Thông Tư 13-TC/CNXD-1976 về quản lý tài chính đối với việc sản xuất mặt hàng phụ bằng phế liệu, phế phẩm và sử dụng lao động dôi thừa ở các cơ sở kinh tế quốc doanh do Bộ Tài Chính ban hành

Số hiệu 13-TC/CNXD
Ngày ban hành 30/07/1976
Ngày có hiệu lực 14/08/1976
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Võ Trí Cao
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Tài nguyên - Môi trường

BỘ TÀI CHÍNH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 13-TC/CNXD

Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 1996 

 

THÔNG TƯ

VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI VIỆC SẢN XUẤT MẶT HÀNG PHỤ BẰNG PHẾ LIỆU, PHẾ PHẨM VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG DÔI THỪA Ở CÁC CƠ SỞ KINH TẾ QUỐC DOANH

Từ năm 1960 đến nay, Chính phủ đã ban hành Thông tư số 63-CP ngày 14-11-1960, Chỉ thị số 59-TTg ngày 04-04-1967 và số 69-TTg ngày 24-4-1970 quy định việc quản lý và khuyến khích sử dụng phế liệu, phế phẩm để sản xuất hàng tiêu dùng. Nhưng cho đến nay, trong các xí nghiệp còn có nhiều phế liệu, phế phẩm như gỗ vụn, vải dẻo, giấy vụn. v. ..chưa được tận dụng hợp lý, hoặc còn bị vứt bỏ lãng phí.

Ở nhiều xí nghiệp số lao động dôi ra chưa có việc làm ở khâu sản xuất chính chưa được sắp xếp công tác…

Thi hành chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và để góp phần đẩy mạnh việc tận dụng phế liệu, phế phẩm, kết hợp việc sử dụng có hiệu quả kinh tế số lao động dôi ra, Bộ Tài chính quy định dưới đây chế độ quản lý tài chính và hạch toán  kế toán đối với việc sử dụng lao động dôi thừa để sản xuất mặt hàng phụ bằng phế liệu, phế phẩm.

I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI XÍ NGHIỆP CÓ TỔ CHỨC SẢN XUẤT MẶT HÀNG PHỤ BẰNG PHẾ LIỆU, PHẾ PHẨM LÀ

1. Xí nghiệp thường xuyên phát sinh phế liệu, phế phẩm và thực hiện được tỷ lệ phế liệu, phế phẩm đối với các mặt hàng Nhà nước đã quy định.

2. Việc tổ chức sản xuất mặt hàng phụ phải đảm bảo không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất chính của đơn vị, xí nghiệp phải tự trang trải mọi chi phí bằng thu nhập của mình là chủ yếu, ngoài ra phải phấn đấu có doanh lợi cho xí nghiệp và tích lũy cho ngân sách.

3. Phải thực hiện đúng chế độ hạch toán kinh tế, chế độ quản lý tài chính và chế độ hợp đồng kinh tế hiện hành.

4. Xí nghiệp phải tự xây dựng kế hoạch sản xuất mặt hàng phụ bằng phế liệu, phế phẩm được cơ quan chủ quản cấp trên chuẩn y (Bộ chủ quản đối với xí nghiệp trung ương, Ty chủ quản đối với xí nghiệp địa phương) và báo cho cơ quan tài chính, ngân hàng Nhà nước và Ủy ban kế hoạch cung cấp biết trước khi đi vào sản xuất.

 II. VỀ NGUỒN VỐN ĐỂ SẢN XUẤT

1. Vốn cố định.

Xí nghiệp tận dụng những thiết bị máy móc thừa, hoặc tu sửa thiết bị hư hỏng không cần dùng cho dây chuyền sản xuất chính. Chi phí sữa chữa thiết bị do nguồn vốn sữa chữa lớn của đơn vị chịu.

Sau khi đã tận dụng hết năng lực thiết bị hiện có, mà vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, nếu cần xây dựng hoặc bổ sung thiết bị máy móc mới, thì xí nghiệp phải tính toán đầy đủ hiệu quả vốn đầu tư và dùng các nguồn vốn sau đây để chi:

- Trích từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất của xí nghiệp.

- Vay vốn tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, vốn này sẽ được hoàn trả bằng tiền trích khấu hao cơ bản và quỹ phát triển sản xuất (phần trích từ lãi của sản phẩm sản xuất bằng phế liệu).

Trường hợp cần phải bỏ vốn đầu tư tương đối lớn để tận dụng phế liệu, phế phẩm và số lao động dôi ra thì xí nghiệp phải lập đề án kinh tế kỹ thuật theo đúng chế độ hiện hành để xin vay vốn ngân hàng Nhà nước hoặc trình lên cấp có thẩm quyền xét duyệt để xin cấp vốn xây dựng cơ bản.

Việc quản lý vốn cố định phải theo đúng chế độ hiện hành. Nếu có tài sản cố định xí nghiệp tạo ra bằng vốn vay ngân hàng thì tiền khấu hao cơ bản của những tài sản cố định này được dùng để trả nợ tiền vay ngân hàng về đầu tư xây dựng cơ bản.

2. Vốn lưu động.

Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất mặt hàng phụ là phế liệu, phế phẩm đã được tính trong vốn dự trù của sản xuất chính, cho nên các xí nghiệp phải tận dụng vốn lưu động hiện có để sản xuất; nếu thiếu thì xí nghiệp được vay vốn ngân hàng theo Nghị quyết số 19-CP ngày 29-01-1976.

III. TIÊU THỤ, THUẾ VÀ LỖ LÃI

1. Về tiêu thụ.

Sản phẩm phụ sản xuất ra phải đảm bảo tiêu chuẩn quy cách phẩm chất do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quy định: phải ký được hợp đồng tiêu thụ đối với các mặt hàng có số lượng lớn trước khi sản xuất.

Nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm là phải báo cho thương nghiệp cấp I hoặc cấp II. Chỉ trong trường hợp thương nghiệp không nhận mua thì được phép bán cho các hợp tác xã tiêu thụ để phân phối cho cán bộ, công nhân viên sử dụng, nhưng cần mua đi bán lại.

Giá bán sản phẩm phụ phải theo đúng giá của Nhà nước quy định; giá cả phế liệu, phế phẩm dùng để sản xuất mặt hàng phụ phải theo đúng các nguyên tắc đã quy định trong Thông tư số 42-TTLB/VGTC ngày 17-02-1973 của liên Bộ Ủy ban Vật giá – Tài chính. Trường hợp các mặt hàng phụ chưa có giá, thì do hai bên mua và bán thỏa thuận trên cơ sở tham khảo giá của mặt hàng tương tự và đảm bảo trang trải các khoản chi phí sản xuất, phí lưu thông và có lãi.

2. Nộp thuế hoặc thu quốc doanh.

Tất cả mặt hàng phụ làm bằng phế liệu, phế phẩm đều phải nộp thuế hoặc thu quốc doanh theo đúng chế độ hiện hành.

Trong thời gian đầu sản xuất chưa ổn định, nếu giá thành còn cao đến mức không có lãi hoặc bị lỗ, thì xí nghiệp có thể đề nghị cơ quan tài chính xét cho giảm hoặc miễn thuế. Các trường hợp được giảm hoặc miễn thuế như sau:

[...]