Thông tư số 13-TT năm 1959 hướng dẫn Nghị định 52 năm 1959 của Liên bộ Giao thông và Bưu điện – Lao động về phụ cấp lái và phụ xe ô tô vận tải do Bộ Giao Thông và Bưu Điện ban hành

Số hiệu 13-TT
Ngày ban hành 01/06/1959
Ngày có hiệu lực 01/06/1959
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông và Bưu điện
Người ký Nguyễn Văn Trân
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 13-TT

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 1959 

 

THÔNG TƯ 

HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 52 NGÀY 01-06-1959 CỦA LIÊN BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN – LAO ĐỘNG VỀ PHỤ CẤP LÁI VÀ PHỤ XE Ô TÔ VẬN TẢI

Chế độ phụ cấp của công nhân lái xe và phụ xe vận tải trước đây quy định có nhiều điểm chưa thích hợp với hoàn cảnh thực tế, nên các nơi gặp khó khăn trong việc thi hành và có hiện tượng thi hành chế độ không thống nhất.

Để giải quyết tình trạng trên, Liên bộ Giao thông và Bưu điện – Lao động ra Nghị định số 52-NĐ/LB ngày 01-06-1959 quy định một chế độ phụ cấp đi đường thống nhất đối với các anh em này để áp dụng chung cho các ngành được thích hợp với hoàn cảnh thực tế hiện nay.

Dưới đây, Bộ Giao thông và Bưu điện nói rõ thêm một số điểm về biện pháp cụ thể thi hành Nghị định này.

1. VỀ CUNG ĐỘ VẬN CHUYỂN

Khoản phụ cấp này tính căn cứ vào thời gian tiêu chuẩn quy định cho từng cung độ vận chuyển và cho từng loại xe.

Thời gian tiêu chuẩn của mỗi cung độ vận chuyển và của mỗi loại xe sẽ căn cứ vào các yếu tố sau đây:

- Tính chất khả năng của từng loại xe,

- Tính chất tốt xấu của từng tuyến đường.

- Tính chất chờ đợi bốc dỡ của các loại hàng khó hay dễ.

- Tính chất luồng hàng 2 chiều hay 1 chiều, để quy định hoặc sửa đổi cho sát với hoàn cảnh cụ thể của từng cung độ vận chuyển và đối với từng loại xe.

Việc quy định thời gian tiêu chuẩn sẽ chia ra hai trường hợp sau đây:

a) Đối với xe chạy đường dài; thời gian tiêu chuẩn cụ thể là số ngày tiêu chuẩn quy định cho mỗi loại xe chạy trên mỗi cung độ vận chuyển.

Trường hợp xe chạy vượt mức không tới số ngày tiêu chuẩn được tính phụ cấp theo số ngày tiêu chuẩn đã quy định.

Trường hợp xe chạy chậm quá số ngày tiêu chuẩn chỉ được tính phụ cấp theo số ngày tiêu chuẩn đã quy định.

Ví dụ: Xí nghiệp quốc doanh vận tải quy định số ngày tiêu chuẩn là 2 ngày rưỡi đối với loại xe từ 6 tấn trở lên, chở hàng một chiều, chạy đường Hà Nội - Bắc Cạn dài 324km (cả đi lẫn về).

Nếu xe chạy hết 2 ngày (vượt mức) hoặc chạy hết 3 ngày (không đảm bảo mức) thì tiền phụ cấp đều tính theo số ngày tiêu chuẩn đã quy định là 2 ngày rưỡi.

b) Đối với xe chạy đường ngắn: thời gian tiêu chuẩn cụ thể là số chuyến trong một ngày quy định cho mỗi loại xe chạy trên mỗi cung độ vận chuyển.

Trường hợp xe chạy vượt hay không đạt số chuyến tiêu chuẩn đã quy định thì được tính phụ cấp theo tỷ lệ số chuyến đã chạy so với số chuyến tiêu chuẩn.

Ví dụ: Xí nghiệp Quốc doanh vận tải quy định số chuyến tiêu chuẩn là 3 chuyến đối với loại xe 6 tấn trở lên chở hàng 2 chiều trên đường Hà Nội – Hà Đông dài 22km (cả đi lẫn về).

Nếu xe chạy được 4 chuyến (vượt mức) tiền phụ cấp được tính:

Mức phụ cấp x 4

=

3

Nếu xe chạy được có 2 chuyến (không đảm bảo mức) tiền phụ cấp chỉ được tính:

Mức phụ cấp x 2

=

3

Tất cả trường hợp xe chạy có cung độ vận chuyển nhất định đều áp dụng thống nhất cách tính trên đây, theo số ngày hay số chuyến tiêu chuẩn do đơn vị nghiên cứu quy định thích hợp với tình hình vận chuyển của đơn vị mình và phải có định kỳ xét lại không được kéo dài quá một năm. Trước khi quy định hoặc sửa đổi nhất thiết phải được Sở, Ty Giao thông đồng ý và Ủy ban Hành chính địa phương thông qua để đảm bảo thống nhất lãnh đạo.

Trường hợp xe chạy không có cung độ vận chuyển nhất định nên không thể quy định được số ngày hay số chuyến tiêu chuẩn thì tạm thời căn cứ vào số cây số chạy được trong một ngày để tính phụ cấp như sau:

- Nếu xe chạy được từ 120km trở lên được tính cả định suất phụ cấp.

[...]