BỘ
CÔNG AN
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
15/2006/TT-BCA(V24)
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2006
|
THÔNG
TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ
63/2006/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 6 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
THANH TRA CÔNG AN NHÂN DÂN
Thực hiện Nghị định
số 63/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động
thanh tra Công an nhân dân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 63/2006/NĐ-CP), Bộ
Công an hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 63/2006/NĐ-CP như
sau:
I. VỀ ĐỐI TƯỢNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH CỦA THANH TRA CAND QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 2 VÀ KHOẢN 3 ĐIỀU 2 NGHỊ ĐỊNH SỐ 63/2006/NĐ-CP
1. Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 63/2006/NĐ-CP quy định đối tượng
thanh tra là cơ quan, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong việc chấp hành pháp luật
về bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG) và trật tự, an toàn xã hội (TTATXH) thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Bộ Công an, cụ thể như sau:
a) Thanh tra Bộ
Công an tiến hành thanh tra đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, các tổ chức kinh tế, xã hội ở Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);
b) Thanh tra Công
an cấp tỉnh tiến hành thanh tra đối với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); các
sở, ngành cấp tỉnh, cấp huyện; các tổ chức kinh tế, xã hội của địa phương và
Trung ương trên địa bàn cấp tỉnh;
c) Để có căn
cứ đánh giá toàn diện việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ ANQG, giữ gìn
TTATXH khi cần thiết Thanh tra Bộ, Thanh tra Công an cấp tỉnh tiến hành thanh
tra các Cục ở Bộ, các Phòng ở Công an cấp tỉnh được Bộ giao nhiệm vụ quản lý
nhà nước về an ninh, trật tự (ANTT).
2. Khoản 3, Điều 2 Nghị định số 63/2006/NĐ-CP được quy định cụ thể
như sau:
a) Đối tượng là tổ
chức và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có hoạt động liên quan đến pháp
luật về bảo vệ ANQG và TTATXH thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an;
b) Khi cần thiết,
lãnh đạo Bộ chỉ đạo, Thanh tra Bộ Công an và Thanh tra Công an cấp tỉnh được tiến
hành thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ ANQG và TTATXH của Việt Nam đối
với tổ chức và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có hoạt động liên quan đến việc
chấp hành pháp luật bảo vệ ANQG và TTATXH thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Công an.
II. VỀ BỐ TRÍ CÁN BỘ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THANH TRA TẠI ĐƠN VỊ KHÔNG CÓ TỔ
CHỨC THANH TRA CAND QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 2 ĐIỀU 5 NGHỊ ĐỊNH SỐ 63/2006/NĐ-CP
1. Trước
mắt bố trí cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác thanh tra
hành chính ở các đơn vị sau:
a) Các Vụ, Cục trực
thuộc Bộ trưởng; các Vụ, Cục và đơn vị tương đương thuộc Tổng cục;
b) Các Trại giam,
Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng thuộc Cục Quản lý Trại giam, Cơ sở giáo dục,
Trường giáo dưỡng và các Trung đoàn;
Cán bộ Thanh tra
chuyên trách hoặc kiêm nhiệm ở những đơn vị trên, do Thủ trưởng đơn vị trực tiếp
chỉ đạo, đồng thời chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của cơ quan Thanh
tra cấp trên trực tiếp.
2. Nhiệm
vụ cán bộ làm công tác thanh tra của các đơn vị được quy định tại khoản 1 Mục
II như sau:
a) Tiếp nhận, đăng
ký, phân loại xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; tham mưu cho Thủ trưởng Công an cùng
cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố
cáo; tiếp công dân; giúp Thủ trưởng đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham
nhũng theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an; thực hiện nhiệm vụ do
Thanh tra Công an cấp trên giao khi tiến hành thanh tra việc chấp hành chính
sách, pháp luật, nhiệm vụ công tác đối với đơn vị, tổ chức và cá nhân tại đơn vị;
b) Được tham gia các
Đoàn thanh tra theo quyết định trưng tập của cấp có thẩm quyền;
c) Giúp Thủ trưởng
đôn đốc, theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định
xử lý sau thanh tra do Thanh tra Công an cấp trên tiến hành tại cơ quan, đơn vị
mình. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
III. VỀ CHỨC NĂNG THANH TRA HÀNH CHÍNH CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRA TRONG
CAND VÀ CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH CỦA THANH TRA BỘ CÔNG AN, THANH TRA
CÔNG AN CẤP TỈNH ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 1 VÀ KHOẢN 1 ĐIỀU 6, KHOẢN 2 VÀ 3 ĐIỀU 7, KHOẢN 1 CÁC ĐIỀU 9, ĐIỀU
10 VÀ ĐIỀU 13, KHOẢN 1 VÀ 2 ĐIỀU 14
1. Nội
dung chức năng thanh tra hành chính: thanh tra theo chương trình, kế hoạch và
thanh tra đột xuất việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ công tác đối
với cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của Thủ trưởng Công an cùng cấp
và Thủ trưởng Công an cấp trên giao; phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống
tham nhũng trong nội bộ.
2. Nội dung chức năng thanh tra chuyên
ngành:
a) Chủ trì hoặc phối hợp với Thanh
tra các Bộ, ngành, địa phương thanh tra các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong
việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ ANQG và TTATXH các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an theo quy định của pháp luật, gồm
các lĩnh vực:
- Về bảo vệ ANQG: Thanh tra việc
thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ; an ninh kinh tế; an ninh
văn hóa – tư tưởng; an ninh thông tin; xuất cảnh, nhập cảnh; quản lý người nước
ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam; bảo vệ bí mật
nhà nước và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật;
- Về giữ gìn TTATXH: Thanh tra
việc thực hiện công tác phòng, chống ma túy, phòng chống tội phạm thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Công an; đăng ký, quản lý hộ khẩu; cấp, quản lý giấy chứng
minh nhân dân; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (trừ vũ khí, vật liệu
nổ do Bộ Quốc phòng và Bộ Công nghiệp quản lý); các loại dịch vụ bảo vệ; quản
lý con dấu; quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT; phòng cháy
và chữa cháy; thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đối với người bị xử lý
vi phạm hành chính đưa vào Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng và các lĩnh vực
khác theo quy định của pháp luật.
b) Khi tiến hành thanh tra
chuyên ngành, Thanh tra Bộ, Thanh tra Công an cấp tỉnh được trưng tập cán bộ ở
đơn vị có chức năng quản lý nhà nước thuộc lực lượng An ninh, Cảnh sát và những
lực lượng liên quan khác để tham gia Đoàn thanh tra chuyên ngành theo quyết định
của cấp có thẩm quyền.
3. Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành
chính của hoạt động thanh tra chuyên ngành CAND thực hiện theo quy định của
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định của Chính phủ quy định việc
xử phạt vi phạm hành chính đối với từng lĩnh vực.
IV. VỀ QUYỀN
HẠN CỦA CHÁNH THANH TRA BỘ CÔNG AN QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN
14 ĐIỀU 8 NGHỊ ĐỊNH SỐ 63/2006/NĐ-CP
Công an cấp tỉnh khi có yêu cầu
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra Công an cùng cấp phải chuyển hồ
sơ liên quan đến Thanh tra Bộ Công an; Chánh Thanh tra Bộ có trách nhiệm thống
nhất với các đơn vị chức năng liên quan trình Bộ trưởng quyết định. Các Tổng cục,
Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục Quản lý trại giam, Cơ sở giáo dục và Trường giáo dưỡng
khi có yêu cầu bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra trước khi trình
cấp có thẩm quyền quyết định phải thống nhất với Chánh Thanh tra Bộ.
Chánh Thanh tra Bộ trực tiếp quản
lý đội ngũ Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ, phối hợp với Thủ trưởng Công an
các đơn vị, địa phương thống nhất quản lý đội ngũ Thanh tra viên trong lực lượng
CAND.
V. VỀ THỜI HẠN
THANH TRA QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 23 NGHỊ ĐỊNH SỐ
63/2006/NĐ-CP
Trường hợp Thủ trưởng Công an
nơi không có tổ chức Thanh tra phân công cho cán bộ Thanh tra chuyên trách làm
nhiệm vụ thanh tra hành chính của đơn vị tiến hành thanh tra độc lập thì việc
phân công phải bằng văn bản, nêu rõ họ, tên cán bộ, phạm vi, nhiệm vụ, thời
gian tiến hành và không quá 30 ngày; trường hợp cần thiết có thể gia hạn, nhưng
tổng thời gian không quá bốn mươi lăm ngày;
Việc gia hạn thanh tra do người
có thẩm quyền quyết định bằng văn bản và thông báo cho đối tượng thanh tra và tổ
chức, cá nhân có liên quan biết.
VI. VỀ VIỆC ỦY
QUYỀN KẾT LUẬN THANH TRA QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 2 ĐIỀU
26, NGHỊ ĐỊNH SỐ 63/2006/NĐ-CP
1. Chỉ ủy quyền kết luận thanh tra trong
hoạt động thanh tra hành chính. Không ủy quyền kết luận thanh tra trong hoạt động
thanh tra chuyên ngành về ANTT;
2. Trường hợp ủy quyền kết luận thanh
tra: việc ủy quyền phải có các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều
26 Nghị định số 63/2006/NĐ-CP và do người ký quyết định thanh tra vắng mặt
dài ngày mà không thể ký được kết luận thanh tra hoặc do Đoàn thanh tra tiến
hành thanh tra ở xa trụ sở cơ quan người ký quyết định thanh tra, việc đi lại
khó khăn và chỉ ủy quyền với từng cuộc thanh tra;
3. Trình tự, thủ tục ủy quyền kết luận
thanh tra: việc ủy quyền do Trưởng Đoàn thanh tra đề xuất bằng văn bản với người
ra quyết định thanh tra quyết định. Việc ủy quyền bằng văn bản hoặc ghi ngay
trong quyết định thanh tra;
4. Văn bản kết luận thanh tra do người được
ủy quyền ký, đóng dấu của cơ quan người đã ủy quyền.
VII. VỀ TRÁCH
NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LÀ ĐỐI TƯỢNG THANH TRA TRONG VIỆC THỰC HIỆN
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỀ THANH TRA QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 28 NGHỊ ĐỊNH SỐ 63/2006/NĐ-CP
Sau khi nhận được kết luận, kiến
nghị, quyết định xử lý về thanh tra, các cơ quan, đơn vị và cá nhân là đối tượng
thanh tra có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ nội dung, thời gian, các yêu cầu,
kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, gồm:
1. Quyết định và tổ chức thực hiện quyết
định theo thẩm quyền để xử lý về hành chính, kinh tế đối với cơ quan, tổ chức
và cá nhân có hành vi vi phạm;
2. Ra quyết định thu hồi tiền, tài sản của
đối tượng có hành vi vi phạm (nếu có);
3. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc
quyền tiến hành các biện pháp xử lý về hành chính, kinh tế đối với cơ quan, tổ
chức và cá nhân có hành vi vi phạm và báo cáo kết quả xử lý gửi về cơ quan
Thanh tra đã yêu cầu để theo dõi chỉ đạo;
4. Áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để
khắc phục sơ hở, thiết sót, yếu kém trong công tác quản lý; sửa đổi, bổ sung hoặc
kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ
chế, chính sách, pháp luật;
5. Trong thời hạn 30 ngày, phải báo cáo kết
quả thực hiện với các cơ quan đã ra kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về
thanh tra;
6. Đối với thanh tra, xác minh giải quyết
khiếu nại, tố cáo thì thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố
cáo;
7. Đối với thanh tra phòng, chống tham
nhũng thì thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
8. Nếu cơ quan, đơn vị, cá nhân là đối tượng
thanh tra chậm thi hành hoặc thi hành không đúng các kết luận, kiến nghị, quyết
định xử lý về thanh tra thì cơ quan Thanh tra yêu cầu Thủ trưởng trực tiếp quản
lý đối tượng thanh tra áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền buộc đối tượng
thanh tra phải thực hiện;
9. Trường hợp cơ quan, đơn vị, cá nhân là
đối tượng thanh tra cố ý không thực hiện hoặc người chỉ huy quản lý trực tiếp của
đối tượng thanh tra thiếu trách nhiệm, bao che thì tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ
bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự;
10. Mọi trường hợp đối tượng thanh tra chậm
thi hành, thi hành không đúng, cố ý không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết
định xử lý về thanh tra, bao che cho những hành vi trên, cơ quan, cán bộ được
giao nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý
về thanh tra phải báo cáo kịp thời với Thủ trưởng đã quyết định xử lý về thanh
tra và Bộ Công an (qua Thanh tra Bộ) để kịp thời chỉ đạo thực hiện nghiêm minh.
VIII. VỀ VIỆC
LẬP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CAND QUY ĐỊNH
TẠI ĐIỀU 31 NGHỊ ĐỊNH SỐ 63/2006/NĐ-CP
1. Về đối tượng áp dụng: các cơ quan
Thanh tra trong CAND được thành lập theo quy định tại khoản 1
Điều 5 Nghị định số 63/2006/NĐ-CP;
2. Thanh tra viên chuyên trách của Thanh
tra Công an cấp huyện được áp dụng như đối tượng quy định tại khoản 1 Mục VIII
của Thông tư này; Thanh tra viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm bố trí ở nơi
không có tổ chức Thanh tra việc chi cho hoạt động thanh tra được lấy từ nguồn
kinh phí thường xuyên của đơn vị;
3. Nội dung chi, mức chi, nguồn kinh phí,
nguyên tắc và mức trích nguồn bổ sung kinh phí hoạt động thanh tra từ các nguồn
khác theo quy định của pháp luật, việc lập dự toán và quyết toán kinh phí hoạt
động thanh tra vận dụng theo Thông tư liên tịch số 42/2006/TTLT-BTC-TTCP ngày
15/5/2006 giữa Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ.
IX. VỀ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC CÔNG TÁC THANH TRA; CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO; CÔNG TÁC
TIẾP CÔNG DÂN; CÔNG TÁC PHÒNG; CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CAND ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 CỦA CÁC ĐIỀU 6, 9, 12, 13 VÀ KHOẢN 2 ĐIỀU 16 NGHỊ ĐỊNH
SỐ 63/2006/NĐ-CP
1. Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất quản
lý nhà nước về công tác thanh tra; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; công
tác tiếp công dân; công tác phòng, chống tham nhũng trong CAND thuộc phạm vi quản
lý của Bộ Công an. Nội dung quản lý nhà nước gồm:
a) Ban hành, hướng dẫn và tổ chức
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra trong CAND;
b) Kiện toàn tổ chức, tăng cường
cán bộ, thực hiện chế độ chính sách, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động
thanh tra CAND;
c) Phê duyệt chương trình, kế hoạch
công tác thanh tra của năm sau do Chánh Thanh tra Bộ trình chậm nhất vào ngày
31 tháng 12 của năm trước;
d) Thông tin, giáo dục, tuyên
truyền pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp công dân;
phòng, chống tham nhũng trong và ngoài lực lượng CAND;
đ) Thanh tra, kiểm tra việc thực
hiện các quy định của pháp luật trong phạm vi trách nhiệm được giao;
e) Thực hiện chế độ thông tin,
báo cáo về tình hình công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp
công dân; phòng, chống tham nhũng trong lực lượng CAND với Chính phủ;
g) Sử dụng kết quả công tác trên
để phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH; xây dựng lực
lượng CAND và các lĩnh vực quản lý khác của CAND;
h) Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu
xây dựng lý luận phục vụ các mặt công tác thanh tra của lực lượng CAND;
i) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
thanh tra cho Thủ trưởng và cán bộ làm công tác thanh tra của lực lượng CAND;
k) Hợp tác quốc tế thuộc các
lĩnh vực của công tác thanh tra CAND.
2. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa
phương chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng Công an cấp trên trực tiếp về việc quản
lý công tác thanh tra; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp công dân;
phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của mình.
3. Thanh tra Bộ có trách nhiệm giúp Bộ
trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra; công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo; tiếp công dân; phòng, chống tham nhũng trong CAND.
Thanh tra Công an các đơn vị, địa
phương và cán bộ Thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm ở nơi không có tổ chức Thanh
tra có trách nhiệm giúp Thủ trưởng Công an cùng cấp quản lý công tác thanh tra;
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp công dân; công tác phòng, chống
tham nhũng trong CAND.
4. Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An
ninh điều tra các cấp trong CAND có trách nhiệm quản lý công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật và thường
xuyên trao đổi thông tin cho cơ quan Thanh tra Công an để giúp Thủ trưởng Công
an cùng cấp quản lý chung.
X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây của Bộ Công an trái với
Thông tư này đều bãi bỏ.
Các đồng chí Tổng cục trưởng,
Chánh Thanh tra Bộ Công an, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ trưởng và Giám
đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện
Thông tư này./.
|
BỘ TRƯỞNG
ĐẠI TƯỚNG
Lê Hồng Anh
|