Thông tư 12/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 10/2022/TT-BYT hướng dẫn triển khai nội dung Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu | 12/2023/TT-BYT |
Ngày ban hành | 06/06/2023 |
Ngày có hiệu lực | 06/06/2023 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Người ký | Đỗ Xuân Tuyên |
Lĩnh vực | Thương mại,Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội |
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2023/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2023 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 10/2022/TT-BYT NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2022 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI NỘI DUNG ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG DƯỢC LIỆU QUÝ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2022/TT-BYT ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn triển khai nội dung Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2022/TT-BYT ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn triển khai nội dung Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
1. Sửa đổi khoản 3 Điều 2 như sau:
“3. Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở sản xuất, kinh doanh) triển khai hoặc tham gia vào dự án dược liệu quý hoạt động tại các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sử dụng từ 50% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, trước hết tập trung ưu tiên cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn triển khai dự án (ưu tiên các dự án sử dụng trên 50% lao động là nữ), có cam kết hỗ trợ thu mua, sản xuất, tiêu thụ dược liệu của các dự án trên.”
2. Sửa đổi khoản 1, khoản 3 Điều 6 như sau:
a) Sửa đổi khoản 1 Điều 6 như sau:
“1. Là huyện có xã, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.”
b) Sửa đổi khoản 3 Điều 6 như sau:
“3. Có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để phát triển các loại dược liệu quý có giá trị y tế và kinh tế cao.”
“Điều 7. Diện tích triển khai dự án dược liệu quý
1. Tổng diện tích các khu vực triển khai dự án vùng trồng dược liệu quý tối thiểu là 210 ha, không nhất thiết liền thửa bao gồm: các vùng nuôi trồng dược liệu, khu vực nhà xưởng, cơ sở bảo quản, cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện nước trong phạm vi, quy mô dự án. Ưu tiên hỗ trợ dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý có ứng dụng công nghệ cao.
2. Tổng diện tích các khu vực triển khai dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao tối thiểu là 50 ha, không nhất thiết liền thửa bao gồm: khu vực bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, cây đầu dòng, giống gốc, nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm, sản xuất giống gốc, sản xuất giống thương phẩm, cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, nước trong phạm vi, quy mô dự án.”
“Điều 8. Đối tượng cây dược liệu quý
Việc lựa chọn cây dược liệu để triển khai thực hiện dự án dược liệu quý đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
1. Thuộc danh mục 100 cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao tại Quyết định số 3657/QĐ-BYT ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020 - 2030.
2. Cây dược liệu bản địa đã được trồng thành hàng hóa tại địa phương có giá trị y tế và hiệu quả kinh tế cao và thuộc danh mục dược liệu quý, hiếm, đặc hữu theo quy định tại Thông tư số 16/2022/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát.”
5. Sửa đổi điểm d khoản 3, khoản 5 Điều 12 như sau:
a) Điểm d khoản 3 Điều 12 được sửa đổi như sau: