BỘ
QUỐC PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
10/2010/TT-BQP
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2010
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI,
BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ
117/2008/NĐ-CP NGÀY 14/11/2008 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÒNG THỦ DÂN SỰ
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 117/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về
phòng thủ dân sự;
Xét đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng,
THÔNG TƯ:
Điều 1. Nhiệm
vụ, quyền hạn của Bộ Tổng tham mưu
1. Chủ trì giúp Bộ Quốc phòng,
Chính phủ hướng dẫn và theo dõi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương (sau đây gọi chung là bộ, ngành), các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) xây dựng và thực
hiện các quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án xây dựng các công trình phục vụ nhiệm
vụ phòng thủ dân sự gắn với quy hoạch thế trận quân sự các khu vực phòng thủ
theo quy định của pháp luật.
2. Tham mưu, đề xuất với Bộ Quốc
phòng quy định quy chế làm việc của cơ quan thường trực phòng thủ dân sự của Bộ
Quốc phòng và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị quân đội và lực lượng
dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
3. Chỉ đạo lực lượng phòng thủ dân
sự thuộc các cơ quan, đơn vị quân đội và lực lượng dân quân tự vệ phối hợp với
lực lượng phòng thủ dân sự của các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ
phòng thủ dân sự theo lĩnh vực được phân công đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các
quân khu, cơ quan quân sự địa phương tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thực
hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
4. Chỉ đạo Cục Tác chiến
a) Là cơ quan thường trực phòng thủ
dân sự của Bộ Quốc phòng, giúp Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự trên lĩnh vực được phân công. Dự thảo
các văn bản trình Bộ Quốc phòng ban hành để hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực
hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự. Tổng hợp thông tin liên quan đến kết quả hoạt động
phòng thủ dân sự của quân đội, lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng phòng thủ
chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của các bộ, ngành, địa phương báo cáo Bộ Quốc
phòng và Chính phủ. Giúp Tổng Tham mưu trưởng trực tiếp chỉ đạo lực lượng phòng
thủ dân sự của quân đội và dân quân tự vệ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan chức năng có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cơ quan thường trực
phòng thủ dân sự của các quân khu và các địa phương trong việc lập kế hoạch và
triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự trong thời chiến hoặc trong tình
trạng khẩn cấp về quốc phòng;
c) Giúp Thủ trưởng Bộ Tổng Tham
mưu, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng trong việc hướng dẫn việc lập quy hoạch, kế hoạch
xây dựng hệ thống công trình, hạng mục phục vụ nhiệm vụ phòng thủ dân sự gắn
với quy hoạch thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ và tổ chức việc thẩm định,
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Điều 14 Nghị định số
152/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ
và Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định số 117/2008/NĐ-CP ngày
14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về phòng thủ dân sự (Nghị định số
117/2008/NĐ-CP);
d) Khi xảy ra thảm họa hoặc chiến
tranh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng Bộ
Tổng Tham mưu, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị quân đội và lực lượng
dân quân tự vệ huy động các loại phương tiện, trang bị, thiết bị, vật tư để triển
khai các biện pháp khẩn cấp xử lý, khắc phục hậu quả, bảo vệ tính mạng, tài sản
của Nhà nước và nhân dân;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan có liên quan kiểm tra, sơ kết, tổng kết về hoạt động phòng thủ dân sự trên
lĩnh vực được phân công, báo cáo kết quả với Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Thủ
trưởng Bộ Quốc phòng.
5. Chỉ đạo Cục Cứu hộ - Cứu nạn
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan
thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng giúp Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự trong lĩnh vực phòng,
chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan có liên quan thuộc Bộ Quốc phòng tham mưu giúp Thủ trưởng Bộ Tổng Tham
mưu, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng quy hoạch, kế hoạch
và luyện tập, diễn tập, hội thi, hội thao thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự
trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa ở các cơ quan, đơn vị
quân đội và lực lượng dân quân tự vệ;
c) Phối hợp với các cơ quan có liên
quan chủ trì giúp cơ quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng trong lĩnh
vực cứu hộ, cứu nạn khi xử lý các tình huống phòng, chống, khắc phục hậu quả
thiên tai, thảm họa. Theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng, chống,
khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa của Quân đội và lực lượng dân quân tự vệ,
báo cáo cơ quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng;
d) Khi xảy ra thảm họa do thiên
nhiên hoặc con người gây ra, phối hợp với các cơ quan liên quan giúp cơ quan
thường trực phòng thủ dân sự của Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng phòng thủ dân
sự của Quân đội và lực lượng dân quân tự vệ huy động các loại phương tiện,
trang thiết bị, vật tư triển khai các biện pháp khẩn cấp xử lý, khắc phục hậu
quả, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân;
đ) Phối hợp với cơ quan thường trực
phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan kiểm tra, sơ kết, tổng
kết về hoạt động phòng thủ dân sự trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên
tai, thảm họa của Quân đội và lực lượng dân quân tự vệ;
e) Phối hợp với Cục Khoa học – Công
nghệ và Môi trường, Cục Quân huấn, Cục Dân quân tự vệ, Cục Nhà trường và cơ
quan chức năng của các bộ, ngành Trung ương có liên quan biên soạn tài liệu huấn
luyện về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa cho Quân đội và lực
lượng dân quân tự vệ.
6. Chỉ đạo Cục Dân quân tự vệ
a) Chủ trì nghiên cứu, soạn thảo
trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng dân
quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự trong thời bình, thời chiến. Trực
tiếp chỉ đạo công tác biên soạn tài liệu để bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, huấn
luyện và diễn tập về phòng thủ dân sự cho lực lượng dân quân tự vệ. Chủ trì chỉ
đạo, hướng dẫn việc huấn luyện, hội thi, hội thao, soạn thảo kế hoạch phòng thủ
dân sự cho lực lượng dân quân tự vệ;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan trong và ngoài Quân đội nghiên cứu, sản xuất mẫu, mua sắm
và hướng dẫn việc bảo đảm vật tư, phương tiện, trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ
phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa và trong chiến tranh của lực lượng dân
quân tự vệ;
c) Theo dõi, chỉ đạo, tổng hợp kết
quả thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của lực lượng dân quân tự vệ ở các địa
phương, cơ quan, tổ chức theo lĩnh vực được phân công. Phối hợp với cơ quan thường
trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ phòng thủ
dân sự trong toàn quốc. Tổng hợp thông tin liên quan đến kết quả hoạt động
phòng thủ dân sự của lực lượng dân quân tự vệ báo cáo cơ quan thường trực phòng
thủ dân sự Bộ Quốc phòng;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan chức năng của Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng chỉ đạo và tổ chức kiểm tra,
sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của lực lượng dân
quân tự vệ. Phối hợp với Cục Tuyên huấn, Cục Chính sách thuộc Tổng cục Chính trị
nghiên cứu, đề xuất, hướng dẫn việc khen thưởng và thực hiện chính sách đối với
tập thể, cá nhân thuộc lực lượng dân quân tự vệ bị ốm đau, tai nạn, bị chết, bị
thương hoặc hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định
của pháp luật;
đ) Tham mưu cho Hội đồng Giáo dục
quốc phòng – an ninh Trung ương chỉ đạo đưa nội dung thuộc nhiệm vụ phòng thủ
dân sự vào chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho các đối tượng
cán bộ và chương trình giáo dục quốc phòng – an ninh cho học sinh, sinh viên và
tuyên truyền cho toàn dân.
7. Chỉ đạo Cục Quân huấn
a) Chủ trì giúp Thủ trưởng Bộ Tổng
Tham mưu, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo xây dựng chương trình, nội dung và
biên soạn tài liệu huấn luyện về phòng thủ dân sự trên lĩnh vực được phân công;
tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, chỉ đạo huấn luyện, tổ chức diễn tập, hội
thi, hội thao về phòng thủ dân sự cho các cơ quan, đơn vị quân đội;
b) Phối hợp với các cơ quan chức
năng của Bộ Quốc phòng giúp cơ quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng lập
kế hoạch và hướng dẫn cơ quan chức năng các bộ, ngành, địa phương về nội dung bồi
dưỡng, tập huấn, huấn luyện cho lực lượng phòng thủ dân sự và phổ biến trong
toàn dân các biện pháp phòng, tránh, khắc phục hậu quả các loại vũ khí công nghệ
cao, vũ khí hủy diệt lớn và các thảm họa do chiến tranh gây ra;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan xây dựng quy chế, quy tắc kiểm tra, hội thi, hội thao trong thực
hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự cho các cơ quan, đơn vị quân đội. Tổng hợp thông
tin liên quan đến kết quả bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện phòng thủ dân sự thuộc
các cơ quan, đơn vị quân đội báo cáo cơ quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc
phòng.
8. Chỉ đạo Cục Quân lực
a) Tham mưu cho Bộ Quốc phòng trong
việc mua sắm, đăng kiểm và ban hành quy chế quản lý, sử dụng các loại phương tiện,
trang thiết bị, vật tư bảo đảm cho nhiệm vụ phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được
phân công theo quyết định Thủ tướng Chính phủ đối với các đơn vị quân đội khi
thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo khoản 1 Điều 10 của Nghị
định số 117/2008/NĐ-CP;
b) Phối hợp với các cơ quan chức
năng thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật
tham mưu cho Bộ Quốc phòng xây dựng quy hoạch, kế hoạch sản xuất các loại
phương tiện, trang thiết bị, vật tư cho nhiệm vụ phòng thủ dân sự của các đơn vị
quân đội và lực lượng dân quân tự vệ; bố trí nơi cất giữ sẵn sàng đáp ứng yêu cầu
huấn luyện, diễn tập, hội thi, hội thao và thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
c) Phối hợp với Cục Chính sách thuộc
Tổng cục Chính trị và các cơ quan có liên quan thực hiện chế độ, chính sách đối
với lực lượng phòng thủ dân sự trong Quân đội khi thực hiện nhiệm vụ phòng thủ
dân sự nếu bị ốm đau, tai nạn, bị chết, bị thương hoặc hy sinh. Tổng hợp thông
tin liên quan đến thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của Quân đội, báo cáo cơ
quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng.
9. Chỉ đạo các cơ quan khác thuộc Bộ
Tổng Tham mưu, Ban Chỉ huy quân sự bộ, ngành và lực lượng dân quân tự vệ thực
hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự trên lĩnh vực được phân công. Thường xuyên báo
cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của
Quân đội, các bộ, ngành và lực lượng dân quân tự vệ.
Điều 2. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Tổng cục Chính trị
1. Chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền hướng
dẫn thực hiện công tác đảng, công tác chính trị đối với Quân đội và lực lượng
dân quân tự vệ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực
được phân công.
2. Chủ trì theo dõi, hướng dẫn việc
thực hiện cơ chế lãnh đạo theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22 tháng 9 năm 2008
của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới đối với Quân đội và lực
lượng dân quân tự vệ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
3. Chỉ đạo Cục Tổ chức
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan có liên quan thuộc Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn nội dung công tác đảng,
công tác chính trị trong Quân đội và lực lượng dân quân tự vệ khi thực hiện nhiệm
vụ phòng thủ dân sự;
b) Giúp Thủ trưởng Tổng cục Chính
trị theo dõi, hướng dẫn các đơn vị quân đội và Dân quân tự vệ thực hiện cơ chế
lãnh đạo đối với Quân đội và lực lượng dân quân tự vệ khi thực hiện nhiệm vụ
phòng thủ dân sự;
c) Phối hợp với cơ quan thường trực
phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng kiểm tra, sơ kết, tổng
kết về nội dung công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện nhiệm vụ
phòng thủ dân sự của Quân đội và lực lượng dân quân tự vệ;
d) Phối hợp với cơ quan thường trực
phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng, Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Cục Dân quân tự vệ và các
cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung công tác đảng, công tác chính trị trong
huấn luyện, diễn tập, hội thi, hội thao về phòng thủ dân sự của các đơn vị quân
đội và lực lượng dân quân tự vệ. Tổng hợp kết quả thực hiện công tác đảng, công
tác chính trị trong hoạt động phòng thủ dân sự của Quân đội và lực lượng dân
quân tự vệ báo cáo Thủ trưởng Tổng cục Chính trị và cơ quan thường trực phòng
thủ dân sự Bộ Quốc phòng.
4. Chỉ đạo Cục Tuyên huấn
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan chức năng theo dõi, tổng hợp tình hình chính trị, tư tưởng trong các cơ
quan, đơn vị quân đội và lực lượng dân quân tự vệ khi thực hiện nhiệm vụ phòng
thủ dân sự, báo cáo Thủ trưởng Tổng cục Chính trị và cơ quan thường trực phòng
thủ dân sự Bộ Quốc phòng;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan chức năng nghiên cứu, đề xuất nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền,
giáo dục chính trị, tư tưởng và pháp luật về công tác phòng thủ dân sự cho các
cơ quan, đơn vị quân đội và lực lượng dân quân tự vệ nhằm nâng cao nhận thức,
trách nhiệm và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự;
c) Chỉ đạo cơ quan báo chí, phát
thanh, truyền hình của Quân đội phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của
Trung ương và địa phương tuyên truyền về hoạt động phòng thủ dân sự của Quân đội
và lực lượng dân quân tự vệ; phối hợp với các cơ quan chức năng tổng hợp, đề xuất
và trình cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể và cá nhân của Quân đội và lực
lượng dân quân tự vệ có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
phòng thủ dân sự.
5. Chỉ đạo Cục Dân vận
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan có liên quan tham mưu cho Thủ trưởng Tổng cục Chính trị chỉ đạo, hướng dẫn
các cơ quan, đơn vị quân đội và lực lượng dân quân tự vệ thực hiện các nội
dung, hình thức tiến hành công tác dân vận trong thực hiện nhiệm vụ phòng thủ
dân sự;
b) Phối hợp với các cơ quan chức
năng thuộc Bộ Quốc phòng, nghiên cứu tham mưu cho Thủ trưởng Tổng cục Chính trị,
Thủ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn nội dung, biện pháp phối hợp hoạt động
với các tổ chức chính trị, xã hội trong lĩnh vực phòng thủ dân sự và việc khen
thưởng, kỷ luật, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác dân vận của Quân đội
và lực lượng dân quân tự vệ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
Tổng hợp thông tin liên quan đến kết quả hoạt động dân vận khi thực hiện nhiệm
vụ phòng thủ dân sự của các cơ quan, đơn vị quân đội, báo cáo Thủ trưởng Tổng cục
Chính trị và cơ quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng.
6. Chỉ đạo Cục Chính sách
a) Phối hợp với cơ quan chức năng của
các bộ, ngành Trung ương có liên quan nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về các
chính sách đối với các cơ quan, đơn vị quân đội và lực lượng dân quân tự vệ khi
thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan thuộc Bộ Quốc phòng nghiên cứu, đề xuất với Thủ trưởng Tổng cục
Chính trị, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện
các chính sách của Nhà nước, Quân đội đối với các cơ quan, đơn vị quân đội và lực
lượng dân quân tự vệ khi thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự;
c) Giúp Bộ Quốc phòng theo dõi, hướng
dẫn các cơ quan, đơn vị quân đội, lực lượng dân quân tự vệ thực hiện các chính
sách của Đảng, Nhà nước, Quân đội để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động
trong thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự cả thời bình, thời chiến.
7. Chỉ đạo các cơ quan khác thuộc Tổng
cục Chính trị việc tham mưu triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo
chỉ đạo của Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng. Tổng hợp
thông tin liên quan đến kết quả thực hiện chính sách cho các lực lượng hoạt động
phòng thủ dân sự của Quân đội, Dân quân tự vệ báo cáo Thủ trưởng Tổng cục Chính
trị và Thủ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 3. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Tổng cục Hậu cần
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị quân
đội xây dựng kế hoạch bảo đảm hậu cần khi thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
Sẵn sàng bảo đảm lượng thuốc men dự trữ cứu chữa cho lực lượng phòng thủ dân sự
của Quân đội, lực lượng dân quân tự vệ và hỗ trợ nhân dân khi xảy ra thiên tai,
thảm họa. Tham gia khắc phục hậu quả thảm họa thuộc lĩnh vực được phân công; phối
hợp với cơ quan chức năng các bộ, ngành liên quan và địa phương bảo đảm vệ sinh
môi trường sau thảm họa hoặc chiến tranh.
2. Theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn việc
bảo đảm hậu cần của các cơ quan, đơn vị quân đội khi thực hiện nhiệm vụ phòng
thủ dân sự, báo cáo cơ quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng. Tham
gia chỉ đạo diễn tập, hội thi, hội thao phòng thủ dân sự theo chức năng được
giao. Chỉ đạo việc bảo đảm hậu cần cho lực lượng phòng thủ dân sự của các cơ
quan, đơn vị quân đội trong mọi tình huống.
3. Phối hợp với các bộ, ngành Trung
ương có liên quan tham mưu cho Thủ trưởng Bộ Quốc phòng việc thực hiện chủ
trương kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế để góp phần tạo
nguồn, bảo đảm hậu cần tại chỗ cho Quân đội và hướng dẫn cơ quan quân sự địa
phương tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương việc bảo đảm hậu cần cho lực
lượng dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự đồng thời góp phần
phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, cơ sở. Tổng hợp những nội dung có
liên quan đến kết quả bảo đảm hậu cần thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của
các cơ quan, đơn vị quân đội, báo cáo cơ quan thường trực phòng thủ dân sự và
Thủ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 4. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Tổng cục Kỹ thuật
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan thuộc Bộ Quốc phòng hướng dẫn các cơ quan, đơn vị quân đội xây dựng
kế hoạch bảo đảm công tác kỹ thuật khi thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
2. Tham mưu, hướng dẫn cơ quan quân
sự địa phương chỉ đạo ngành kỹ thuật thuộc quyền phối hợp với các ngành liên
quan của địa phương thực hiện việc tạo nguồn kỹ thuật bảo đảm tại chỗ đáp ứng
cho nhiệm vụ phòng thủ dân sự. Theo dõi, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra việc bảo
đảm kỹ thuật trong phòng thủ dân sự, báo cáo cơ quan thường trực phòng thủ dân
sự Bộ Quốc phòng. Tham gia chỉ đạo diễn tập, hội thi, hội thao phòng thủ dân sự
theo chức năng, nhiệm vụ Bộ Quốc phòng giao.
3. Phối hợp với Cục Quân lực và các
cơ quan liên quan giúp Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc sản xuất, quản lý, sử dụng
các phương tiện, thiết bị, vật tư kỹ thuật bảo đảm cho Quân đội thực hiện nhiệm
vụ phòng thủ dân sự. Chỉ đạo và tham mưu hướng dẫn công tác bảo đảm kỹ thuật
đáp ứng yêu cầu khi xử lý các tình huống về phòng thủ dân sự của Quân đội và
Dân quân tự vệ. Tổng hợp những nội dung có liên quan đến kết quả bảo đảm kỹ thuật
cho Quân đội và Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, báo
cáo cơ quan thường trực phòng thủ dân sự và Thủ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 5. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị có liên quan và cơ quan chức năng các bộ, ngành Trung ương nghiên
cứu xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển
công nghiệp quốc phòng kết hợp sản xuất các trang thiết bị, vật tư bảo đảm cho
Quân đội và lực lượng dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự
thuộc lĩnh vực được phân công.
2. Tham mưu giúp Bộ Quốc phòng phối
hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương có liên quan hướng dẫn các cơ quan, đơn vị
quân đội và các cơ quan quân sự địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch động
viên công nghiệp quốc phòng, đáp ứng nhiệm vụ phòng thủ dân sự trong thời bình
và thời chiến. Tổng hợp những nội dung có liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm
vụ phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công, báo cáo cơ quan thường trực
phòng thủ dân sự và Thủ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 6. Nhiệm vụ,
quyền hạn của các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng
1. Cục Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan chức năng các bộ, ngành có liên quan giúp
cơ quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng thẩm định, trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch xây dựng các công trình phòng thủ dân sự
theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 của Nghị định số
117/2008/NĐ-CP;
b) Giúp Thủ trưởng Bộ Quốc phòng
theo dõi, chỉ đạo và hướng dẫn việc thực hiện các dự án kết hợp kinh tế với quốc
phòng, quốc phòng với kinh tế, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng thủ dân
sự trong cả thời bình và thời chiến.
c) Xây dựng kế hoạch ngân sách bảo
đảm cho Quân đội thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt. Tổng hợp những nội dung có liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ
phòng thủ dân sự theo lĩnh vực được phân công, báo cáo cơ quan thường trực
phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng.
2. Cục Tài chính
a) Hướng dẫn cơ quan Tài chính của
các cơ quan, đơn vị quân đội lập dự toán, quyết toán và việc bảo đảm ngân sách
cho tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo chức năng, nhiệm vụ của từng
cơ quan, đơn vị;
b) Chủ trì theo dõi, kiểm tra việc
bảo đảm ngân sách cho thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự ở các cơ quan, đơn vị
quân đội. Tổng hợp những nội dung có liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ
phòng thủ dân sự theo lĩnh vực được phân công, báo cáo cơ quan thường trực
phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng.
3. Cục Kinh tế
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan chức năng giúp Bộ Quốc phòng chỉ đạo xây dựng quy hoạch, dự án phát triển
kinh tế, xã hội theo quy hoạch của Chính phủ, các khu kinh tế – quốc phòng đáp ứng
yêu cầu phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công;
b) Chỉ đạo lực lượng phòng thủ dân
sự thuộc các đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với lực lượng phòng thủ dân sự
của các đơn vị quân đội, địa phương, cơ quan, tổ chức và lực lượng dân quân tự
vệ trên địa bàn tổ chức huấn luyện, luyện tập, diễn tập, hội thi, hội thao và sẵn
sàng thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự;
c) Hàng năm và từng thời kỳ theo sự
chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và cơ quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng
xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh
nghiệm. Tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của các đơn vị
kinh tế - quốc phòng, báo cáo cơ quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc
phòng.
4. Cục Khoa học – Công nghệ và Môi
trường
a) Chủ trì tham mưu giúp Bộ Quốc
phòng chỉ đạo, hướng dẫn công tác bảo đảm an toàn các cơ sở hóa chất, hạt nhân,
phóng xạ; ngăn ngừa sự cố rò rỉ hóa chất độc hại, phóng xạ; xử lý nước, rác thải
và bảo vệ môi trường khu vực đóng quân và những nơi liên quan;
b) Chủ trì tham mưu giúp Bộ Quốc
phòng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quân đội xây dựng kế hoạch bảo vệ các cơ sở,
đơn vị sản xuất trực tiếp liên quan đến các nguồn tác nhân độc hại. Phối hợp với
Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Cục Quân y và cơ quan chức năng liên quan của các bộ,
ngành Trung ương xây dựng các phương án ứng cứu, khắc phục hậu quả thảm họa;
c) Phối hợp với các cơ quan có liên
quan trong và ngoài Quân đội nghiên cứu, đề xuất cải tiến, ứng dụng các loại
phương tiện, trang thiết bị, khí tài huấn luyện thực hiện nhiệm vụ phòng thủ
dân sự. Tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo lĩnh vực được
phân công, báo cáo cơ quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng.
Điều 7. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Bộ Tư lệnh các quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
1. Bộ Tư lệnh các quân khu
a) Phối hợp với cấp ủy, chính quyền
địa phương trên địa bàn quân khu lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ
phòng thủ dân sự của Quân đội và lực lượng dân quân tự vệ. Chỉ đạo cơ quan quân
sự địa phương thuộc quân khu tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp xây dựng quy
hoạch, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật,
sự chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng;
b) Giao Phòng Tác chiến là cơ quan
thường trực phòng thủ dân sự của quân khu. Bộ Quốc phòng chỉ đạo việc quy định
quy chế làm việc và hoạt động của cơ quan thường trực phòng thủ dân sự cấp quân
khu;
c) Chỉ đạo, chỉ huy lực lượng vũ
trang thuộc quyền phối hợp với lực lượng phòng thủ dân sự của các địa phương
trong luyện tập, diễn tập, hội thi, hội thao và xử lý những tình huống về phòng
thủ dân sự xảy ra trên địa bàn. Tổng hợp những nội dung có liên quan đến kết quả
thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của quân khu, báo cáo cơ quan thường trực
phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng.
2. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
a) Tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền
thành phố Hà Nội trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân
sự của lực lượng vũ trang thuộc quyền. Chỉ đạo cơ quan quân sự cấp huyện, Ban
Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức trên địa bàn tham
mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xây dựng quy
hoạch, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật
và sự chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của cơ quan thường trực phòng thủ dân sự
Bộ Quốc phòng;
b) Giao Phòng Tác chiến là cơ quan
thường trực phòng thủ dân sự của Bộ Tư lệnh. Bộ Quốc phòng chỉ đạo việc quy định
quy chế làm việc và hoạt động của cơ quan thường trực phòng thủ dân sự của Bộ
Tư lệnh;
c) Chỉ đạo, chỉ huy các cơ quan,
đơn vị quân đội và lực lượng Dân quân tự vệ thuộc quyền phối hợp với các lực lượng
phòng thủ dân sự của các địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức trên địa bàn luyện
tập, diễn tập, hội thi, hội thao về phòng thủ dân sự. Tổng hợp những nội dung
liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của Bộ Tư lệnh, báo
cáo cơ quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng.
Điều 8. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Bộ Tư lệnh các quân chủng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
1. Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân
a) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và lực
lượng tự vệ thuộc Quân chủng thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo chức
năng, nhiệm vụ được giao;
b) Chỉ đạo lực lượng phòng thủ dân
sự thuộc Quân chủng phối hợp với các lực lượng phòng thủ dân sự khác hoạt động
trên biển sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự;
c) Thường xuyên nắm chắc tình hình
trên biển, đảo thông báo cho các địa phương và các lực lượng liên quan có biện
pháp, phương án phối hợp thực hiện. Tổng hợp những nội dung có liên quan đến kết
quả thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của Quân chủng, báo cáo cơ quan thường
trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng. Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân
sự theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền và sự chỉ đạo của cơ quan thường trực
phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng;
2. Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng
không – Không quân
a) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc
quyền tổ chức lực lượng để thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo chức năng,
nhiệm vụ được giao;
b) Phối hợp với lực lượng phòng thủ
dân sự của các đơn vị quân đội, lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng của các cơ
quan, tổ chức và các địa phương có liên quan thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự
thuộc lĩnh vực được phân công;
c) Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
phòng thủ dân sự theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền và chỉ đạo của cơ quan
thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng. Tổng hợp những nội dung có liên
quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của Quân chủng, báo cáo cơ
quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng.
3. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan,
đơn vị thuộc quyền tổ chức lực lượng, huấn luyện, luyện tập, diễn tập, hội thi,
hội thao và sẵn sàng phối hợp với các lực lượng khác trên địa bàn thực hiện nhiệm
vụ phòng thủ dân sự;
b) Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
phòng thủ dân sự theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền và sự chỉ đạo của cơ quan
thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng;
c) Nắm tình hình về phòng thủ dân sự
xảy ra ở khu vực biên giới, ven biển, đảo để thông báo kịp thời cho các lực lượng
phòng thủ dân sự có liên quan chủ động có biện pháp, phương án phối hợp xử lý kịp
thời, hiệu quả, góp phần giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình
huống. Tổng hợp những nội dung có liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ
phòng thủ dân sự của Bộ đội Biên phòng, báo cáo cơ quan thường trực phòng thủ
dân sự Bộ Quốc phòng.
Điều 9. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Bộ Tư lệnh các quân đoàn
1. Chỉ đạo tổ chức, huấn luyện và
triển khai lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo mệnh lệnh của cấp
có thẩm quyền và sự chỉ đạo của cơ quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc
phòng. Hiệp đồng với các lực lượng phòng thủ dân sự khác ở địa phương nơi đóng
quân trong thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
2. Chỉ huy các đơn vị thuộc quyền
tham gia xây dựng phương án, kế hoạch phòng thủ dân sự ở các địa phương nơi
đóng quân theo kế hoạch hiệp đồng về phòng thủ dân sự đã được cấp có thẩm quyền
phê chuẩn. Tổng hợp những nội dung có liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ
phòng thủ dân sự của quân đoàn, báo cáo cơ quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ
Quốc phòng.
Điều 10. Nhiệm
vụ, quyền hạn của Bộ Tư lệnh các binh chủng
1. Bộ Tư lệnh Binh chủng Thông tin
liên lạc
a) Phối hợp với các cơ quan liên
quan bảo đảm thông tin liên lạc quá trình dự báo nguy cơ, quy mô, mức độ thiệt
hại của khu vực có thể xảy ra các tình huống phòng thủ dân sự. Bảo đảm thông
tin liên lạc cho việc thông báo, truyền lệnh và báo động đến các cơ quan, đơn vị
quân đội, địa phương liên quan khi xảy ra các tình huống trong phòng thủ dân sự;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn việc thông
tin liên lạc trong các đơn vị quân đội và lực lượng dân quân tự vệ. Xây dựng kế
hoạch đảm bảo thông tin liên lạc cho lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, hiệp đồng thực
hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự. Đề xuất với Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng
trang bị các loại khí tài thông tin phù hợp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Quân
đội và lực lượng dân quân tự vệ. Tổng hợp những nội dung có liên quan đến kết
quả thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của Binh chủng, báo cáo cơ quan thường
trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng.
2. Bộ Tư lệnh Binh chủng Hóa học
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan có liên quan trong và ngoài Quân đội nghiên cứu, đánh giá tình hình chất độc,
phóng xạ, hạt nhân khi xảy ra thảm họa. Tham mưu, đề xuất các giải pháp, phương
án phòng, chống, khắc phục hậu quả. Hướng dẫn các đơn vị quân đội và lực lượng
dân quân tự vệ thực hiện việc dự báo, quan sát, trinh sát, phát hiện các tình
huống về hạt nhân, hóa học, phóng xạ nếu xảy ra. Đánh dấu, khoanh vùng, tiêu độc,
tẩy xạ, diệt trùng, các khu vực bị nhiễm;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan có liên quan, đề xuất các nội dung về phòng, chống vũ khí hủy diệt trong
chương trình giáo dục quốc phòng – an ninh và chương trình bồi dưỡng kiến thức
quốc phòng – an ninh cho các đối tượng; bảo đảm phương tiện, trang bị, vật tư
phòng hóa cho các đơn vị quân đội; hướng dẫn cơ quan quân sự các địa phương bảo
đảm về phòng hóa cho lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ
phòng thủ dân sự theo phạm vi được phân công. Tổng hợp những nội dung có liên
quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của Binh chủng, báo cáo cơ
quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng.
3. Bộ Tư lệnh Binh chủng Công binh
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan chức năng tham mưu cho Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng việc cải tạo và sử dụng
các hang, động, địa hình thiên nhiên để phục vụ việc phòng tránh khi xảy ra thảm
họa hoặc chiến tranh;
b) Hướng dẫn việc lập kế hoạch xây
dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự ở các cấp gắn với quy hoạch thế trận
quân sự của các khu vực phòng thủ đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn;
c) Chỉ huy các lực lượng thuộc quyền
triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo mệnh lệnh của cấp có thẩm
quyền và chỉ đạo của cơ quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng; tổ chức
xây dựng và quản lý các công trình phòng thủ dân sự để phòng, chống, khắc phục
hậu quả theo phân cấp. Tổng hợp những nội dung có liên quan đến kết quả thực hiện
nhiệm vụ phòng thủ dân sự của Binh chủng, báo cáo cơ quan thường trực phòng thủ
dân sự Bộ Quốc phòng.
Điều 11. Nhiệm
vụ, quyền hạn của các học viện, nhà trường quân đội
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan chức năng của Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan, nghiên cứu, biên
soạn giáo trình và thực hiện việc bồi dưỡng, đào tạo những nội dung về phòng thủ
dân sự cho các đối tượng theo phân cấp.
2. Tham gia nghiên cứu, đề xuất ứng
dụng các đề tài khoa học vào hoạt động phòng thủ dân sự trong Quân đội, lực lượng
dân quân tự vệ và các bộ, ngành, địa phương. Tổng hợp những nội dung có liên
quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của học viện, nhà trường,
báo cáo cơ quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng.
Điều 12. Nhiệm
vụ, quyền hạn của Ban Chỉ huy quân sự bộ, ngành
1. Tham mưu giúp Đảng đoàn, Ban Cán
sự Đảng, cấp ủy Đảng và người đứng đầu cơ quan, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm
vụ phòng thủ dân sự của cơ quan, tổ chức mình và thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về phòng thủ dân sự theo lĩnh vực được phân công.
2. Tham mưu cho người đứng đầu cơ
quan, tổ chức phối hợp với Bộ Tư lệnh các quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ
Tư lệnh các quân chủng, binh chủng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan, tổ chức
đặt trụ sở thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo lĩnh vực của cơ quan, tổ chức
mình đảm nhiệm.
3. Báo cáo người đứng đầu cơ quan,
tổ chức phê chuẩn các kế hoạch phòng thủ dân sự của cơ quan, tổ chức và lực lượng
tự vệ thuộc quyền. Đề xuất việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với lực lượng
tự vệ khi tham gia nhiệm vụ phòng thủ dân sự bị ốm đau, tai nạn, chết, bị
thương, hy sinh theo quy định của pháp luật.
4. Chỉ huy lực lượng tự vệ thuộc
quyền tổ chức huấn luyện, tham gia hội thi, hội thao, diễn tập và thực hiện nhiệm
vụ phòng thủ dân sự theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền và sự chỉ đạo của cơ
quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng.
5. Tham mưu cho người đứng đầu cơ
quan, tổ chức quản lý các công trình, thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ phòng thủ
dân sự và đưa kiến thức phòng thủ dân sự vào chương trình bồi dưỡng, đào tạo,
tuyên truyền giáo dục hàng năm của cơ quan, tổ chức và các đơn vị sự nghiệp thuộc
quyền. Tổng hợp những nội dung có liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ
phòng thủ dân sự của cơ quan, tổ chức, báo cáo cơ quan thường trực phòng thủ
dân sự Bộ Quốc phòng.
Điều 13. Nhiệm
vụ, quyền hạn các cơ quan, đơn vị quân đội khác
1. Các cơ quan, đơn vị quân đội có
trong quy định từ Điều 1 đến Điều 12 của Thông tư này, căn cứ chức năng nhiệm vụ
từng cơ quan, đơn vị theo sự chỉ đạo của cơ quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ
Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với lực lượng phòng thủ dân sự của các cơ
quan, đơn vị quân đội, lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng của các cơ quan, tổ
chức và địa phương nơi đóng quân để thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân
công khi có tình huống xảy ra.
2. Tổng hợp những nội dung có liên
quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của cơ quan, đơn vị, báo
cáo cơ quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng.
Điều 14. Hiệu
lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 22 tháng 3 năm 2010.
Điều 15. Tổ chức
thực hiện
Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng
cục Chính trị, Thủ trưởng các tổng cục, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chỉ huy
trưởng Ban Chỉ huy quân sự các cơ quan, tổ chức Trung ương chịu trách nhiệm thi
hành Thông tư này, báo cáo kết quả tổ chức, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự
về Bộ Quốc phòng qua cơ quan thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW Đảng (để báo cáo);
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo);
- VP TW Đảng, VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ (để phối hợp thực hiện);
- Bộ trưởng BQP, Chủ nhiệm TCCT;
- Các Thứ trưởng BQP;
- Các Phó TTMT, Phó CN Tổng cục Chính trị;
- Thủ trưởng TCHC, TCKT, TCCNQP, TCII;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc BQP;
- Ban CHQS các bộ, ngành TW; các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty nhà nước;
- Bộ CHQS các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Công báo và Website Chính phủ;
- Vụ Pháp chế/BQP;
- Các đầu mối trực thuộc BTTM, TCCT, TCHC, TCKT, TCCNQP, TCII;
- Lưu: VT,T.
|
BỘ
TRƯỞNG
ĐẠI TƯỚNG
Phùng Quang Thanh
|