Thông tư 11-TC/NSNN năm 1990 quy định tạm thời các khoản thu chi của NSNN bằng tiền mặt và chuyển khoản qua hệ thống kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 11-TC/NSNN
Ngày ban hành 03/03/1990
Ngày có hiệu lực 01/04/1990
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Chu Tam Thức
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 11-TC/NSNN

Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 1990

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 11-TC/NSNN NGÀY 3 THÁNG 3 NĂM 1990 QUY ĐỊNH TẠM THỜI CÁC KHOẢN THU CHI CỦA NSNN BẰNG TIỀN MẶT VÀ BẰNG CHUYỂN KHOẢN QUA HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Thi hành Quyết định số 07-HĐBT ngày 04-01-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập hệ thống kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính và căn cứ Quyết định số 71-TC/QĐ/TCCB ngày 28-02-1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tạm thời chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính; Bộ Tài chính quy định tạm thời các khoản thu, chi của ngân sách Nhà nước bằng tiền mặt và bằng chuyển khoản qua hệ thống kho bạc Nhà nước như sau:

I- PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

1. Các khoản thu chi của Ngân sách Nhà nước bằng tiền mặt và bằng chuyển khoản qua hệ thống kho bạc Nhà nước của các đơn vị, xí nghiệp sản xuất - kinh doanh, dịch vụ; các tổ chức kinh tế quốc doanh, công tư hợp doanh, kinh tế tập thể và cá nhân; các cơ quan hành chính, sự nghiệp; các đơn vị lực lượng vũ trang; các tổ chức Đảng, đoàn thể; các hội quần chúng... thuộc Trung ương và địa phương quản lý.

2. Các khoản thu chi bằng tiền đồng Việt Nam và bằng tiền đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ thuộc nguồn vốn của ngân sách Nhà nước.

3. Các khoản phải nộp của xí nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam, của các cơ quan thương vụ và Đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài.

II - NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Tất cả các khoản thu của Ngân sách Nhà nước bằng tiền mặt như: tiền thuế công thương ghiệp; thuế nông nghiệp; thuế xuất nhập khẩu phi mậu dịch của ngành Hải quan; thu xổ số kiến thiết; tiền công trái xây dựng Tổ quốc; các khoản thu khác (phí giao thông, các khoản đóng góp của nhân dân, thanh lý các tài sản, tiền phạt vi cảnh, tiền nhà, điện nước của CBCNV...) do các cơ quan, đơn vị, các tổ chức kinh tế và tư nhân trước đây nộp vào ngân hàng Nhà nước thì từ 01-4-1990 nộp trực tiếp vào kho bạc Nhà nước.

2. Đơn vị, xí nghiệp sản xuất - kinh doanh dịch vụ, tổ chức kinh tế... có nghĩa vụ phải nộp các khoản thu ngân sách Nhà nước (như thu quốc doanh, thuế, trích nộp lợi nhuận, chênh lệch giá, khấu hao cơ bản, hoàn vốn, biến giá tài sản cố định...), nếu nộp bằng tiền mặt thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh kho bạc Nhà nước hoặc chi cục kho bạc Nhà nước nơi đơn vị đóng trụ sở.

Trường hợp nộp các khoản thu nói trên bằng chuyển khoản thì các đơn vị, xí nghiệp, tổ chức kinh tế làm các thủ tục trích từ tài khoản tại Ngân hàng chuyên doanh nơi giao dịch hàng ngày để nộp vào kho bạc Nhà nước theo chế độ quy định.

3. Đối với các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế quốc doanh, công ty hợp doanh, kinh tế tập thể và tư nhân có nghĩa vụ phải nộp các khoản thu ngân sách Nhà nước (nói ở điểm 1 và điểm 2 trên đây), nếu có vàng hoặc ngoại tệ không chuyển đổi thành đồng ngân hàng và sau khi được sự thoả thuận của cơ quan kho bạc Nhà nước, các đơn vị và cá nhân có thể được phép dùng vàng hoặc các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi (tiền mặt hoặc "séc" chuyển khoản ngoại tệ) để nộp các khoản thu vào kho bạc Nhà nước.

Số tiền các đơn vị và cá nhân nộp các khoản thu ngân sách Nhà nước được tính tương ứng bằng tổng trị giá khối lượng và hàm lượng vàng theo giá mua vào của Ngân hàng và tỷ giá mua ngoại tệ bằng đồng Việt Nam do Ngân hàng Ngoại thương Trung ương công bố tại thời điểm nộp.

4. Đối với các khoản ngoại tệ do các tổ chức quốc tế và người nước ngoài viện trợ, ủng hộ Việt Nam; các kiểu dân Việt Nam ở nước ngoài gửi về xây dựng Tổ quốc; các khoản thu hoặc đóng góp của cán bộ, học sinh Việt Nam đang công tác, học tập và lao động ở nước ngoài gửi về xây dựng Tổ quốc hoặc giúp đỡ các vùng bị thiên tai, địch hoạ... mà các Đại sứ quán; cơ quan thương vụ; đại diện các tổ chức của Việt Nam ở nước ngoài thu nhận đều phải chuyển về nước kịp thời và đầy đủ các khoản ngoại tệ nói trên để nộp vào quỹ ngân sách Nhà nước tại Cục kho bạc Nhà nước.

5. Việc cấp phát vốn ngân sách Nhà nước cho các cơ quan, đơn vị dự toán, các tổ chức kinh tế quan hệ thống kho bạc Nhà nước vẫn thực hiện theo 2 hình thức cấp phát: cấp phát bằng lệnh chi tiền và thông báo hạn mức kinh phí được phê chuẩn theo quy định của Bộ Tài chính.

Trong các nguồn vốn và kinh phí của ngân sách Nhà nước cấp phát được phân định các khoản chi ra thành 2 loại:

- Loại chi có tính chất thường xuyên (như tiền lương học bổng, sinh hoạt phí, các khoản phụ cấp, trợ cấp, BHXH công vụ phí, nghiệp vụ phí, mua sắm, sửa chữa nhỏ và các khoản chi khác).

- Loại chi có tính không thường xuyên (như cấp vốn lưu động, vốn dự trữ Nhà nước; chi trả nợ; chi đưa, đón các đoàn ra, đoàn vào; chi mua sắm, sửa chữa lớn; chi đại hội liên hoan, tổng kết ngành, chi ấn loát đặc biệt; chi triển lãm; chi tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ; các khoản chi đột xuất khác...)

6. Căn cứ nội dung và tính chất các khoản chi của ngân sách Nhà nước nói trên, những khoản chi bằng tiền mặt và bằng chuyển khoản của các cơ quan, đơn vị dự toán thực hiện qua hệ thống kho bạc Nhà nước được quy định cụ thể như sau:

a) Chi bằng tiền mặt:

Các khoản được chi bằng tiền mặt là các khoản tiền lương, học bổng, sinh hoạt phí, các khoản phụ cấp, trợ cấp (có tính chất như tiền lương) bảo hiểm xã hội; các khoản chi về công vụ phí, nghiệp vụ phí, mua sắm, sửa chữa nhỏ thường xuyên và một phân các khoản chi khác của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các tổ chức Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng, các lực lượng vũ trang thuộc trung ương và địa phương quản lý.

Cơ quan kho bạc Nhà nước các cấp bảo đảm chi trả đủ số lượng tiền mặt đối với các khoản chi ở điểm a) cho các cơ quan, đơn vị dự toán theo đúng các quy định sau đây:

+ Các cơ quan, đơn vị dự toán phải có kế hoạch thu, chi tiền mặt hàng quý (có chia ra từng tháng) đã được cơ quan kho bạc Nhà nước (nơi đơn vị quan hệ giao dịch hàng ngày) xét duyệt.

+ Kho bạc Nhà nước chỉ được phép xuất quỹ ngân sách các cấp chi trả cho các đơn vị dự toán bằng tiền mặt (kể cả chi bằng chuyển khoản) trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi dự toán hoặc hạn mức kinh phí của đơn vị đã được duyệt và phân phối theo đúng chương, loại, khoản, hạng mục của mục lục ngân sách Nhà nước và theo đúng lịch lĩnh tiền mặt của cơ quan kho bạc Nhà nước quy định cho từng cơ quan, đơn vị dự toán.

+ Các chứng từ chi ngân sách bằng tiền mặt và bằng chuyển khoản do các đơn vị dự toán lập phải theo đúng mẫu quy định của bộ Tài chính và hướng dẫn của Cục Kho bạc Nhà nước.

b) Chi bằng chuyển khoản:

Ngoài các khoản chi quy định bằng tiền mặt nói trên, các khoản chi khác của các cơ quan, đơn vị dự toán phải thực hiện chi bằng chuyển khoản thông qua tài khoản tiền gửi dự toán và tài khoản hạn mức kinh phí của đơn vị tại kho bạc Nhà nước.

Đối với các khoản chi bằng chuyển khoản của ngân sách các cấp thông qua tài khoản tiền gửi của kho bạc Nhà nước tại ngân hàng như: Ngân sách cấp trên cho vay hoặc trợ cấp cho ngân sách dưới; tạm ứng vốn đầu tư XDCB cho các công trình thuộc vốn ngân sách Nhà nước cấp phát; cấp vốn lưu động, vốn dự trữ, chi trả nợ nước ngoài..., kho bạc Nhà nước được sử dụng lệnh chi tiền của cơ quan tài chính cấp phát vốn ngân sách để trích tài khoản tiên gửi của kho bạc Nhà nước tại ngân hàng chuyển tiền cho các ngành, các địa phương.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ