từng loại chợ, Ban quản
lý chợ có thể sử dụng một số nhân viên theo chế độ hợp đồng lao động vào các
công việc dịch vụ.
Ban quản lý chợ có một trưởng
ban và một số phó ban giúp việc. Trưởng ban quản lý chợ có các nhiệm vụ sau
đây:
- Tổ chức điều hành công việc của
Ban quản lý chợ.
- Quản lý đội ngũ viên chức, thực
hiện chính sách cán bộ, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với người
lao động thuộc quyền quản lý, tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được
phân công.
Xử lý các vi phạm nội quy của chợ.
Những vi phạm khác chuyển cho cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.
3.4. Khuyến khích các thành phố
lớn, các tỉnh áp dụng loại hình doanh nghiệp quản lý chợ, khi có đủ các điều kiện
sau đây:
- Có nhu cầu của người kinh
doanh và có địa điểm để mở rộng quy mô của chợ.
- Có khả năng huy động vốn từ
các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, mở rộng hoặc cải tạo chợ theo hướng
văn minh, hiện đại và đạt hiệu quản kinh tế - xã hội.
- Có đội ngũ cán bộ đủ năng lực
quản lý.
Doanh nghiệp quản lý chợ (bao gồm
doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, công ty cổ phần...)
là tổ chức kinh tế được thành lập theo các quy định của pháp luật để quản lý một
hoặc một số chợ, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính
và hoạt động kinh doanh tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.
Doanh nghiệp quản lý chợ thực hiện
các nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý chợ nêu trong Thông tư này trừ nhiệm
vụ nói tại 2.3.5 được chuyển cho Phòng tài chính - Thương nghiệp hoặc các cơ
quan chức năng khác thuộc quận, huyện.
IV. QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH CỦA CHỢ
4.1. Vốn để xây dựng chợ được
xác lập từ các nguồn chủ yếu sau đây:
4.1.1. Nguồn vốn ngân sách: Căn
cứ vào yêu cầu xây dựng chợ, sở thương mại trình UBND tỉnh, thành phố mức vốn đầu
tư xây dựng và cải tạo chợ từ ngân sách của Nhà nước, chủ yếu để xây dựng cơ sở
hạ tầng ban đầu (San lấp mặt bằng xây dựng, hệ thống cấp thoát nước, công trình
vệ sinh...) nhất là ở các chợ trung tâm của xã ở miền núi, vùng cao, vùng sâu,
vùng xa để UBND tỉnh, thành phố quyết định theo khả năng của ngân sách địa
phương.
4.1.2. Nguồn vốn do nhân dân
đóng góp:
Để tạo vốn xây dựng chợ, Chủ tịch
UBND tỉnh, thành phố xem xét và phê duyệt phương án huy động sự đóng góp của
dân - trước hết là những người buôn bán cố định trong chợ theo phương thức tự
nguyện ứng trước khoản tiền thuê diện tích bán hàng, để xây dựng chợ sau đó trừ
dần cho người kinh doanh.
4.1.3. Vốn vay theo quy định của
Nhà nước.
4.1.4. Các nguồn vốn khác
4.2. Nguồn thu - áp dụng cho mô
hình Ban quản lý chợ.
4.2.1. Tiền thuê diện tích bán
hàng đối với những người đặt cửa hàng, cửa hiệu buôn bán cố định, thường xuyên
tại chợ.
4.2.2. Tiền bán vé vào chợ hàng
ngày đối với những người buôn bán không thường xuyên, không cố định tại chợ.
4.2.3. Tiền thu từ các khoản dịch
vụ khác do Ban quản lý chợ tổ chức và quản lý.
UBND quận, huyện sau khi thoả
thuận với các sở Tài chính, thương mại ra quyết định mức thu nói tại các điểm
4.2.1 và 4.2.2 trên đây. Khoản thu 4.2.3 do Ban quản lý chợ căn cứ giá cả thị
trường quy định mức giá cụ thể và báo cáo UBND quận, huyện.
4.3. Các khoản chi - áp dụng cho
mô hình Ban quản lý chợ.
4.3.1. Chi hành chính phục vụ công
tác quản lý chợ theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.
4.3.2. Chi sửa chữa, nâng cấp cơ
sở vật chất của chợ. Mua sắm, bổ sung phương tiện phục vụ cho sự hoạt động của
chợ.
4.3.3. Hoàn trả vốn vay (nếu có)
và nộp ngân sách.
Các khoản chi 4.3.1 và 4.3.2 do
Ban quản lý chợ căn cứ vào nhu cầu xây dựng và phát triển chợ, cân đối các nguồn
thu trong từng thời gian, xây dựng kế hoạch chi, trình UBND quận, huyện phê duyệt
và thực hiện.
Khoản chi 4.3.3: Chi theo chế độ
Nhà nước. Riêng khoản thu 4.2.3 được quản lý theo chế độ hạch toán kinh doanh dịch
vụ hiện hành của Nhà nước.
4.4. ở những nơi áp dụng mô hình
doanh nghiệp quản lý chợ áp dụng chế độ thống kê, kế toán theo đúng quy định của
Nhà nước.
V. ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ TRONG THỜI GIAN TỚI
Chợ là một bộ phận quan trọng
trong hệ thống thương nghiệp xã hội. Việc phát triển mạng lưới chợ phải theo
quy hoạch nhất định trên cơ sở xác định những yếu tố hình thành chợ. Trong quy
hoạch phát triển và xây dựng chợ cần chú ý các yếu tố sau:
- Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng
(đường sá, phương tiện đi lại, thông tin liên lạc, bến xe nhà ga, bến cảng...)
phải thuận tiện cho việc mua bán, rút ngắn thời gian và giảm bớt chi phí lưu
thông.
Mật độ dân cư, tình hình thu nhập
và tập quán tiêu dùng: mật dộ dân cư càng cao, khả năng thanh toán của dân cư
càng lớn, đòi hỏi số lượng và quy mô chợ đáp ứng được nhu cầu.
- Trình độ và công nghệ sản xuất,
cơ cấu và tính chất sản xuất của từng vùng là những yếu tố để phát triển kinh tế
hàng hoá, cần phải tính đến khi xây dựng chợ.
- Số người tham gia kinh doanh,
số người có nhu cầu kinh doanh tại chợ.
- Sự ra đời và phát triển của
các hình thức thương nghiệp khác như các đường phố chuyên doanh, siêu thị, cửa
hàng, cửa hiệu.
- Yếu tố về tổ chức quản lý: mô
hình tổ chức, các chính sách cơ chế, đội ngũ cán bộ...
Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới,
hướng phát triển chợ trong thời gian tới như sau:
5.1. Khu vực đô thị:
- Cải tạo, nâng cấp các chợ hiện
có đồng thời sắp xếp một cách hợp lý để tận dụng cơ sở vật chất và diện tích chợ.
Tăng thêm thiết bị phục vụ cho việc buôn bán ở chợ ngày càng hiện đại.
- Xây dựng mới hoặc tiến hành cải
tạo cơ bản đối với một số chợ chính nhằm tăng thêm diện tích kinh doanh, bổ
sung các thiết bị, hiện đại hoá các gian hàng.
- Mở rộng một cách hợp lý các chợ
lớn ở thành phố, khu công nghiệp tập trung là đầu mối trung chuyển hàng hoá giữa
thành thị và nông thôn đồng thời khuyến khích hình thành và phát triển một số
loại hình chợ mới như chợ đêm, chợ chiều, chợ chuyên doanh... nhằm rút ngắn thời
gian lưu thông đảm bảo cho hàng hoá được cung ứng ra thị trường với số lượng và
chất lượng tốt nhất.
- Xây dựng thêm một số chợ ở các
khu dân cư mới hình thành. Thay thế dần các chợ tạm đang làm ảnh hưởng đến trật
tự, cảnh quan và môi trường đô thị.
5.2. Khu vực chợ nông thôn
Tập trung đầu tư cho các chợ ở
thị trấn, thị tứ. Khuyến khích việc phát triển một số chợ bán buôn phát luồng,
chợ chuyên doanh ở những vùng sản xuất tập trung có khả năng chi phối mạng lưới
chợ trong từng khu vực.
Bên cạnh những chợ lớn, cần phát
triển một số chợ mới có quy mô thích hợp gắn với các khu dân cư, các làng nghề
truyền thống nhằm cung ứng nguyên liệu, phục vụ nhu cầu hàng ngày của nhân dân
và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của người sản xuất.
5.3. Chợ miền núi, chợ biên giới
và chợ cửa khẩu:
Chợ miền núi là hình thức quan
trọng để thúc đẩy kinh tế hàng hoá nhất là ở những vung cao, vùng sâu. Vì vậy,
trong những năm trước mặt Nhà nước chủ trương phát triển mạng lưới chợ với quy
mô thích hợp. Ngân sách Nhà nước có thể hỗ trợ một phần, chủ yếu để xây dựng cơ
sở hạ tầng cho việc hình thành các chợ mới. Đối với những chợ hiện có, Chủ tịch
UBND tỉnh căn cứ vào nhu cầu phát triển mạng lưới chợ của địa phương, quyết định
cho phép việc sử dụng các khoản thu ở chợ (trừ thuê) để lập quỹ phát triển chợ
trong một thời gian thích hợp.
Việc mở rộng biên giới, chợ cửa
khẩu được thực hiện theo các quy định tại các quy chế riêng.
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
6.1. UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo
các ngành chuyên môn, đua nhiệm vụ phát triển mạng lưới chợ vào danh mục cân đối
quỹ đất, kế hoạch cấp vốn hàng năm, giao cho Sở thương mại triển khai thực hiện.
6.2. Sở thương mại chịu trách
nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố và Bộ Thương mại hướng dẫn, tổ chức triển khai
xuống cơ sở và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định, cụ thể là:
- Chủ trì sự phối hợp với các
ngành hữu quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới chợ.
- Hướng dẫn cấp quận, huyện, thị
xã về xây dựng bộ máy, nội quy,
quy chế tổ chức và quản lý chợ.
- Phối hợp với sở Tài chính, quy
định các khoản thu, chi ở chợ.
- Phối hợp với các ngành công an
triển khai lực lượng làm công tác trật tự trong hệ thống chợ.
6.3. Thông tư này có hiệu lực kể
từ ngày ký.
|
Trương
Đình Tuyển
(Đã
Ký)
|