BỘ TÀI CHÍNH
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 100/2007/TT-BTC
|
Hà Nội, ngày 15
tháng 08 năm 2007
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG
DẪN VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ GIẢI BÁO CHÍ QUỐC GIA
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16
tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Báo chí và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí số
12/1999/QH10 ngày 12/6/1999;
Thực hiện Điều 2 của Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án Giải báo chí quốc gia.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí Giải báo chí quốc gia
như sau:
I-
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
1. Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện Giải báo chí quốc gia
thông qua Hội Nhà báo Việt Nam theo những nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 29/3/2007.
2. Nguồn kinh phí:
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ 1.810 triệu đồng/năm và bố trí
trong dự toán ngân sách chi sự nghiệp văn hoá - thông tin hàng năm của Hội Nhà
báo Việt Nam.
Riêng năm 2007, sử dụng 1.077 triệu đồng đã giao trong dự toán
ngân sách năm 2007 chi sự nghiệp văn hoá - thông tin của Hội Nhà báo Việt Nam.
- Nguồn hỗ trợ hợp pháp khác của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong nước và nước ngoài.
II-
NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ
1. Nội dung chi thực hiện Giải báo chí
quốc gia như sau:
a) Chi giải thưởng:
Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ trao giải thưởng
cho tác giả có tác phẩm đạt Giải báo chí quốc gia. Mức tiền thưởng của các giải
thưởng do Hội đồng Giải báo chí quốc gia xem xét, quyết định căn cứ vào nguồn
kinh phí đã được cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước giao hàng năm và được
công bố công khai.
b) Chi bồi dưỡng các thành viên Hội đồng thực hiện công
tác xét, thẩm định và chấm Giải báo chí quốc gia:
- Hội đồng chấm giải vòng sơ khảo:
Chi bồi dưỡng các thành viên Hội đồng sơ khảo thực hiện
việc đánh giá, thẩm định, chấm điểm tác phẩm báo chí đã được tuyển chọn ở cấp
cơ sở, chọn ra những tác phẩm báo chí đạt tiêu chuẩn vòng sơ khảo có đủ điều kiện
tham dự vòng chung khảo.
- Hội đồng chấm giải vòng chung khảo.
Chi bồi dưỡng các thành viên Hội đồng chung khảo
thực hiện các công việc: đọc và đánh giá tác phẩm báo in; nghe, xem tác phẩm
báo nói, báo hình, ảnh báo chí; nhận xét, thẩm định tác phẩm báo chí đã được
vào vòng chung khảo; bỏ phiếu kín để chọn ra những tác phẩm báo chí có đủ điều
kiện đạt giải thưởng qua chấm vòng chung khảo, báo cáo Hội đồng Giải báo chí quốc
gia phê duyệt theo quy định.
Căn cứ dự toán ngân sách được giao; tình hình thực tế triển
khai nhiệm vụ xét, chấm giải các vòng sơ khảo, chung khảo năm trước, Hội Nhà
báo Việt Nam xem xét, quyết định mức chi xét, thẩm định và chấm giải năm sau của
Hội đồng chấm giải vòng sơ khảo và chung khảo.
c) Chi các cuộc họp của Hội đồng để thực hiện công tác
Giải báo chí quốc gia:
- Hội đồng sơ khảo:
Chi các cuộc họp của Hội đồng sơ khảo để thực hiện việc
xem xét, tham gia ý kiến xây dựng các văn bản: Điều lệ giải, quy định, quy chế
làm việc của Hội đồng sơ khảo, quy chế tuyển chọn, thẩm định và cách thức chấm
tác phẩm báo chí tham dự giải vòng sơ khảo; thảo luận, trao đổi, đánh giá
tác phẩm báo chí, thống nhất lựa chọn ra những tác phẩm báo chí đạt tiêu chuẩn
vòng sơ khảo có đủ điều kiện tham dự vòng chung khảo.
- Hội đồng chung khảo:
Chi các cuộc họp của Hội đồng chung khảo để thực hiện việc
xem xét, tham gia ý kiến xây dựng các văn bản: Điều lệ giải, quy định, quy chế
làm việc của Hội đồng chung khảo, quy chế tuyển chọn, thẩm định và cách thức chấm
tác phẩm báo chí tham dự giải vòng chung khảo; thảo luận, trao đổi, đánh giá
tác phẩm báo chí, thống nhất lựa chọn ra những tác phẩm báo chí đủ điều kiện đạt
giải thưởng qua chấm giải vòng chung khảo.
- Hội đồng Giải báo chí quốc gia:
Chi các cuộc họp của Hội đồng Giải báo chí quốc gia để
thực hiện việc xem xét, thẩm định, tham gia ý kiến, thông qua để ban hành các
văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Giải báo chí quốc gia theo thẩm quyền: Điều
lệ giải, quy chế hướng dẫn tuyển chọn...; xem xét, quyết định về cơ cấu giải
thưởng, giá trị giải thưởng, quyết định trao giải thưởng cho các tác phẩm báo
chí đạt giải thưởng hàng năm,...
- Mức chi họp của các Hội đồng :
+ Chủ tịch Hội đồng
: 300.000 đồng/ngày;
+ Thành viên Hội đồng
: 200.000 đồng/ngày;
+ Thư
ký :
150.000 đồng/ngày;
+ Đại biểu mời tham dự :
100.000 đồng/ngày.
d) Chi hỗ trợ các hoạt động khác liên quan trực tiếp đến
việc thực hiện Giải báo chí quốc gia:
- Chi các khoản phụ cấp theo quy định của Nhà nước: Phụ
cấp làm đêm, thêm giờ; chi tiền công lao động của thành viên các ban giúp việc
của Hội đồng Giải báo chí quốc gia trong những ngày làm việc thực tế để thực hiện
các công việc của Giải báo chí quốc gia; chi tiền công lao động thực hiện việc
thẩm định hiệu quả, tính xác thực của tác phẩm báo chí (nếu có) nhằm phục vụ
công tác xét và chấm giải vòng sơ khảo và vòng chung khảo.
- Chi công tác dự thảo văn bản:
+ Chi soạn thảo các văn bản: Điều lệ, quy định, quyết định,
quy chế có nội dung về hướng dẫn triển khai thực hiện Giải báo chí quốc gia,
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức chi không quá 700.000 đồng/văn bản;
+ Chi cho cá nhân tham gia hội nghị, hội thảo đóng góp ý
kiến vào dự thảo văn bản; hoàn chỉnh văn bản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mức chi:
Người chủ trì cuộc họp : 100.000
đồng/người/buổi
Các thành viên tham dự : 50.000
đồng/người/buổi;
+ Chi soạn báo cáo thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản,
chỉnh lý văn bản, mức chi 80.000 đồng/ văn bản;
+ Chi thuê dịch tài liệu tham khảo (nếu có), mức chi từ
45.000 đồng/trang đến 50.000 đồng/trang (350 từ);
- Chi soạn thảo báo cáo sơ kết, tổng kết, tổng hợp,
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; trên cơ sở nhiệm vụ về soạn thảo báo cáo sơ
kết, tổng kết, tổng hợp của Giải báo chí quốc gia và tình hình thực hiện hàng
năm, trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước đã giao.
- Chi tiền điện, tiền nước, tiền nhiên liệu, văn phòng
phẩm và vật tư văn phòng cần thiết khác, cước phí điện thoại trong nước, cước
phí bưu chính, Fax, thuê hội trường để tổ chức các cuộc họp (nếu có), chi công
tác in ấn, chi nhân bản tác phẩm báo chí tham dự giải vòng sơ khảo, vòng chung
khảo gửi Hội đồng chấm giải vòng sơ khảo và chung khảo (phô tô tác phẩm báo in;
in ảnh tác phẩm báo chí dự chung khảo; ghi đĩa, băng hình tác phẩm báo nói, báo
hình), làm bằng chứng nhận giải thưởng, làm biểu tượng giải thuởng, chi thanh
toán hợp đồng với bên ngoài đối với những công việc cần thiết phục vụ việc xét
trao giải.
Hội Nhà báo Việt Nam chủ động thực hiện các khoản chi
này trên cơ sở yêu cầu của công tác xét và trao Giải báo chí quốc gia, tình
hình thực tế triển khai nhiệm vụ xét, chấm giải năm trước theo hướng tiết kiệm,
có hiệu quả và đúng với hoạt động nghiệp vụ thực tế phát sinh khi thực hiện nhiệm
vụ Giải báo chí quốc gia.
- Chi công tác phí; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ phục vụ
công tác Giải báo chí quốc gia; hội nghị, hội thảo sơ kết, tổng kết, đánh giá kết
quả thực hiện Giải báo chí quốc gia. Mức chi thực hiện theo quy định tại Thông
tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác
phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị
sự nghiệp công lập.
e) Chi phí lễ trao Giải báo chí quốc gia:
Chi phí thuê hội trường, trang trí hội trường, nước uống,...,
căn cứ vào hợp đồng giữa Hội Nhà báo Việt Nam và bên cung cấp dịch vụ, tình
hình thực tế tại thời điểm tổ chức lễ trao giải.
Trên cơ sở quy định tại thông tư này và các quy định hiện
hành của nhà nước, Hội Nhà báo Việt Nam có trách nhiệm xây dựng và ban hành
“Quy chế chi tiêu quỹ Giải báo chí quốc gia”. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam quyết
định ban hành “Quy chế chi tiêu quỹ Giải báo chí quốc gia” sau khi có ý kiến của
Hội đồng Giải báo chí quốc gia và thống nhất trong Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt
Nam. “Quy chế chi tiêu quỹ Giải báo chí quốc gia” được phổ biến công khai đến
toàn thể hội viên, thành viên Hội đồng Giải báo chí quốc gia, các cơ quan có
liên quan và gửi Bộ Tài chính để theo dõi, quản lý giám sát thực hiện; gửi
Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi.
Nội dung xây dựng “Quy chế chi tiêu quỹ Giải báo chí quốc gia” theo hướng dẫn tại
phụ lục kèm theo Thông tư.
Cuối năm kinh phí hỗ trợ chưa sử dụng hết được chuyển
sang năm sau theo quy định hiện hành.
2. Lập dự toán, chấp hành dự toán, kế toán và
quyết toán kinh phí Giải báo chí quốc gia được thực hiện theo quy định của
Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
3. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thực
hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Thông tư này được áp dụng từ năm ngân sách
2007.
5. Đối với các nội dung công việc và
chi phí liên quan đến việc tổ chức tuyển chọn, thẩm định thực hiện ở vòng tuyển
chọn ( tiến hành ở các Chi Hội, Liên chi Hội Nhà báo trực thuộc trung ương và Hội
Nhà báo các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương), được vận dụng các nội dung,
mức chi không vượt quá quy định tại thông tư này và cân đối trong dự toán kinh
phí được giao hàng năm của các đơn vị.
III-
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề
nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng và các Phó Thủ
tướng Chính phủ;
- Hội đồng Dân tộc và các UB
của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và
các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và
các cơ quan thuộc Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các
đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực
thuộc T.W;
- Sở TC, Sở VHTT, KBNN các tỉnh,
TP trực thuộc T.W;
- Hội Nhà báo Việt Nam và Hội
Nhà báo địa phương;
- Các đơn vị thuộc và trực
thuộc BTC;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ
Tư Pháp);
- Website Chính phủ;
- Công báo;
- Website Bộ TC;
- Lưu: VT Bộ TC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|