Thông tư 105/2007/TT-BTC hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 105/2007/TT-BTC
Ngày ban hành 30/08/2007
Ngày có hiệu lực 27/09/2007
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trần Xuân Hà
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu,Tiền tệ - Ngân hàng

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 105/2007/TT-BTC

Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2007 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ RỦI RO VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ VÀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC

Thi hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:

1. Đối tượng áp dụng

1.1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

1.2. Khách hàng có quan hệ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu với Ngân hàng phát triển Việt Nam, bao gồm:

a) Chủ đầu tư có dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước (bao gồm cả dự án được bảo lãnh tín dụng đầu tư sau khi đã nhận nợ bắt buộc với Ngân hàng Phát triển Việt Nam);

b) Nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước (bao gồm cả hợp đồng được bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng sau khi đã nhận nợ bắt buộc với Ngân hàng phát triển Việt Nam);

Sau đây, dự án vay vốn tín dụng đầu tư; hợp đồng xuất khẩu vay vốn tín dụng xuất khẩu gọi chung là dự án vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

2. Phạm vi xử lý rủi ro

Một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc, lãi) của dự án vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

3. Biện pháp xử lý rủi ro 

3.1. Gia hạn nợ

Gia hạn nợ vay là việc kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ (gốc, lãi)  vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng đã ký.

3.2. Khoanh nợ

Khoanh nợ là biện pháp tạm thời chưa thu nợ (gốc, lãi) trong một thời gian nhất định và không tính lãi trên số nợ gốc được khoanh trong thời gian đó.

3.3. Xoá nợ (gốc, lãi)

Xoá nợ (gốc, lãi) là biện pháp không thu nợ gốc, nợ lãi đối với khách hàng gặp rủi ro không còn khả năng trả nợ sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi và xử lý nợ theo quy định.

3.4. Bán nợ

Bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó, bên bán nợ (Ngân hàng phát triển Việt Nam) chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ (Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp) và nhận thanh toán từ bên mua nợ.

4. Nguyên tắc xử lý rủi ro

4.1. Chỉ xem xét xử lý rủi ro cho khách hàng có các dự án vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước gặp rủi ro bất khả kháng và khó khăn về tài chính của Doanh nghiệp Nhà nước nhất thiết phải được xử lý khi chuyển đổi sở hữu, không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo Hợp đồng tín dụng đã ký, thuộc đối tượng và phạm vi nêu trên.

4.2. Việc xem xét xử lý rủi ro được thực hiện cho từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào khả năng tài chính của khách hàng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro.

4.3. Một dự án có thể được áp dụng đồng thời nhiều biện pháp xử lý rủi ro. Căn cứ vào mức độ thiệt hại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro quy định tại Thông tư này để áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro phù hợp theo quy định.

4.4. Chỉ xem xét áp dụng biện pháp xoá nợ vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước sau khi đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo quy định, bao gồm cả việc bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm (đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc) mà khách hàng vẫn không còn nguồn để trả nợ.

4.5. Các khoản nợ đã được xử lý khoanh theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì thời gian khoanh nợ không tính vào thời gian vay vốn ghi trong Hợp đồng tín dụng đã ký.

4.6. Việc xem xét xử lý rủi ro trong trường hợp do nguyên nhân khách quan bất khả kháng được thực hiện định kỳ theo đợt. Đối với trường hợp  chuyển đổi sở hữu của Doanh nghiệp Nhà nước, việc xem xét xử lý rủi ro được thực hiện theo thực tế phát sinh theo quy định pháp luật về chuyển đổi sở hữu Doanh nghiệp Nhà nước.

5. Các trường hợp không thuộc đối tượng điều chỉnh

[...]